Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
HỘI NHÓM VÀ GIAO LƯU
HỘI NHÓM - CÂU LẠC BỘ
CLB dành cho bệnh nhân tiểu đường
Phòng biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Nội dung
<p>[QUOTE="blue, post: 11839, member: 2"]</p><p>Tỷ lệ xuất hiện loét chân trong suốt đời sống của bệnh nhân đái tháo đường có thể lên đến 25%. Nguy cơ bị đoạn chi ở bệnh nhân tiểu đường tăng gấp 15 – 40%. Sự khởi đầu của biến chứng này là nhiễm trùng và có sự kết hợp của bệnh lý về thần kinh cùng với bệnh lý về mạch máu, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://yhoccotruyen.vn/uploads/2012/11/loet-chan-do-tieu-duong-de-tu-vong.jpg" data-url="http://yhoccotruyen.vn/uploads/2012/11/loet-chan-do-tieu-duong-de-tu-vong.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p><strong>Cách chăm sóc</strong></p><p></p><p>- Giữ da sạch và khô: rửa bàn chân bằng xà phòng mỗi ngày và lau thật khô, nhẹ nhàng, không làm cọ xát mạnh.</p><p>- Phòng da quá khô: nên dùng các loại xà phòng rửa chân loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ấm da, ít mùi thơm và ít bọt. Sau khi tắm, dùng thêm các loại cream, lotion để giữ ẩm da, đặc biệt ở vùng gót chân, để ngừa các tổn thương da do chứng khô da gây nên như: cục chai, mắt cá, nứt nẻ chân.</p><p>- Lưu ý nhiệt độ: cẩn thận khi dùng nước nóng, tắm hơi (khô, ướt), ngâm chân nước nóng, chườm nóng… Không nên tắm nước nóng lâu, vì có thể gây bỏng do cảm giác da của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đã bị suy giảm.</p><p>- Chăm sóc móng chân và tránh các trầy xước: người bệnh ĐTĐ cần phải biết chăm sóc móng chân của mình, hầu hết họ có thể tự làm được. Nhưng ở những người bệnh quá yếu do ảnh hưởng của bệnh, mắt mờ, chân tay yếu vì viêm khớp… thì cần phải có một người giúp họ chăm sóc móng chân. Cần cắt thẳng ngang qua chứ không nên cắt sâu vào 2 khóe móng, nếu không sẽ dễ cắt nhầm vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp.</p><p>- Nên tập thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày: khi tắm hoặc bất kỳ khi nào như ngồi chơi, nói chuyện… có thể kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước…</p><p>- Cách chọn giày, dép, vớ: bệnh nhân ĐTĐ không bao giờ được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường. Mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn hay cao gót. Cần kiểm tra giày trước khi đi để bảo đảm không có bất cứ vật sắc nhọn nào có thể gây tổn thương bàn chân như: bụi, đất đá, côn trùng, những đường may giày bị sút hay gấp nếp… Ngoài ra, khi mang giày, bắt buộc phải mang vớ, nếu không, chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân dài nhất 1 – 2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Vớ phải mềm mại và đủ đầy để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày.</p><p></p><p>- Các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân phải được quan tâm: các cục chai cứng hay thấy ở gan bàn chân do sự tì đè trọng lượng của cơ thể lên chỗ xương gồ ghề. Những vết chai và cục chai cứng dễ tạo ra những bóng nước (nốt phồng) ở bên cạnh, khi vỡ sẽ gây nhiễm trùng. Khắc phục điều này tốt nhất nên mang giày vừa chân. Khi có vết chai rồi cần phải cắt tỉa thường xuyên để ngăn ngừa bóng nước và nứt nẻ, lưu tâm săn sóc khi xuất hiện những bóng nước để tránh nhiễm trùng.</p><p>Xử trí bàn chân biến chứng ĐTĐ</p><p></p><p>Ngày nay có nhiều sản phẩm hay phương pháp trị liệu mới, tiên tiến giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành của vết loét. Các sản phẩm dùng cho chăm sóc vết thương như băng gạc thế hệ mới, thường có chức năng hấp thụ, ướt, và kháng khuẩn hơn gạc cũ: Alginates, Hydrogels, Hydrofiber có khả năng duy trì mức ẩm lý tưởng. Loại Silver có tác dụng kháng khuẩn, loại băng gạc Collagen (Promogran) phóng thích collagen, hiệu quả là làm mau lành vết thương.</p><p></p><p>Liệu pháp hút áp lực âm (Vacuum Assisted Closure – VAC). Hiệu quả của hút áp lực âm là làm giảm tiết dịch, do hút dịch tiết ra ngoài, giữ ẩm vết thương, chống phù nề, cải thiện vi tuần hoàn tại chỗ, kích thích lên mô hạt, mau làm đầy vết loét, giúp mau lành vết thương. Liệu pháp oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Thepapy – HBOT) làm tăng nhanh fibroblast, tăng sản xuất collagen, tăng vi tuần hoàn, kích thích phát triển mô do đó giúp mau lành vết thương. Liệu pháp này hiệu quả trong nhiễm trùng, đặc biệt trong nhiễm trùng kỵ khí, viêm xương tủy.</p><p>Yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal growth factor – EGF) là một polypeptid trọng lượng phân tử thấp, có tác dụng kích thích tạo nhanh mô hạt và tái tạo liên tục biểu bì trong loét bàn chân ĐTĐ, đặc biệt hữu ích với vết loét thiếu máu và khó chữa lành.