Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ thiếu sắt do tình trạng mất máu theo các kỳ kinh nguyệt. Trong thai kỳ, thiếu sắt gây thiếu máu và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhẹ cân; các kỹ năng ngôn ngữ và vận động ở tuổi đi học kém… Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300mg.
Có 2 cách để bổ sung sắt là qua dinh dưỡng và viên (dung dịch) bổ sung.
Bổ sung bằng thực phẩm
Dưới đây là 9 đồ ăn giàu sắt bạn không nên bỏ lỡ, đặc biệt khi bạn muốn thụ thai:
1. Ngũ cốc tăng cường sắt:
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giàu sắt, đừng bỏ qua những loại ngũ cốc được bổ sung sắt. Lượng sắt trong ngũ cốc khác nhau tùy nhãn hiệu nhưng một phần ngũ cốc chứa tới 21mg sắt.
Ngoài ra, ngũ cốc bổ sung sắt thường có thêm canxi, axit folic, rất thích hợp ngay cả với những người chuẩn bị mang thai.
2. Thịt bò:
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
3. Mận sấy khô:
100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt. Ngoài ra, mận khô (hay nước ép mận) còn giàu chất xơ, giúp phòng tránh táo bón – phiền toái khá phổ biến trong thai kỳ.
4. Khoai tây:
Khoai tây không chứa chất béo, cholesterol; nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6 - rất tốt cho người ăn kiêng. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2,7mg sắt.
5. Patê:
Patê là món ăn được khuyên tránh trong thời gian mang thai. Nhưng với món patê tự chế từ gan động vật thì rất nhiều sắt (bạn nên ăn vừa phải vì gan còn giàu vitamin A).
- 100g gan gà có tới 10mg sắt.
- 100g gan bò có 6,5mg sắt.
6. Soup ngao:
100g soup ngao có tới 23mg sắt. Do đó, soup ngao được nấu chín kỹ là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
7. Đỗ trắng:
Đỗ đỏ, đỗ đen... đều rất giàu sắt nhưng đỗ trắng dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ trắng chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ trắng còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
8. Hạt bí ngô:
Nhân bên trong của hạt bí ngô rất dồi dào chất sắt (khoảng 4,2mg sắt trong một túi nhỏ hạt bí).
9. Rau chân vịt (bina):
Một nửa bát rau bina nấu chín có 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho thai kỳ như axit folic, canxi, vitamin C, beta-carotene.
Viên (hoặc dung dịch) bổ sung sắt
Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng viên hay dạng nước, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng). Việc dùng viên sắt (60mg) kết hợp thêm với axit folic (250mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần.
Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Tăng cường hấp thu chất sắt
- Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.
- Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó, bạn nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày.
- Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.
- Uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao
đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
- Với những phụ nữ có lượng hồng cầu cao thì việc bổ sung sắt cần được bác sĩ chỉ định nghiêm ngặt.
- Không bổ sung sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống sắt trước khoảng một giờ đồng hồ mới nên uống sữa.
- Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
- Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: Sau bữa sáng, bạn uống canxi; sau bữa trưa, bạn nên uống sắt. Hoặc bạn có thể uống sắt sau bữa sáng; sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn mới uống tiếp canxi.
- Bạn nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.
Tác dụng phụ của sắt
Sắt có thể gây kích ứng dạ dày, táo bón, rối loạn vị giác và nhuộm đen phân. Tuy nhiên, việc sử dụng các dung dịch đa vitamin và khoáng chất có chứa sắt lại giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này.
Thừa sắt
Việc dùng quá liều sắt (một lượng lớn) có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt, nhưng những trường hợp này thường ít xảy ra. Việc bổ sung sắt vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể phụ nữ trước khi mang thai có thể gây tăng nồng độ sắt tự do trong máu, thừa dự trữ sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (gây cản trở quá trình sinh máu bình thường của thai nhi).
