Sụp mi, tay chân rã rời, nói khó, nuốt khó là những triệu chứng mà bệnh nhân có thể phải chịu đựng trong suốt một thời gian dài nếu mắc bệnh lý nhược cơ.
Đối với nhiều trường hợp, cho dù đã điều trị phẫu thuật cắt u tuyến ức, một trong những nguyên nhân khiến cho mi mắt bị sụp, nhưng chỉ sau đó một thời gian bệnh nhân lại thấy mệt mỏi và phải nhập viện để điều trị bệnh.
Bà Nguyễn Thị Chí, Quảng Bình: “Tôi có hiện tượng đau 1 tay, sau đó đau lên đầu, đau mắt phải, sau mắt trái rồi lại sụp mi. Đi viện khám, bác sĩ tiến hành phẫu thuật để cho đỡ sụp mi thì mắt cũng đỡ nhưng sau đó lại yếu dần và bệnh càng nặng lên”.
Bệnh mà bà Chí gặp phải là bệnh rối loạn thần kinh cơ tự miễn với khoảng 10 - 15%, có liên quan đến tình trạng bất thường ở tuyến ức, nên đa số các bệnh nhân khi mắc bệnh lý nhược cơ đều có u tuyến ức.
Tuy nhiên cũng có thể do các nguyên nhân khác, nên dù đã được phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát.
PGS. TS Phan Việt Nga, Phó chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, bệnh viện 103 cho biết: “Có liên quan giữa bất thường u tuyến ức với nhược cơ nhưng cũng có thể có những nguyên nhân khác. Chính vì vậy, có một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật ổn định một thời gian lại tái phát bệnh”.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
PGS. TS Phan Việt Nga cho biết thêm: “Với phương pháp nội khoa thì do cơ chế tự miễn nên phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc có thể điều trị triệu chứng, nhưng phác đồ chỉ có hiệu quả đối với việc điều trị cho trẻ em, ở người lớn thì xu hướng sẽ nặng dần lên. Có thể phải dùng các biện pháp khác như sử dụng thuốc điều trị triệu chứng để làm tăng cường dẫn truyền cho cơ khỏe lên, các thuốc ức chế miễn dịch. Nếu nặng hơn nữa phải dùng các thuốc chống miễn dịch. Trường hợp, vẫn không cải thiện được bệnh thì phải lọc huyết tương hoặc phẫu thuật”.
Là bệnh lý chưa có cách thức điều trị triệt để nên việc điều trị chỉ giúp cho bệnh nhân giảm các triệu chứng và ổn định bệnh lâu dài. Vì vậy, để duy trì được kết quả điều trị đó, các bệnh nhân cũng cần lưu ý những yếu tố có thể làm bệnh nặng lên.
“Khi bệnh nhân đã bị nhược cơ rồi thì hay bị nặng lên, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết vào mùa lạnh, bệnh nhân dễ có bội nhiễm như viêm họng, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi. Các bệnh này thường là điều kiện để xuất hiện cơn nhược cơ cấp hoặc nhược cơ nặng lên. Ngoài ra có thể do dùng thuốc, những thuốc chống chỉ định làm giãn cơ thì cũng làm cho tình trạng nặng lên”, PGS. TS Phan Việt cho biết thêm.
Khi đã bị nhược cơ, bệnh nhân sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Chính vì vậy, một lối sống lành mạnh, điều độ cùng với các biện pháp giữ gìn sức khỏe sẽ giúp các bệnh nhân có thể có được những sinh hoạt và lao động tương đối bình thường.
(VTV)
Đối với nhiều trường hợp, cho dù đã điều trị phẫu thuật cắt u tuyến ức, một trong những nguyên nhân khiến cho mi mắt bị sụp, nhưng chỉ sau đó một thời gian bệnh nhân lại thấy mệt mỏi và phải nhập viện để điều trị bệnh.
Bà Nguyễn Thị Chí, Quảng Bình: “Tôi có hiện tượng đau 1 tay, sau đó đau lên đầu, đau mắt phải, sau mắt trái rồi lại sụp mi. Đi viện khám, bác sĩ tiến hành phẫu thuật để cho đỡ sụp mi thì mắt cũng đỡ nhưng sau đó lại yếu dần và bệnh càng nặng lên”.
Bệnh mà bà Chí gặp phải là bệnh rối loạn thần kinh cơ tự miễn với khoảng 10 - 15%, có liên quan đến tình trạng bất thường ở tuyến ức, nên đa số các bệnh nhân khi mắc bệnh lý nhược cơ đều có u tuyến ức.
Tuy nhiên cũng có thể do các nguyên nhân khác, nên dù đã được phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát.
PGS. TS Phan Việt Nga, Phó chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, bệnh viện 103 cho biết: “Có liên quan giữa bất thường u tuyến ức với nhược cơ nhưng cũng có thể có những nguyên nhân khác. Chính vì vậy, có một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật ổn định một thời gian lại tái phát bệnh”.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
PGS. TS Phan Việt Nga cho biết thêm: “Với phương pháp nội khoa thì do cơ chế tự miễn nên phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc có thể điều trị triệu chứng, nhưng phác đồ chỉ có hiệu quả đối với việc điều trị cho trẻ em, ở người lớn thì xu hướng sẽ nặng dần lên. Có thể phải dùng các biện pháp khác như sử dụng thuốc điều trị triệu chứng để làm tăng cường dẫn truyền cho cơ khỏe lên, các thuốc ức chế miễn dịch. Nếu nặng hơn nữa phải dùng các thuốc chống miễn dịch. Trường hợp, vẫn không cải thiện được bệnh thì phải lọc huyết tương hoặc phẫu thuật”.
Là bệnh lý chưa có cách thức điều trị triệt để nên việc điều trị chỉ giúp cho bệnh nhân giảm các triệu chứng và ổn định bệnh lâu dài. Vì vậy, để duy trì được kết quả điều trị đó, các bệnh nhân cũng cần lưu ý những yếu tố có thể làm bệnh nặng lên.
“Khi bệnh nhân đã bị nhược cơ rồi thì hay bị nặng lên, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết vào mùa lạnh, bệnh nhân dễ có bội nhiễm như viêm họng, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi. Các bệnh này thường là điều kiện để xuất hiện cơn nhược cơ cấp hoặc nhược cơ nặng lên. Ngoài ra có thể do dùng thuốc, những thuốc chống chỉ định làm giãn cơ thì cũng làm cho tình trạng nặng lên”, PGS. TS Phan Việt cho biết thêm.
Khi đã bị nhược cơ, bệnh nhân sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Chính vì vậy, một lối sống lành mạnh, điều độ cùng với các biện pháp giữ gìn sức khỏe sẽ giúp các bệnh nhân có thể có được những sinh hoạt và lao động tương đối bình thường.
(VTV)