1. Vì sao tôi bị chuột rút vào ban đêm?
- Khi mang thai, các cơ bắp của người mẹ luôn ở trạng thái căng do ảnh hưởng của trọng lượng bào thai ngày một tăng. Tử cung (dạ con) sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chính trên chân. Điều này kết hợp với tác động của các hormone thai kỳ như progesterone ảnh hưởng tới trương lực cơ chân, gây chuột rút.
Chuột rút cũng có thể xảy ra do thiếu hụt các chất dinh dưỡng và muối, chẳng hạn canxi và magiê – hai chất lưu hành trong máu. Sự thiếu hụt này xuất hiện vì bào thai dùng các chất dự trữ trong cơ thể mẹ nên khiến mẹ bị thiếu chất. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào bổ sung canxi hoặc magiê cũng giúp mẹ thoát khỏi chuột rút.
Lý do phổ biến nhất là do cơ bắp của bạn bị căng và chuột rút là dấu hiệu “cảnh báo” tình trạng này, đặc biệt trong 6 tháng sau của thai kỳ. Cơn đau chuột rút có thể làm bạn khó ngủ ngon.
2. Tôi phải làm gì để ngăn ngừa chuột rút ban đêm?
- Bạn có thể thử một số biện pháp thiết thực trong ngày để ban đêm có một giấc ngủ không bị chuột rút quấy nhiễu:
+ Luyện tập: Đứng thẳng, đối mặt với bức tường. Tỳ hai lòng bàn tay của bạn vào tường rồi đẩy ra – đẩy vào, sao cho hai chân vẫn đứng thẳng trên sàn nhà. Có thể làm bài tập này trong 5 phút, ba lần mỗi ngày, đặc biệt trước giờ đi ngủ.
+ Uống nhiều chất lỏng: Nếu sợ tiểu đêm, bạn không nên uống bất kỳ thứ gì một tiếng trước giờ ngủ. Thay vào đó nên uống khoảng 10 cốc nước rải đều trong ngày.
+ Bài tập cho chân: Ngồi chắc chắn trên một chiếc ghế tựa. Kê một chân lên đầu gối của chân bên kia, nhẹ nhàng uống cong 5 ngón chân về phía ống chân rồi thả ra. Lặp lại khoảng 20 lần cho mỗi bên chân.
+ Cố gắng không đứng quá lâu hoặc ngồi lâu.
Vào buổi tối, bạn hãy thử:
+ Tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
+ Không ngủ ở tư thế các ngón chân quặp xuống.
3. Làm gì để giảm cơn đau chuột rút?
- Nếu bạn tỉnh giấc vì bị chuột rút, hãy nhanh chóng ngồi dậy, duỗi thẳng hai chân, nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía ống chân. Ban đầu, bạn có thể thấy bị đau nhưng từ từ, cơn đau sẽ biến mất.
Bạn cũng có thể làm dịu cơn chuột rút bằng cách massage các cơ bắp. Nếu vẫn đau, hãy đi ra khỏi giường và dạo bộ xung quanh vài phút.
(Mẹ và bé)
- Khi mang thai, các cơ bắp của người mẹ luôn ở trạng thái căng do ảnh hưởng của trọng lượng bào thai ngày một tăng. Tử cung (dạ con) sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chính trên chân. Điều này kết hợp với tác động của các hormone thai kỳ như progesterone ảnh hưởng tới trương lực cơ chân, gây chuột rút.
Chuột rút cũng có thể xảy ra do thiếu hụt các chất dinh dưỡng và muối, chẳng hạn canxi và magiê – hai chất lưu hành trong máu. Sự thiếu hụt này xuất hiện vì bào thai dùng các chất dự trữ trong cơ thể mẹ nên khiến mẹ bị thiếu chất. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào bổ sung canxi hoặc magiê cũng giúp mẹ thoát khỏi chuột rút.
Lý do phổ biến nhất là do cơ bắp của bạn bị căng và chuột rút là dấu hiệu “cảnh báo” tình trạng này, đặc biệt trong 6 tháng sau của thai kỳ. Cơn đau chuột rút có thể làm bạn khó ngủ ngon.
2. Tôi phải làm gì để ngăn ngừa chuột rút ban đêm?
- Bạn có thể thử một số biện pháp thiết thực trong ngày để ban đêm có một giấc ngủ không bị chuột rút quấy nhiễu:
+ Luyện tập: Đứng thẳng, đối mặt với bức tường. Tỳ hai lòng bàn tay của bạn vào tường rồi đẩy ra – đẩy vào, sao cho hai chân vẫn đứng thẳng trên sàn nhà. Có thể làm bài tập này trong 5 phút, ba lần mỗi ngày, đặc biệt trước giờ đi ngủ.
+ Uống nhiều chất lỏng: Nếu sợ tiểu đêm, bạn không nên uống bất kỳ thứ gì một tiếng trước giờ ngủ. Thay vào đó nên uống khoảng 10 cốc nước rải đều trong ngày.
+ Bài tập cho chân: Ngồi chắc chắn trên một chiếc ghế tựa. Kê một chân lên đầu gối của chân bên kia, nhẹ nhàng uống cong 5 ngón chân về phía ống chân rồi thả ra. Lặp lại khoảng 20 lần cho mỗi bên chân.
+ Cố gắng không đứng quá lâu hoặc ngồi lâu.
Vào buổi tối, bạn hãy thử:
+ Tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
+ Không ngủ ở tư thế các ngón chân quặp xuống.
3. Làm gì để giảm cơn đau chuột rút?
- Nếu bạn tỉnh giấc vì bị chuột rút, hãy nhanh chóng ngồi dậy, duỗi thẳng hai chân, nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía ống chân. Ban đầu, bạn có thể thấy bị đau nhưng từ từ, cơn đau sẽ biến mất.
Bạn cũng có thể làm dịu cơn chuột rút bằng cách massage các cơ bắp. Nếu vẫn đau, hãy đi ra khỏi giường và dạo bộ xung quanh vài phút.
(Mẹ và bé)