Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề sức khỏe trẻ em. Đáng lưu ý dễ mắc bệnh nhất là những tháng cuối năm, khi tiết trời trở lạnh. Do vậy, mùa lạnh còn được gọi là mùa bệnh ở trẻ em.
Tắm trẻ trong phòng kín gió, đảm bảo nước tắm ấm (32oC)
Mùa lạnh là mùa bệnh trẻ em
Thống kê tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP.HCM cho thấy, thời tiết chuyển lạnh là mùa đông bệnh nhất trong năm. Nguyên nhân do trẻ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình như người lớn, có thể nhiễm lạnh rất nhanh nên dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh thích hợp cho nhiều loại virút hô hấp phát triển và hoành hành gây bệnh.
Các bệnh hô hấp lây lan rất nhanh qua các giọt dịch tiết hô hấp bắn ra khi trẻ bệnh hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ. Trẻ đi học tiếp xúc gần gũi với các trẻ khác trong môi trường học tập, đây là điều kiện lây lan, làm nhiều trẻ khác cùng mắc bệnh.
Đáng chú ý, mùa lạnh còn là mùa chào đời của những trẻ sơ sinh, nhỏ bé và yếu ớt, có nguy cơ mắc bệnh và dễ bị nặng nên việc phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý.
Những vấn đề sức khỏe trẻ em trong mùa lạnh
Mùa lạnh ở nước ta có sự chênh lệch thời tiết trong ngày: lạnh nhiều vào chiều tối và buổi sáng nhưng lại nóng hơn vào buổi trưa, đan xen những đợt mưa bão cùng những ngày áp thấp nhiệt đới. Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể lại giảm theo tuổi do vậy trẻ em bị mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn. Tình trạng mất nhiệt chủ yếu xảy ra qua da, hơi thở. Đó là lý do trời lạnh, trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh, tổn thương đường thở và ở da.
- Nhiễm lạnh do không được giữ đủ ấm, làm trẻ bị run rẩy, da sờ thấy lạnh, buồn ngủ, nói năng líu nhíu. Nặng hơn trẻ bị tê cóng, hệ thần kinh và các cơ quan hoạt động chậm đi làm trẻ lú lẫn, hôn mê, thở chậm, nhịp tim chậm hơn , ảnh nưởng đến tính mạng.
- Hít thở không khí lạnh, đường thở của trẻ bị khô đi tạo điều kiện cho các loại virút phát triển mạnh mùa lạnh bám lên đó và gây bệnh hô hấp. Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh khí quản, viêm phế quản, viêm phổi, suyễn, nếu không chăm sóc thích hợp có thể trở nặng nguy hiểm. Nếu tự ý điều trị kháng sinh, nhỏ mũi, xông thuốc, dùng thuốc không đúng có thể làm bệnh khó điều trị hoặc diễn tiến kéo dài, có thêm biến chứng.
- Da trẻ mỏng manh, cấu trúc da chưa hoàn thiện nên dễ bị ngứa và khô đi khi trời lạnh. Nổi mẩn dị ứng, hoặc mề đay do lạnh, chàm da làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ. Da khô do không đủ ẩm sẽ bị xước hoặc nứt nẻ, gây đau và khó chịu.
- Trời lạnh làm trẻ thèm ăn và thích ăn ngọt hơn là nguy cơ tăng cân đối với trẻ béo phì. Chu kỳ ngày đêm cũng thay đổi, ngày ngắn đêm dài hơn, làm trẻ ngủ nhiều không thức dậy đúng giấc khiến cơ thể dễ suy nhược. Một số trẻ lớn có thể bị rối loạn tâm lý theo mùa như: dễ cáu kỉnh, buồn bã, mệt mỏi, khó tập trung, không còn hứng thú với các hoạt động thú vị trước đó. Những thay đổi này dễ dẫn đến những xung đột với những người xung quanh.
Giữ cho trẻ đủ ấm
Da là cơ quan tỏa nhiệt chủ yếu để duy trì thân nhiệt ổn định, chiếm gần 90% lượng nhiệt của cơ thể, trong đó, gần 50% qua da đầu do tỉ lệ đầu trên cơ thể lớn hơn ở người lớn. Mất nhiệt tăng lên ở trẻ sơ sinh, hoặc khi trẻ bị lạnh, ướt. Một số cách giúp trẻ đủ ấm cho trẻ như sau:
- Mặc cho trẻ quần áo ấm, đội nón, quấn khăn, mang bao tay, vớ tất. Tránh quần áo quá chật hoặc băng rốn, quấn tã quá chặt. Quấn chặt không làm trẻ ấm hơn như mong muốn.
