Hội chứng trẻ sơ sinh bị đột tử, hay gọi nôm na là “chết trong nôi” là trường hợp trẻ chết đột ngột và bất ngờ chẳng có lý do nào rõ ràng khi đang ngủ.
Hằng năm có khoảng 250 trẻ sơ sinh ở Anh chết do chứng đột tử khi ngủ. Mọi nghiên cứu đều không biết rõ nguyên nhân của chứng đột tử ở trẻ nhỏ, do đó chưa có lời khuyên đúng nào để bảo đảm phòng tránh được hội chứng này. Tuy nhiên, có nhiều cách các bậc cha mẹ có thể làm để giảm thiểu nguy cơ này cho con mình. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ này là đảm bảo trẻ luôn nằm ngửa và cha mẹ không hút thuốc, Quỹ nghiên cứu về tử vong trẻ em khuyến cáo.
Tư thế nằm ngủ
Một trong những nguy cơ then chốt là tư thế các bậc cha mẹ thường đặt con nằm khi đi ngủ. Ở Anh, đa số các em bé cũng đều được đặt nằm ngửa cho đến năm 1960 và số trường hợp bị đột tử giảm hẳn đi. Tuy nhiên, đến năm 1970, các khoa săn sóc trẻ em đặc biệt bắt đầu đặt các em bé thiếu tháng nằm sấp vì có vẻ như tư thế này cải thiện được chức năng hô hấp và làm giảm ói mửa, từ đó thông lệ này được áp dụng cho cả các em bé sinh đủ ngày đủ tháng.
Ý nghĩa của tư thế nằm ngủ trong sự tương quan với hội chứng đột tử mà các chuyên gia y tế để ý tới vào năm 1965. Tuy nhiên, các bằng chứng này không có tính thuyết phục cao, và phải đợi cho đến năm 1986, khi người ta đem so sánh tỷ lệ trẻ bị đột tử trong những cộng đồng khác nhau, thì mới thấy rõ được là hội chứng trẻ sơ sinh đột tử hiếm khi gặp ở các em bé được đặt nằm ngửa trong khi ngủ.
Hút thuốc
Các bà mẹ có thói quen hút thuốc là trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ đột tử (và cũng làm tăng nguy cơ sinh thiếu tháng hay nhẹ cân ở trẻ). Nguy cơ bị đột tử ở các em bé có mẹ hút thuốc lớn gấp đôi so với các em bé có mẹ không hút, và cứ mỗi chục điếu hút/ngày, thì nguy cơ đó sẽ tăng lên gấp 3.
Người ta có thể tránh được nhiều trường hợp đột tử hơn nữa, nếu có thể loại bỏ hẳn thói hút thuốc của người mẹ. Những công trình nghiên cứu tiến hành ở Hoa Kỳ hiện nay cho thấy là tình trạng một em bé tiếp xúc với khói thuốc làm gia tăng nguy cơ bị đột tử tới 200%, và nếu cả bố mẹ đều hút thuốc, thì nguy cơ ấy còn lớn hơn nữa.
Nhiệt độ
Khi trẻ bị ủ ấm với quá nhiều quần áo, chăn mền, và nhiệt độ căn phòng quá cao thì cũng là một yếu tố góp phần gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Nhiều cha mẹ tăng thêm số chăn, mền khi một em bé khó ở, nhưng điều đó không phải là điều trẻ cần. Nhiệt độ cao rộng với bệnh nhiễm trùng ở những bé trên 10 tuần tuổi sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử. Nếu hiện tượng thải nghiệt bị ngăn chặn của một em bé bị nhiễm trùng đang thức sẽ tăng lên ít nhất là 1OC mỗi giờ. Trẻ nếu có mất phần lớn nhiệt lượng là từ mặt, ngực và bụng, nên đặt nằm ngửa khiến cho thân nhiệt được điều hòa tốt hơn.
Những túi ủ, tấm da cừu, chăn lông vịt, và gối độn bông hết thẩy đều là những vật cách nhiệt, và do đó không nên sử dụng cho các em bé còn nhỏ, vì chúng ngăn cản hiện tượng thải nhiệt. Không cần phải sưởi suốt đêm ở phòng em bé trừ phi thời tiết lạnh giá. Chỉ cần bảo đảm là em bé của bạn có đủ chăn, mềm cần thiết. Trong trường hợp bạn có gắn là sưởi trong phòng em bé, bạn nên sử dụng kiểu có bộ ổn nhiệt khi căn phòng trở nên nóng quá thì nó tự tắt và tự bật lên khi nhiệt độ hạ xuống.
Các nghiên cứu khác
Mặc dù đã nhận dạng được các yếu tố nguy cơ, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân của hội chứng này. Hiện tượng người ta đang nghiên cứu các cơ chế điều hòa nhiệt độ ở các em bé và hệ thống hô hấp trong sáu tháng đầu, và điều khám phá mới đây là một tình trạng thiếu enzym di truyền có thể là nguyên nhân của một số ít – khoảng 1% – số trường hợp trẻ bị đột tử.
Một công trình nghiên cứu mới đây ở Anh liên hệ hội chứng này với các hóa chất làm chậm cháy hiện diện trong nệm giường em bé, tuy nhiên mối liên hệ này chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Hai phần ba các trường hợp đột tử xảy ra vào mùa đông.
