"Làm thế nào để phát hiện các cháu nhỏ bị viêm tai trong? Khi điều trị bệnh này có nhất thiết phải dùng kháng sinh không?".
Phần trong tai, sau màng nhĩ khi bị viêm thường kèm theo viêm họng. Các cháu bé sơ sinh hay bị chứng viêm này vì trong tư thế nằm, con đường thông nhau giữa tai và sau mũi trở nên rộng thoáng khiến vi trùng và virus dễ lây lan ở cả hai nơi.
Khi trẻ kêu là đau trong tai, hãy đưa cháu đến bác sĩ để khám tai. Đối với những cháu bé chưa nói được, có thể nghĩ tới chứng viêm tai trong nếu trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, đi tướt, nôn, ho, cựa quậy luôn và khó ngủ.
Phương pháp chữa trị: Khi tai bé bắt đầu sưng, đau, bác sĩ thường cho thuốc nhỏ vào tai để giảm đau. Sau này khi chỗ viêm đã có mủ, nhiều khi bác sĩ chuyên khoa phải tìm cách chọc một lỗ thủng ở nhĩ cho mủ chảy ra và lấy xét nghiệm mủ để xác định loại vi trùng hay virus gây bệnh (nhĩ cũng có thể tự thủng để chảy mủ ra ngoài).
Khi dùng thuốc chữa viêm tai trong cho trẻ, cần phải cẩn thận. Do thuốc chữa chứng này có tác dụng nhanh nên nhiều khi nhìn bề ngoài tưởng như đã khỏi nhưng thật ra bệnh vẫn âm ỉ và có những biến chứng vào xương chũm, khiến trẻ sút cân, gầy yếu và tới một lúc nào đó bệnh sẽ trở lại. Vì vậy, nếu cho trẻ uống thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng phải cân nhắc và theo dõi.
AloBacsi.
Phần trong tai, sau màng nhĩ khi bị viêm thường kèm theo viêm họng. Các cháu bé sơ sinh hay bị chứng viêm này vì trong tư thế nằm, con đường thông nhau giữa tai và sau mũi trở nên rộng thoáng khiến vi trùng và virus dễ lây lan ở cả hai nơi.
Khi trẻ kêu là đau trong tai, hãy đưa cháu đến bác sĩ để khám tai. Đối với những cháu bé chưa nói được, có thể nghĩ tới chứng viêm tai trong nếu trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, đi tướt, nôn, ho, cựa quậy luôn và khó ngủ.
Phương pháp chữa trị: Khi tai bé bắt đầu sưng, đau, bác sĩ thường cho thuốc nhỏ vào tai để giảm đau. Sau này khi chỗ viêm đã có mủ, nhiều khi bác sĩ chuyên khoa phải tìm cách chọc một lỗ thủng ở nhĩ cho mủ chảy ra và lấy xét nghiệm mủ để xác định loại vi trùng hay virus gây bệnh (nhĩ cũng có thể tự thủng để chảy mủ ra ngoài).
Khi dùng thuốc chữa viêm tai trong cho trẻ, cần phải cẩn thận. Do thuốc chữa chứng này có tác dụng nhanh nên nhiều khi nhìn bề ngoài tưởng như đã khỏi nhưng thật ra bệnh vẫn âm ỉ và có những biến chứng vào xương chũm, khiến trẻ sút cân, gầy yếu và tới một lúc nào đó bệnh sẽ trở lại. Vì vậy, nếu cho trẻ uống thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng phải cân nhắc và theo dõi.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167