Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Trẻ em
Cảnh giác cơn ngất ở trẻ
Nội dung
<p>[QUOTE="blue, post: 12026, member: 2"]</p><p><strong>Gần đây, số lượng bệnh nhi đến khám tại phòng khám khoa tim mạch, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM với tình trạng ngất tương đối tăng. Đây là một tình huống sức khoẻ phải cảnh giác, chớ có bỏ qua vì có thể gây hậu quả nặng nề về sau.</strong></p><p></p><p style="text-align: center"><em><img src="http://medlatec.vn/UserFiles/image/NHI/Sickchild.jpg" data-url="http://medlatec.vn/UserFiles/image/NHI/Sickchild.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></em></p> <p style="text-align: center"><em>Ảnh minh họa (nguồn internet).</em></p><p></p><p><strong>Vì đâu trẻ ngất?</strong></p><p></p><p>Ngất là tình trạng mất ý thức tạm thời kèm theo mất trương lực tư thế gây ra bởi giảm lưu lượng máu não. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất: ngất do phó giao cảm, do tư thế đứng, do tim; ngất do xoang cảnh; do tăng áp động mạch phổi nguyên phát; do thần kinh thiệt hầu và thần kinh X; ngất do mạch máu não; do tiểu tiện; do tăng áp lực trong lồng ngực... Trong đó, thường gặp nhất là ngất có nguồn gốc phó giao cảm (20 – 40%) và khoảng 30% không tìm thấy nguyên nhân. Ngoài ra, cũng có những bệnh cảnh lâm sàng tương tự như ngất: động kinh, chóng mặt, tăng thông khí, cơn thoáng thiếu máu não, cơn hạ đường huyết hoặc Hysteria.</p><p></p><p><strong>Nhận biết cơn ngất ở trẻ</strong></p><p></p><p>Thông thường trước khi ngất, trẻ sẽ có triệu chứng choáng váng hoặc mắt tối sầm, ù tai, buồn nôn hoặc nôn, mặt tái nhợt và toát mồ hôi lạnh, ta gọi đây là giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, hiếm khi quá 30 giây. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ lại không có giai đoạn tiền triệu này (như là nhịp nhanh thất, rung thất hoặc vô tâm thu gây ra ngất). Vào lúc khởi đầu của cơn ngất bệnh nhân thường ở tư thế đứng, cho nên giai đoạn tiền triệu này có thể giúp bệnh nhân có thời gian nằm xuống, tránh được các chấn thương do té ngã.</p><p></p><p>Tình trạng mất ý thức dài hay ngắn, còn nhận biết môi trường xung quanh hay hôn mê sâu tuỳ thuộc từng bệnh nhân, có khi kéo dài vài giây đến vài phút hoặc có thể lâu đến 30 phút. Thường thì ý thức của bệnh nhân sẽ phục hồi ngay nhưng một số bệnh nhân vẫn còn cảm thấy yếu ớt, nếu đứng dậy quá sớm có thể gây ra một cơn ngất khác.</p><p></p><p><strong>Phụ huynh cần làm gì?</strong></p><p></p><p>Khi phụ huynh thấy trẻ có cơn ngất như trên, hãy cho trẻ đến cơ sở chuyên khoa khám tìm nguyên nhân của bệnh. Bởi bệnh nhân bị ngất không rõ nguyên nhân có tỷ suất tử vong sau một năm là 6% và tần suất đột tử là 4%, còn ngất do nguyên nhân tim thì tỷ suất tử vong sau một năm là 18 – 33% và tần suất đột tử là 24%.</p><p></p><p>Theo SGTT</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="blue, post: 12026, member: 2"] [B]Gần đây, số lượng bệnh nhi đến khám tại phòng khám khoa tim mạch, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM với tình trạng ngất tương đối tăng. Đây là một tình huống sức khoẻ phải cảnh giác, chớ có bỏ qua vì có thể gây hậu quả nặng nề về sau.[/B] [CENTER][I][IMG]http://medlatec.vn/UserFiles/image/NHI/Sickchild.jpg[/IMG] Ảnh minh họa (nguồn internet).[/I][/CENTER] [B]Vì đâu trẻ ngất?[/B] Ngất là tình trạng mất ý thức tạm thời kèm theo mất trương lực tư thế gây ra bởi giảm lưu lượng máu não. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất: ngất do phó giao cảm, do tư thế đứng, do tim; ngất do xoang cảnh; do tăng áp động mạch phổi nguyên phát; do thần kinh thiệt hầu và thần kinh X; ngất do mạch máu não; do tiểu tiện; do tăng áp lực trong lồng ngực... Trong đó, thường gặp nhất là ngất có nguồn gốc phó giao cảm (20 – 40%) và khoảng 30% không tìm thấy nguyên nhân. Ngoài ra, cũng có những bệnh cảnh lâm sàng tương tự như ngất: động kinh, chóng mặt, tăng thông khí, cơn thoáng thiếu máu não, cơn hạ đường huyết hoặc Hysteria. [B]Nhận biết cơn ngất ở trẻ[/B] Thông thường trước khi ngất, trẻ sẽ có triệu chứng choáng váng hoặc mắt tối sầm, ù tai, buồn nôn hoặc nôn, mặt tái nhợt và toát mồ hôi lạnh, ta gọi đây là giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, hiếm khi quá 30 giây. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ lại không có giai đoạn tiền triệu này (như là nhịp nhanh thất, rung thất hoặc vô tâm thu gây ra ngất). Vào lúc khởi đầu của cơn ngất bệnh nhân thường ở tư thế đứng, cho nên giai đoạn tiền triệu này có thể giúp bệnh nhân có thời gian nằm xuống, tránh được các chấn thương do té ngã. Tình trạng mất ý thức dài hay ngắn, còn nhận biết môi trường xung quanh hay hôn mê sâu tuỳ thuộc từng bệnh nhân, có khi kéo dài vài giây đến vài phút hoặc có thể lâu đến 30 phút. Thường thì ý thức của bệnh nhân sẽ phục hồi ngay nhưng một số bệnh nhân vẫn còn cảm thấy yếu ớt, nếu đứng dậy quá sớm có thể gây ra một cơn ngất khác. [B]Phụ huynh cần làm gì?[/B] Khi phụ huynh thấy trẻ có cơn ngất như trên, hãy cho trẻ đến cơ sở chuyên khoa khám tìm nguyên nhân của bệnh. Bởi bệnh nhân bị ngất không rõ nguyên nhân có tỷ suất tử vong sau một năm là 6% và tần suất đột tử là 4%, còn ngất do nguyên nhân tim thì tỷ suất tử vong sau một năm là 18 – 33% và tần suất đột tử là 24%. Theo SGTT [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Trẻ em
Cảnh giác cơn ngất ở trẻ
Top
Dưới