- Giữ cho phòng ngủ không bị gió lùa và ấm cả ngày lẫn đêm. Trẻ sơ sinh nằm cùng giường với mẹ. Bú mẹ, cũng là một cách giữ ấm.
- Tránh giữ ấm bằng nằm than, chai nước nóng hay gạch hơ nóng vì có thể gây tổn thương da trẻ.
Khi tắm trẻ có nguy cơ mất nhiệt, phương pháp tắm nhiều bước giúp trẻ được ấm như sau:
- Tắm trong phòng kín gió. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để trẻ không bị cởi trần lâu và tắm được nhanh hơn. Đảm bảo nước tắm ấm (32oC).
- Rửa mặt trẻ trước, gội đầu sau cùng. Sau khi gội, lau khô tóc và da đầu cho trẻ ngay, lau nhiều lần đến khi đảm bảo tóc khô.
- Tắm nhanh cho trẻ. Lau khô trẻ thật nhanh và hoàn toàn bằng khăn ấm. Mặc quần áo, áo ấm. Trẻ nhỏ đội mũ, quấn tã và đặt vào mẹ ngay.
Không tự ý dùng kháng sinh, nhỏ mũi, xông thuốc
Các biện pháp giúp trẻ phòng chống bệnh mùa lạnh cần áp dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe:
- Giúp trẻ ăn bổ, ngủ ngon, học đủ, chơi an toàn. Chọn thức ăn nóng, uống nước ấm. Tránh ăn thức ăn lạnh, quá mặn hoặc quá ngọt. Giữ da và rốn trẻ sạch khô. Dùng kem dưỡng ẩm duy trì độ ẩm da. Cắt móng tay ngắn, tránh gãi ngứa. Không tự ý băng, đắp thuốc theo kinh nghiệm.
- Dạy trẻ thói quen vệ sinh:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng phải thường xuyên rửa tay trước khi ẵm bồng hoặc chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn và cho trẻ ăn uống.
- Che miệng mũi khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi. Không dùng tay để dụi mắt, chùi quẹt mũi.
- Dạy trẻ không dùng chung khăn lau, không ăn uống chung chén, ly, muỗng với trẻ khác.
- Đảm bảo chủng ngừa đầy đủ, lưu ý ngừa cúm và Rotavirus.
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh, xịt mũi, nhỏ mũi, hoặc xông thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
BSCK2 NGUYỄN THỊ KIM THOA
Nguồn tin từ: Sức Khỏe & Đời Sống Online
Tắm trẻ trong phòng kín gió, đảm bảo nước tắm ấm (32oC)
Mùa lạnh là mùa bệnh trẻ em
Thống kê tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP.HCM cho thấy, thời tiết chuyển lạnh là mùa đông bệnh nhất trong năm. Nguyên nhân do trẻ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình như người lớn, có thể nhiễm lạnh rất nhanh nên dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh thích hợp cho nhiều loại virút hô hấp phát triển và hoành hành gây bệnh.
Các bệnh hô hấp lây lan rất nhanh qua các giọt dịch tiết hô hấp bắn ra khi trẻ bệnh hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ. Trẻ đi học tiếp xúc gần gũi với các trẻ khác trong môi trường học tập, đây là điều kiện lây lan, làm nhiều trẻ khác cùng mắc bệnh.
Đáng chú ý, mùa lạnh còn là mùa chào đời của những trẻ sơ sinh, nhỏ bé và yếu ớt, có nguy cơ mắc bệnh và dễ bị nặng nên việc phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý.
Những vấn đề sức khỏe trẻ em trong mùa lạnh
Mùa lạnh ở nước ta có sự chênh lệch thời tiết trong ngày: lạnh nhiều vào chiều tối và buổi sáng nhưng lại nóng hơn vào buổi trưa, đan xen những đợt mưa bão cùng những ngày áp thấp nhiệt đới. Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể lại giảm theo tuổi do vậy trẻ em bị mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn. Tình trạng mất nhiệt chủ yếu xảy ra qua da, hơi thở. Đó là lý do trời lạnh, trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh, tổn thương đường thở và ở da.
- Nhiễm lạnh do không được giữ đủ ấm, làm trẻ bị run rẩy, da sờ thấy lạnh, buồn ngủ, nói năng líu nhíu. Nặng hơn trẻ bị tê cóng, hệ thần kinh và các cơ quan hoạt động chậm đi làm trẻ lú lẫn, hôn mê, thở chậm, nhịp tim chậm hơn , ảnh nưởng đến tính mạng.
