Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
THỰC ĐƠN THEO BỆNH
Chế độ dinh dưỡng khắc phục bệnh trĩ, táo bón
Nội dung
<p>[QUOTE="msquysieuquay, post: 12011, member: 1072"]</p><p>Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch của các tổ chức tại hậu môn hoặc ở lối ra của trực tràng. Chúng là một trong nguyên nhân gây chảy máu trực tràng.Bệnh trĩ biểu hiện không rõ rệt. Người bệnh và thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu. Lúc đầu, người bệnh chảy máu rất kín đáo, chỉ thấy một chút máu ở giấy vệ sinh hoặc phân. Lâu dần, phải rặn do táo bón, máu sẽ chảy thành giọt, có khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng thấy máu chảy. Người mắc bệnh cảm giác vướng, đau ở vùng hậu môn, triệu chứng đau do tắc mạch ở búi trĩ có các cục máu đông nhỏ.</p><p>Người bệnh sẽ thấy ngứa hậu môn và quanh hậu môn. Trĩ nội lúc đầu còn ở bên trong hậu môn - trực tràng. Về sau, búi trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện. Trĩ ngoại ảnh hưởng rất xấu tới khả năng sinh hoạt, lao động, người bệnh sợ không dám ăn vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng (hồng cầu dưới 1.000.000/mm3, hematocrit dưới 10%).</p><p></p><p></p><p>Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn.</p><p>Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri...), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.</p><p>Thực phẩm bổ dưỡng dùng chất làm săn nhẹ da tại chỗ; flavonoid (như rutin) giúp tăng cường chức năng mao mạch, giảm suy yếu mao mạch và tĩnh mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt.</p><p>Người bệnh nên dùng kết hợp với Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón. Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Magie có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.</p><p>Ngoài ra, người mắc bệnh nên kết hợp những chất trên cùng với Cao dấp cá. Ngay khi bắt đầu có triệu chứng nhẹ của trĩ nên điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung những chất cần thiết trên, khi đã mắc trĩ hoặc đã qua phẫu thuật cắt búi trĩ thì nên dùng thường xuyên, duy trì để co búi trĩ và ngăn ngừa tái phát.</p><p>GS.TSKH Hoàng Tích Huyền</p><p>(Nguyên trưởng khoa Dược lý - trường Đại học Y Hà Nội).</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="msquysieuquay, post: 12011, member: 1072"] Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch của các tổ chức tại hậu môn hoặc ở lối ra của trực tràng. Chúng là một trong nguyên nhân gây chảy máu trực tràng.Bệnh trĩ biểu hiện không rõ rệt. Người bệnh và thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu. Lúc đầu, người bệnh chảy máu rất kín đáo, chỉ thấy một chút máu ở giấy vệ sinh hoặc phân. Lâu dần, phải rặn do táo bón, máu sẽ chảy thành giọt, có khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng thấy máu chảy. Người mắc bệnh cảm giác vướng, đau ở vùng hậu môn, triệu chứng đau do tắc mạch ở búi trĩ có các cục máu đông nhỏ. Người bệnh sẽ thấy ngứa hậu môn và quanh hậu môn. Trĩ nội lúc đầu còn ở bên trong hậu môn - trực tràng. Về sau, búi trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện. Trĩ ngoại ảnh hưởng rất xấu tới khả năng sinh hoạt, lao động, người bệnh sợ không dám ăn vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng (hồng cầu dưới 1.000.000/mm3, hematocrit dưới 10%). Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn. Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri...), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ. Thực phẩm bổ dưỡng dùng chất làm săn nhẹ da tại chỗ; flavonoid (như rutin) giúp tăng cường chức năng mao mạch, giảm suy yếu mao mạch và tĩnh mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Người bệnh nên dùng kết hợp với Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón. Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Magie có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, người mắc bệnh nên kết hợp những chất trên cùng với Cao dấp cá. Ngay khi bắt đầu có triệu chứng nhẹ của trĩ nên điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung những chất cần thiết trên, khi đã mắc trĩ hoặc đã qua phẫu thuật cắt búi trĩ thì nên dùng thường xuyên, duy trì để co búi trĩ và ngăn ngừa tái phát. GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Nguyên trưởng khoa Dược lý - trường Đại học Y Hà Nội). [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
THỰC ĐƠN THEO BỆNH
Chế độ dinh dưỡng khắc phục bệnh trĩ, táo bón
Top
Dưới