(Theo Fit)
Hằng năm có khoảng 250 trẻ sơ sinh ở Anh chết do chứng đột tử khi ngủ. Mọi nghiên cứu đều không biết rõ nguyên nhân của chứng đột tử ở trẻ nhỏ, do đó chưa có lời khuyên đúng nào để bảo đảm phòng tránh được hội chứng này. Tuy nhiên, có nhiều cách các bậc cha mẹ có thể làm để giảm thiểu nguy cơ này cho con mình. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ này là đảm bảo trẻ luôn nằm ngửa và cha mẹ không hút thuốc, Quỹ nghiên cứu về tử vong trẻ em khuyến cáo.
Tư thế nằm ngủ
Một trong những nguy cơ then chốt là tư thế các bậc cha mẹ thường đặt con nằm khi đi ngủ. Ở Anh, đa số các em bé cũng đều được đặt nằm ngửa cho đến năm 1960 và số trường hợp bị đột tử giảm hẳn đi. Tuy nhiên, đến năm 1970, các khoa săn sóc trẻ em đặc biệt bắt đầu đặt các em bé thiếu tháng nằm sấp vì có vẻ như tư thế này cải thiện được chức năng hô hấp và làm giảm ói mửa, từ đó thông lệ này được áp dụng cho cả các em bé sinh đủ ngày đủ tháng.
Ý nghĩa của tư thế nằm ngủ trong sự tương quan với hội chứng đột tử mà các chuyên gia y tế để ý tới vào năm 1965. Tuy nhiên, các bằng chứng này không có tính thuyết phục cao, và phải đợi cho đến năm 1986, khi người ta đem so sánh tỷ lệ trẻ bị đột tử trong những cộng đồng khác nhau, thì mới thấy rõ được là hội chứng trẻ sơ sinh đột tử hiếm khi gặp ở các em bé được đặt nằm ngửa trong khi ngủ.
Hút thuốc
Các bà mẹ có thói quen hút thuốc là trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ đột tử (và cũng làm tăng nguy cơ sinh thiếu tháng hay nhẹ cân ở trẻ). Nguy cơ bị đột tử ở các em bé có mẹ hút thuốc lớn gấp đôi so với các em bé có mẹ không hút, và cứ mỗi chục điếu hút/ngày, thì nguy cơ đó sẽ tăng lên gấp 3.
Người ta có thể tránh được nhiều trường hợp đột tử hơn nữa, nếu có thể loại bỏ hẳn thói hút thuốc của người mẹ. Những công trình nghiên cứu tiến hành ở Hoa Kỳ hiện nay cho thấy là tình trạng một em bé tiếp xúc với khói thuốc làm gia tăng nguy cơ bị đột tử tới 200%, và nếu cả bố mẹ đều hút thuốc, thì nguy cơ ấy còn lớn hơn nữa.
Nhiệt độ
Khi trẻ bị ủ ấm với quá nhiều quần áo, chăn mền, và nhiệt độ căn phòng quá cao thì cũng là một yếu tố góp phần gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Nhiều cha mẹ tăng thêm số chăn, mền khi một em bé khó ở, nhưng điều đó không phải là điều trẻ cần. Nhiệt độ cao rộng với bệnh nhiễm trùng ở những bé trên 10 tuần tuổi sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử. Nếu hiện tượng thải nghiệt bị ngăn chặn của một em bé bị nhiễm trùng đang thức sẽ tăng lên ít nhất là 1OC mỗi giờ. Trẻ nếu có mất phần lớn nhiệt lượng là từ mặt, ngực và bụng, nên đặt nằm ngửa khiến cho thân nhiệt được điều hòa tốt hơn.
Những túi ủ, tấm da cừu, chăn lông vịt, và gối độn bông hết thẩy đều là những vật cách nhiệt, và do đó không nên sử dụng cho các em bé còn nhỏ, vì chúng ngăn cản hiện tượng thải nhiệt. Không cần phải sưởi suốt đêm ở phòng em bé trừ phi thời tiết lạnh giá. Chỉ cần bảo đảm là em bé của bạn có đủ chăn, mềm cần thiết. Trong trường hợp bạn có gắn là sưởi trong phòng em bé, bạn nên sử dụng kiểu có bộ ổn nhiệt khi căn phòng trở nên nóng quá thì nó tự tắt và tự bật lên khi nhiệt độ hạ xuống.
Các nghiên cứu khác
Mặc dù đã nhận dạng được các yếu tố nguy cơ, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân của hội chứng này. Hiện tượng người ta đang nghiên cứu các cơ chế điều hòa nhiệt độ ở các em bé và hệ thống hô hấp trong sáu tháng đầu, và điều khám phá mới đây là một tình trạng thiếu enzym di truyền có thể là nguyên nhân của một số ít – khoảng 1% – số trường hợp trẻ bị đột tử.
Một công trình nghiên cứu mới đây ở Anh liên hệ hội chứng này với các hóa chất làm chậm cháy hiện diện trong nệm giường em bé, tuy nhiên mối liên hệ này chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Hai phần ba các trường hợp đột tử xảy ra vào mùa đông.
(Theo Fit)