Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Sơ sinh
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước tăng nguy cơ suy dinh dưỡng
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sỹ trực tuyến, post: 11864, member: 730"]</p><p>Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng...</p><p></p><p></p><p>Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này. Phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước. Họ cho rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng… Chị Hà, 28 tuổi tâm sự: “Dù có nghe nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng khi thấy bà nội giục cần phải cho bé uống thêm nước, tôi thấy lúng túng, băn khoăn không biết thế nào là đúng”.</p><p></p><p></p><p>Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://mattroibetho.vn/FileUpload/Images/080312_045204k_can_cho_tre_uong_nuoc_trong_6_thang.jpg" data-url="http://mattroibetho.vn/FileUpload/Images/080312_045204k_can_cho_tre_uong_nuoc_trong_6_thang.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p>Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.</p><p></p><p></p><p>Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.</p><p></p><p></p><p>Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.</p><p></p><p></p><p>Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.</p><p></p><p>(VnExpress)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sỹ trực tuyến, post: 11864, member: 730"] Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng... Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này. Phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước. Họ cho rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng… Chị Hà, 28 tuổi tâm sự: “Dù có nghe nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng khi thấy bà nội giục cần phải cho bé uống thêm nước, tôi thấy lúng túng, băn khoăn không biết thế nào là đúng”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau. [CENTER][IMG]http://mattroibetho.vn/FileUpload/Images/080312_045204k_can_cho_tre_uong_nuoc_trong_6_thang.jpg[/IMG][/CENTER] Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa. Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị. Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất. (VnExpress) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Sơ sinh
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước tăng nguy cơ suy dinh dưỡng
Top
Dưới