- Hít thở không khí lạnh, đường thở của trẻ bị khô đi tạo điều kiện cho các loại virút phát triển mạnh mùa lạnh bám lên đó và gây bệnh hô hấp. Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh khí quản, viêm phế quản, viêm phổi, suyễn, nếu không chăm sóc thích hợp có thể trở nặng nguy hiểm. Nếu tự ý điều trị kháng sinh, nhỏ mũi, xông thuốc, dùng thuốc không đúng có thể làm bệnh khó điều trị hoặc diễn tiến kéo dài, có thêm biến chứng.
- Da trẻ mỏng manh, cấu trúc da chưa hoàn thiện nên dễ bị ngứa và khô đi khi trời lạnh. Nổi mẩn dị ứng, hoặc mề đay do lạnh, chàm da làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ. Da khô do không đủ ẩm sẽ bị xước hoặc nứt nẻ, gây đau và khó chịu.
- Trời lạnh làm trẻ thèm ăn và thích ăn ngọt hơn là nguy cơ tăng cân đối với trẻ béo phì. Chu kỳ ngày đêm cũng thay đổi, ngày ngắn đêm dài hơn, làm trẻ ngủ nhiều không thức dậy đúng giấc khiến cơ thể dễ suy nhược. Một số trẻ lớn có thể bị rối loạn tâm lý theo mùa như: dễ cáu kỉnh, buồn bã, mệt mỏi, khó tập trung, không còn hứng thú với các hoạt động thú vị trước đó. Những thay đổi này dễ dẫn đến những xung đột với những người xung quanh.
Giữ cho trẻ đủ ấm
Da là cơ quan tỏa nhiệt chủ yếu để duy trì thân nhiệt ổn định, chiếm gần 90% lượng nhiệt của cơ thể, trong đó, gần 50% qua da đầu do tỉ lệ đầu trên cơ thể lớn hơn ở người lớn. Mất nhiệt tăng lên ở trẻ sơ sinh, hoặc khi trẻ bị lạnh, ướt. Một số cách giúp trẻ đủ ấm cho trẻ như sau:
- Mặc cho trẻ quần áo ấm, đội nón, quấn khăn, mang bao tay, vớ tất. Tránh quần áo quá chật hoặc băng rốn, quấn tã quá chặt. Quấn chặt không làm trẻ ấm hơn như mong muốn.
- Giữ cho phòng ngủ không bị gió lùa và ấm cả ngày lẫn đêm. Trẻ sơ sinh nằm cùng giường với mẹ. Bú mẹ, cũng là một cách giữ ấm.
- Tránh giữ ấm bằng nằm than, chai nước nóng hay gạch hơ nóng vì có thể gây tổn thương da trẻ.
Khi tắm trẻ có nguy cơ mất nhiệt, phương pháp tắm nhiều bước giúp trẻ được ấm như sau:
- Tắm trong phòng kín gió. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để trẻ không bị cởi trần lâu và tắm được nhanh hơn. Đảm bảo nước tắm ấm (32oC).
- Rửa mặt trẻ trước, gội đầu sau cùng. Sau khi gội, lau khô tóc và da đầu cho trẻ ngay, lau nhiều lần đến khi đảm bảo tóc khô.
- Tắm nhanh cho trẻ. Lau khô trẻ thật nhanh và hoàn toàn bằng khăn ấm. Mặc quần áo, áo ấm. Trẻ nhỏ đội mũ, quấn tã và đặt vào mẹ ngay.
Không tự ý dùng kháng sinh, nhỏ mũi, xông thuốc
Các biện pháp giúp trẻ phòng chống bệnh mùa lạnh cần áp dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe:
- Giúp trẻ ăn bổ, ngủ ngon, học đủ, chơi an toàn. Chọn thức ăn nóng, uống nước ấm. Tránh ăn thức ăn lạnh, quá mặn hoặc quá ngọt. Giữ da và rốn trẻ sạch khô. Dùng kem dưỡng ẩm duy trì độ ẩm da. Cắt móng tay ngắn, tránh gãi ngứa. Không tự ý băng, đắp thuốc theo kinh nghiệm.
- Dạy trẻ thói quen vệ sinh:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng phải thường xuyên rửa tay trước khi ẵm bồng hoặc chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn và cho trẻ ăn uống.
- Che miệng mũi khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi. Không dùng tay để dụi mắt, chùi quẹt mũi.
- Dạy trẻ không dùng chung khăn lau, không ăn uống chung chén, ly, muỗng với trẻ khác.
- Đảm bảo chủng ngừa đầy đủ, lưu ý ngừa cúm và Rotavirus.
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh, xịt mũi, nhỏ mũi, hoặc xông thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
BSCK2 NGUYỄN THỊ KIM THOA
Nguồn tin từ: Sức Khỏe & Đời Sống Online
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,353
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,128
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,306
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,143