Ngoài ra, việc thừa sắt ở các bà mẹ trước khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc thiếu cân, thậm chí là tử vong ở bé một tuổi.
(Mẹ và Bé)
Có 2 cách để bổ sung sắt là qua dinh dưỡng và viên (dung dịch) bổ sung.
Bổ sung bằng thực phẩm
Dưới đây là 9 đồ ăn giàu sắt bạn không nên bỏ lỡ, đặc biệt khi bạn muốn thụ thai:
1. Ngũ cốc tăng cường sắt:
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giàu sắt, đừng bỏ qua những loại ngũ cốc được bổ sung sắt. Lượng sắt trong ngũ cốc khác nhau tùy nhãn hiệu nhưng một phần ngũ cốc chứa tới 21mg sắt.
Ngoài ra, ngũ cốc bổ sung sắt thường có thêm canxi, axit folic, rất thích hợp ngay cả với những người chuẩn bị mang thai.
2. Thịt bò:
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
3. Mận sấy khô:
100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt. Ngoài ra, mận khô (hay nước ép mận) còn giàu chất xơ, giúp phòng tránh táo bón – phiền toái khá phổ biến trong thai kỳ.
4. Khoai tây:
Khoai tây không chứa chất béo, cholesterol; nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6 - rất tốt cho người ăn kiêng. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2,7mg sắt.
5. Patê:
Patê là món ăn được khuyên tránh trong thời gian mang thai. Nhưng với món patê tự chế từ gan động vật thì rất nhiều sắt (bạn nên ăn vừa phải vì gan còn giàu vitamin A).
- 100g gan gà có tới 10mg sắt.
- 100g gan bò có 6,5mg sắt.
6. Soup ngao:
100g soup ngao có tới 23mg sắt. Do đó, soup ngao được nấu chín kỹ là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
7. Đỗ trắng:
Đỗ đỏ, đỗ đen... đều rất giàu sắt nhưng đỗ trắng dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ trắng chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ trắng còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
8. Hạt bí ngô:
Nhân bên trong của hạt bí ngô rất dồi dào chất sắt (khoảng 4,2mg sắt trong một túi nhỏ hạt bí).
9. Rau chân vịt (bina):
Một nửa bát rau bina nấu chín có 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho thai kỳ như axit folic, canxi, vitamin C, beta-carotene.
Viên (hoặc dung dịch) bổ sung sắt
Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng viên hay dạng nước, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng). Việc dùng viên sắt (60mg) kết hợp thêm với axit folic (250mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần.
Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Tăng cường hấp thu chất sắt
- Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.
- Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó, bạn nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày.
- Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.
- Uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao
đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
- Với những phụ nữ có lượng hồng cầu cao thì việc bổ sung sắt cần được bác sĩ chỉ định nghiêm ngặt.
- Không bổ sung sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống sắt trước khoảng một giờ đồng hồ mới nên uống sữa.
- Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
- Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: Sau bữa sáng, bạn uống canxi; sau bữa trưa, bạn nên uống sắt. Hoặc bạn có thể uống sắt sau bữa sáng; sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn mới uống tiếp canxi.
- Bạn nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.
Tác dụng phụ của sắt
Sắt có thể gây kích ứng dạ dày, táo bón, rối loạn vị giác và nhuộm đen phân. Tuy nhiên, việc sử dụng các dung dịch đa vitamin và khoáng chất có chứa sắt lại giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này.
Thừa sắt
Việc dùng quá liều sắt (một lượng lớn) có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt, nhưng những trường hợp này thường ít xảy ra. Việc bổ sung sắt vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể phụ nữ trước khi mang thai có thể gây tăng nồng độ sắt tự do trong máu, thừa dự trữ sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (gây cản trở quá trình sinh máu bình thường của thai nhi).
Ngoài ra, việc thừa sắt ở các bà mẹ trước khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc thiếu cân, thậm chí là tử vong ở bé một tuổi.
(Mẹ và Bé)