Herpes miệng là bệnh do virus thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên do hôn hít.
Trẻ mắc bệnh này sẽ bị phồng rộp, sưng ở trong miệng và môi, gây đau.
Khi virus Herpes lây cho đứa trẻ lần đầu tiên, y học gọi là bị Herpes nguyên phát. Bệnh có thể gây đau, sưng và đỏ ở lợi, làm tăng tiết nước bọt, sau đó 1 hoặc 2 ngày sẽ xuất hiện mụn rộp trong miệng.
Khi những mụn rộp này vỡ, trẻ sẽ đau nhức hoặc có thể bị sốt, đau đầu, khó chịu, biếng ăn và có thể nổi hạch trong một tuần hoặc lâu hơn; cũng có nhiều trẻ có những triệu chứng nhẹ nên không nhận ra là đã bị nhiễm Herpes.
Ảnh minh họa
Trẻ bị nhiễm Herpes nguyên phát sẽ trở thành một người mang virus. Có nghĩa là virus sẽ tồn tại trong cơ thể ở trạng thái không hoạt động. Khi trẻ bị stress hoặc những tổn thương ở miệng, dị ứng, mệt mỏi... thì Herpes có thể hoạt động trở lại (gọi là bị Herpes thứ phát) với triệu chứng đau nhức và mụn rộp nóng, nhẹ hơn lần bị đầu tiên.
Nhiễm Herpes nguyên phát không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng có thể làm cho trẻ khó chịu, cho nên cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị. Bạn cũng nên cho con uống đầy đủ nước mát, kể cả những thức uống không acid như nước táo, nước mơ...; súc rửa miệng với dung dịch mà bác sĩ kê toa; ăn những thức ăn mềm, nhạt nhưng nhiều dinh dưỡng.
Nên lưu ý là bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus cho con của bạn để làm giảm sự sản sinh của virus nhưng thuốc kháng virus sẽ không ngăn ngừa được sự hoạt động trở lại của virus sau khi ngừng thuốc.
Đôi khi trẻ không chịu uống nước do đau miệng dẫn đến tình trạng mất nước, nếu thấy tình trạng này thì nên cho nhập viện. không bao giờ cho trẻ dùng cream hoặc thuốc mỡ chứa steroid (cortisone) nếu có chút nghi ngờ rằng đau nhức miệng là do Herpes, vì những chất như vậy có thể làm lây lan thêm.
Herpes lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp nên bạn không nên để cho ai đó bị những mụn rộp Herpes (hoặc là đau miệng) hôn con mình.
Nhìn chung, không nên để ai đó hôn trực tiếp lên môi trẻ em. Cũng nên dạy con không dùng chung muỗng, nĩa với những trẻ khác (việc này nói thì dễ nhưng làm thì không dễ). Nếu thấy con bị Herpes lần đầu tiên, bạn nên để con ở nhà để tránh lây lan cho những đứa trẻ khác.
AloBacsi.
Trẻ mắc bệnh này sẽ bị phồng rộp, sưng ở trong miệng và môi, gây đau.
Khi virus Herpes lây cho đứa trẻ lần đầu tiên, y học gọi là bị Herpes nguyên phát. Bệnh có thể gây đau, sưng và đỏ ở lợi, làm tăng tiết nước bọt, sau đó 1 hoặc 2 ngày sẽ xuất hiện mụn rộp trong miệng.
Khi những mụn rộp này vỡ, trẻ sẽ đau nhức hoặc có thể bị sốt, đau đầu, khó chịu, biếng ăn và có thể nổi hạch trong một tuần hoặc lâu hơn; cũng có nhiều trẻ có những triệu chứng nhẹ nên không nhận ra là đã bị nhiễm Herpes.
Ảnh minh họa
Trẻ bị nhiễm Herpes nguyên phát sẽ trở thành một người mang virus. Có nghĩa là virus sẽ tồn tại trong cơ thể ở trạng thái không hoạt động. Khi trẻ bị stress hoặc những tổn thương ở miệng, dị ứng, mệt mỏi... thì Herpes có thể hoạt động trở lại (gọi là bị Herpes thứ phát) với triệu chứng đau nhức và mụn rộp nóng, nhẹ hơn lần bị đầu tiên.
Nhiễm Herpes nguyên phát không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng có thể làm cho trẻ khó chịu, cho nên cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị. Bạn cũng nên cho con uống đầy đủ nước mát, kể cả những thức uống không acid như nước táo, nước mơ...; súc rửa miệng với dung dịch mà bác sĩ kê toa; ăn những thức ăn mềm, nhạt nhưng nhiều dinh dưỡng.
Nên lưu ý là bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus cho con của bạn để làm giảm sự sản sinh của virus nhưng thuốc kháng virus sẽ không ngăn ngừa được sự hoạt động trở lại của virus sau khi ngừng thuốc.
Đôi khi trẻ không chịu uống nước do đau miệng dẫn đến tình trạng mất nước, nếu thấy tình trạng này thì nên cho nhập viện. không bao giờ cho trẻ dùng cream hoặc thuốc mỡ chứa steroid (cortisone) nếu có chút nghi ngờ rằng đau nhức miệng là do Herpes, vì những chất như vậy có thể làm lây lan thêm.
Herpes lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp nên bạn không nên để cho ai đó bị những mụn rộp Herpes (hoặc là đau miệng) hôn con mình.
Nhìn chung, không nên để ai đó hôn trực tiếp lên môi trẻ em. Cũng nên dạy con không dùng chung muỗng, nĩa với những trẻ khác (việc này nói thì dễ nhưng làm thì không dễ). Nếu thấy con bị Herpes lần đầu tiên, bạn nên để con ở nhà để tránh lây lan cho những đứa trẻ khác.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,350
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,126
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,304
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 1,157