Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế, các đồng tác giả sản xuất thành công que chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng Toxoplasma gondii ở người và gia súc.
Đề tài này đã đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ sáu, năm 2012.
Đây cũng là lần đầu trong nước, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng kỹ thuật gene cloning vào trong lĩnh vực thú y như nghiên cứu, sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp SAG2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất kháng thể đặc hiệu và sản xuất thành công que chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng do Toxoplasma gondii gây ra ở người và gia súc.
Que thử. (Nguồn: husta)
Nguyên lý hoạt động của que chẩn đoán, khá đơn giản: khi nhỏ huyết thanh (50 μl) được pha loãng với PBS theo tỷ lệ 1:2 lên đệm mẫu qua vị trí tra mẫu, huyết thanh sẽ thấm vào đệm mẫu và chuyển dịch đến đệm conjugate.
Tại đệm conjugate, kháng thể (nếu có trong huyết thanh) sẽ gắn với kháng nguyên cộng hợp, phức hợp kháng nguyên cộng hợp-kháng thể sẽ tiếp tục thấm theo màng nitrocelluose và sẽ kết hợp với kháng nguyên đã được gắn ở vị trí đường thử làm xuất hiện màu hồng tím ở đường thử. Mặt khác, kháng nguyên cộng hợp sẽ kết hợp với kháng thể đặc hiệu đã được gắn sẵn ở đường đối chứng làm xuất hiện màu hồng tím ở đường đối chứng.
Nếu xuất hiện màu đồng thời tại đường thử và đường đối chứng, phản ứng được xem là dương tính; nếu chỉ xuất hiện màu ở đường đối chứng thì phản ứng được xem là âm tính; kết quả sẽ được xác định trong vòng 15 phút.
Que chẩn đoán này không những chỉ có khả năng phát hiện kháng thể kháng lại cả bốn chủng Toxoplasma gondii, mà còn có thể phân biệt được Toxoplasma với Neospora. Kết quả này rất quan trọng, bởi vì một số động vật như chó, trâu bò, cừu, và ngựa có thể bị nhiễm một cách tự nhiên đồng thời cả Toxoplasma gondii và Neospora.
Tại Thừa Thiên-Huế, các tác giả đã dùng que chẩn đoán nhanh để nghiên cứu tình hình nhiễm Toxoplasma gondii ở mèo và lợn, kết quả cho thấy: tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxoplasma gondii ở mèo rất cao (60%) và ở lợn trung bình 38,66%.
Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng Toxoplasma gondii bằng que chẩn đoán có nhiều ưu thế hơn các phương pháp trước đây. Chẳng hạn, phương pháp ELISA và phương pháp PCR, thường mất nhiều thời gian, công sức và bắt buộc phải có thiết bị chuyên dùng, đắt tiền mới có thể thực hiện được.
Trong khi đó, dùng que chẩn đoán nói trên cho phép chẩn đoán nhanh, có độ nhạy và tính đặc hiệu cao, ít tốn kém, không cần sử dụng thiết bị đắt tiền, không cần kỹ thuật viên trình độ cao mà vẫn có thể chẩn đoán chính xác bệnh ở trong hoặc ngoài phòng thí nghiệm, ở vùng sâu vùng xa và thậm chí ở trong chuồng trại chăn nuôi.
AloBacsi.
Đề tài này đã đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ sáu, năm 2012.
Đây cũng là lần đầu trong nước, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng kỹ thuật gene cloning vào trong lĩnh vực thú y như nghiên cứu, sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp SAG2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất kháng thể đặc hiệu và sản xuất thành công que chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng do Toxoplasma gondii gây ra ở người và gia súc.
Que thử. (Nguồn: husta)
Tại đệm conjugate, kháng thể (nếu có trong huyết thanh) sẽ gắn với kháng nguyên cộng hợp, phức hợp kháng nguyên cộng hợp-kháng thể sẽ tiếp tục thấm theo màng nitrocelluose và sẽ kết hợp với kháng nguyên đã được gắn ở vị trí đường thử làm xuất hiện màu hồng tím ở đường thử. Mặt khác, kháng nguyên cộng hợp sẽ kết hợp với kháng thể đặc hiệu đã được gắn sẵn ở đường đối chứng làm xuất hiện màu hồng tím ở đường đối chứng.
Nếu xuất hiện màu đồng thời tại đường thử và đường đối chứng, phản ứng được xem là dương tính; nếu chỉ xuất hiện màu ở đường đối chứng thì phản ứng được xem là âm tính; kết quả sẽ được xác định trong vòng 15 phút.
Que chẩn đoán này không những chỉ có khả năng phát hiện kháng thể kháng lại cả bốn chủng Toxoplasma gondii, mà còn có thể phân biệt được Toxoplasma với Neospora. Kết quả này rất quan trọng, bởi vì một số động vật như chó, trâu bò, cừu, và ngựa có thể bị nhiễm một cách tự nhiên đồng thời cả Toxoplasma gondii và Neospora.
Tại Thừa Thiên-Huế, các tác giả đã dùng que chẩn đoán nhanh để nghiên cứu tình hình nhiễm Toxoplasma gondii ở mèo và lợn, kết quả cho thấy: tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxoplasma gondii ở mèo rất cao (60%) và ở lợn trung bình 38,66%.
Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng Toxoplasma gondii bằng que chẩn đoán có nhiều ưu thế hơn các phương pháp trước đây. Chẳng hạn, phương pháp ELISA và phương pháp PCR, thường mất nhiều thời gian, công sức và bắt buộc phải có thiết bị chuyên dùng, đắt tiền mới có thể thực hiện được.
Trong khi đó, dùng que chẩn đoán nói trên cho phép chẩn đoán nhanh, có độ nhạy và tính đặc hiệu cao, ít tốn kém, không cần sử dụng thiết bị đắt tiền, không cần kỹ thuật viên trình độ cao mà vẫn có thể chẩn đoán chính xác bệnh ở trong hoặc ngoài phòng thí nghiệm, ở vùng sâu vùng xa và thậm chí ở trong chuồng trại chăn nuôi.
AloBacsi.