Hiện tượng chuột rút (vọp bẻ) xảy ra khi một cơ nào đó trong cơ thể bị co rút một cách dữ dội, không chủ ý và không chịu lơi ra.
Trong khi chúng ta sử dụng các cơ bắp một cách có kiểm soát và có chủ ý, như khi vận động chân và tay, các cơ bắp luân phiên co và duỗi ra để giúp các chi vận động. Tình trạng co cơ bắp không chủ ý này được y học gọi là sự co thắt (spasm) và nếu kéo dài với mức độ dữ dội, khi đó hiện tượng này được gọi là chuột rút hay vọp bẻ (cramps). Thông thường hiện tượng chuôt rút kéo dài trong khoảng vài giây.
Nguyên nhân gây chuột rút
Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút, trong đó bao gồm việc sử dụng một vài loại thuốc; cơ thể thiếu hụt một vài loại vitamin như vitamin B1 (thiamine), B5 (axit pantothenic) và B6 (pyridoxine) có thể là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây chuột rút; quá trình tuần hoàn máu tới chân kém, dẫn đến không cung cấp đủ oxy tới các mô ở cơ bắp chân, tình trạng này có thể gây chuột rút khiến cơ bắp đau dữ dội và thường xảy ra khi chạy bộ hoặc luyện tập thể chất.
Triệu chứng khi bị chuột rút
Hiện tượng chuột rút thường gây đau dữ dội. Thông thường, người bị chuột rút không thể điều khiển được các cơ bắp nơi bị chuột rút. Vài tình huống bị chuột rút nghiêm trọng có thể gây đau đớn và sưng cơ bắp. Vào thời điểm bị chuột rút, các cơ bắp vùng bị ảnh hưởng nổi mấu, phồng lên, cứng và rất nhạy cảm.
Cách xử trí
Hầu hết tình trạng bị chuột rút sẽ ngừng lại khi các cơ bắp có thể co duỗi được. Đối với nhiều tình huống bị ruột rút ở bàn chân hay cơ bắp cẳng chân, bạn có thể co duỗi bằng cách đứng lên và đi bộ một quãng. Đối với trường hợp chuột rút ở cơ bắp đùi, bạn nên đứng cách tường 40cm, tựa vai vào tường, giữ đầu gối và lưng thẳng với gót chân tiếp xúc với sàn nhà trong khoảng 1 phút. Việc xoa bóp nhẹ nhàng cơ bắp khi bị chuột rút cũng có thể giúp làm nới lỏng và thư giãn, hoặc bạn có thể sử dụng cao dán hoặc chườm nước nóng để giúp làm dịu cơn đau.
Biện pháp ngăn ngừa
Hiện tượng chuột rút là không thể tránh, nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa. Dưới đây là vài phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp ngăn ngừa hiện tượng này:
- Ngừa chuột rút trong lúc hoạt động: Các chuyên gia khuyến cáo bạn cần phải thực hiện việc co duỗi cơ bắp trước và sau khi luyện tập thể chất hoặc chơi thể thao, nhằm giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút gây ra bởi các hoạt động thể chất với cường độ mạnh.
Việc uống nước trước, trong và sau khi tham gia các hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa chuột rút, đặc biệt với các hoạt động kéo dài hơn một giờ.
- Ngừa chuột rút lúc nghỉ ngơi: Để tránh bị chuột rút trong lúc ngủ vào ban đêm hoặc trong lúc nghỉ ngơi, có thể ngăn ngừa bằng việc thường xuyên luyện tập co duỗi cơ bắp ngay trước thời điểm đi ngủ.
AloBacsi.
Trong khi chúng ta sử dụng các cơ bắp một cách có kiểm soát và có chủ ý, như khi vận động chân và tay, các cơ bắp luân phiên co và duỗi ra để giúp các chi vận động. Tình trạng co cơ bắp không chủ ý này được y học gọi là sự co thắt (spasm) và nếu kéo dài với mức độ dữ dội, khi đó hiện tượng này được gọi là chuột rút hay vọp bẻ (cramps). Thông thường hiện tượng chuôt rút kéo dài trong khoảng vài giây.
Nguyên nhân gây chuột rút
Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút, trong đó bao gồm việc sử dụng một vài loại thuốc; cơ thể thiếu hụt một vài loại vitamin như vitamin B1 (thiamine), B5 (axit pantothenic) và B6 (pyridoxine) có thể là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây chuột rút; quá trình tuần hoàn máu tới chân kém, dẫn đến không cung cấp đủ oxy tới các mô ở cơ bắp chân, tình trạng này có thể gây chuột rút khiến cơ bắp đau dữ dội và thường xảy ra khi chạy bộ hoặc luyện tập thể chất.
Triệu chứng khi bị chuột rút
Hiện tượng chuột rút thường gây đau dữ dội. Thông thường, người bị chuột rút không thể điều khiển được các cơ bắp nơi bị chuột rút. Vài tình huống bị chuột rút nghiêm trọng có thể gây đau đớn và sưng cơ bắp. Vào thời điểm bị chuột rút, các cơ bắp vùng bị ảnh hưởng nổi mấu, phồng lên, cứng và rất nhạy cảm.
Cách xử trí
Hầu hết tình trạng bị chuột rút sẽ ngừng lại khi các cơ bắp có thể co duỗi được. Đối với nhiều tình huống bị ruột rút ở bàn chân hay cơ bắp cẳng chân, bạn có thể co duỗi bằng cách đứng lên và đi bộ một quãng. Đối với trường hợp chuột rút ở cơ bắp đùi, bạn nên đứng cách tường 40cm, tựa vai vào tường, giữ đầu gối và lưng thẳng với gót chân tiếp xúc với sàn nhà trong khoảng 1 phút. Việc xoa bóp nhẹ nhàng cơ bắp khi bị chuột rút cũng có thể giúp làm nới lỏng và thư giãn, hoặc bạn có thể sử dụng cao dán hoặc chườm nước nóng để giúp làm dịu cơn đau.
Biện pháp ngăn ngừa
Hiện tượng chuột rút là không thể tránh, nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa. Dưới đây là vài phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp ngăn ngừa hiện tượng này:
- Ngừa chuột rút trong lúc hoạt động: Các chuyên gia khuyến cáo bạn cần phải thực hiện việc co duỗi cơ bắp trước và sau khi luyện tập thể chất hoặc chơi thể thao, nhằm giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút gây ra bởi các hoạt động thể chất với cường độ mạnh.
Việc uống nước trước, trong và sau khi tham gia các hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa chuột rút, đặc biệt với các hoạt động kéo dài hơn một giờ.
- Ngừa chuột rút lúc nghỉ ngơi: Để tránh bị chuột rút trong lúc ngủ vào ban đêm hoặc trong lúc nghỉ ngơi, có thể ngăn ngừa bằng việc thường xuyên luyện tập co duỗi cơ bắp ngay trước thời điểm đi ngủ.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Sốc lại” hệ miễn dịch mùa lạnh
- 0
- 1,274
- “Lắng nghe” cơ thể mình
- 0
- 1,201
- Đường 'độc như thuốc lá'
- 0
- 1,018