</p><p></p><p>BS Vân Anh</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="blue, post: 11839, member: 2"] Tỷ lệ xuất hiện loét chân trong suốt đời sống của bệnh nhân đái tháo đường có thể lên đến 25%. Nguy cơ bị đoạn chi ở bệnh nhân tiểu đường tăng gấp 15 – 40%. Sự khởi đầu của biến chứng này là nhiễm trùng và có sự kết hợp của bệnh lý về thần kinh cùng với bệnh lý về mạch máu, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại. [CENTER][IMG]http://yhoccotruyen.vn/uploads/2012/11/loet-chan-do-tieu-duong-de-tu-vong.jpg[/IMG][/CENTER] [B]Cách chăm sóc[/B] - Giữ da sạch và khô: rửa bàn chân bằng xà phòng mỗi ngày và lau thật khô, nhẹ nhàng, không làm cọ xát mạnh. - Phòng da quá khô: nên dùng các loại xà phòng rửa chân loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ấm da, ít mùi thơm và ít bọt. Sau khi tắm, dùng thêm các loại cream, lotion để giữ ẩm da, đặc biệt ở vùng gót chân, để ngừa các tổn thương da do chứng khô da gây nên như: cục chai, mắt cá, nứt nẻ chân. - Lưu ý nhiệt độ: cẩn thận khi dùng nước nóng, tắm hơi (khô, ướt), ngâm chân nước nóng, chườm nóng… Không nên tắm nước nóng lâu, vì có thể gây bỏng do cảm giác da của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đã bị suy giảm. - Chăm sóc móng chân và tránh các trầy xước: người bệnh ĐTĐ cần phải biết chăm sóc móng chân của mình, hầu hết họ có thể tự làm được. Nhưng ở những người bệnh quá yếu do ảnh hưởng của bệnh, mắt mờ, chân tay yếu vì viêm khớp… thì cần phải có một người giúp họ chăm sóc móng chân. Cần cắt thẳng ngang qua chứ không nên cắt sâu vào 2 khóe móng, nếu không sẽ dễ cắt nhầm vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp. - Nên tập thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày: khi tắm hoặc bất kỳ khi nào như ngồi chơi, nói chuyện… có thể kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước… - Cách chọn giày, dép, vớ: bệnh nhân ĐTĐ không bao giờ được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường. Mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn hay cao gót. Cần kiểm tra giày trước khi đi để bảo đảm không có bất cứ vật sắc nhọn nào có thể gây tổn thương bàn chân như: bụi, đất đá, côn trùng, những đường may giày bị sút hay gấp nếp… Ngoài ra, khi mang giày, bắt buộc phải mang vớ, nếu không, chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân dài nhất 1 – 2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Vớ phải mềm mại và đủ đầy để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày. - Các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân phải được quan tâm: các cục chai cứng hay thấy ở gan bàn chân do sự tì đè trọng lượng của cơ thể lên chỗ xương gồ ghề. Những vết chai và cục chai cứng dễ tạo ra những bóng nước (nốt phồng) ở bên cạnh, khi vỡ sẽ gây nhiễm trùng. Khắc phục điều này tốt nhất nên mang giày vừa chân. Khi có vết chai rồi cần phải cắt tỉa thường xuyên để ngăn ngừa bóng nước và nứt nẻ, lưu tâm săn sóc khi xuất hiện những bóng nước để tránh nhiễm trùng. Xử trí bàn chân biến chứng ĐTĐ Ngày nay có nhiều sản phẩm hay phương pháp trị liệu mới, tiên tiến giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành của vết loét. Các sản phẩm dùng cho chăm sóc vết thương như băng gạc thế hệ mới, thường có chức năng hấp thụ, ướt, và kháng khuẩn hơn gạc cũ: Alginates, Hydrogels, Hydrofiber có khả năng duy trì mức ẩm lý tưởng. Loại Silver có tác dụng kháng khuẩn, loại băng gạc Collagen (Promogran) phóng thích collagen, hiệu quả là làm mau lành vết thương. Liệu pháp hút áp lực âm (Vacuum Assisted Closure – VAC). Hiệu quả của hút áp lực âm là làm giảm tiết dịch, do hút dịch tiết ra ngoài, giữ ẩm vết thương, chống phù nề, cải thiện vi tuần hoàn tại chỗ, kích thích lên mô hạt, mau làm đầy vết loét, giúp mau lành vết thương. Liệu pháp oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Thepapy – HBOT) làm tăng nhanh fibroblast, tăng sản xuất collagen, tăng vi tuần hoàn, kích thích phát triển mô do đó giúp mau lành vết thương. Liệu pháp này hiệu quả trong nhiễm trùng, đặc biệt trong nhiễm trùng kỵ khí, viêm xương tủy. Yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal growth factor – EGF) là một polypeptid trọng lượng phân tử thấp, có tác dụng kích thích tạo nhanh mô hạt và tái tạo liên tục biểu bì trong loét bàn chân ĐTĐ, đặc biệt hữu ích với vết loét thiếu máu và khó chữa lành. BS Vân Anh [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
HỘI NHÓM VÀ GIAO LƯU
HỘI NHÓM - CÂU LẠC BỘ
CLB dành cho bệnh nhân tiểu đường
Phòng biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Top
Dưới