Để bé thơm tho, cha mẹ thường 'cầu viện' sữa tắm, lotion… Song, các sản phẩm này cũng gây dị ứng, ho, vô sinh…
Sản phẩm nhiều hương thơm
Các bé sau khi sinh ra đã có mọi nhu cầu về tắm rửa, gội đầu dù tóc chỉ mới loe hoe vài cọng. Thông thường, các bậc phụ huynh mua sản phẩm có hương thơm mình yêu thích để tắm gội cho bé. Hương thơm tuy khiến người lớn thích thú, nhưng với trẻ em, có thể là nguồn gây kích ứng da, viêm da, đỏ da… nhất là các loại làm từ hóa chất.
Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM), các sản phẩm có mùi hương nồng nặc có khả năng gây mệt cho bé, nhẹ thì dị ứng, hắt hơi, ho… còn nặng thì bị suyễn. Một số hương thơm còn “kích hoạt” nội tiết tố nữ nếu dùng cho bé trai.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường (Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM) cho biết: “Trên thế giới có các báo cáo ghi nhận một số bé trai khi tiếp xúc với tinh dầu oải hương thường xuyên có một số biểu hiện nữ hóa. Nguyên nhân là tinh dầu oải hương có thể làm rối loạn hoạt động nội tiết tố nam (androgen) và tác động như một nội tiết tố nữ (estrogen). Vì thế, người ta khuyến cáo không cho bé trai tiếp xúc nhiều với tinh dầu oải hương. Ngoài oải hương, các mùi khác cũng là nguồn gây bệnh cho bé”.
Phấn rôm
Ngày nay, việc vệ sinh của bé cũng được “bó gọn” trong tã giấy. Để bé khỏi bị hăm da khi mặc tã, các vị phụ huynh dùng phấn rôm để làm da khô thoáng. Nhưng, việc sử dụng phấn cũng mang lại nhiều bất trắc. Cũng theo bác sĩ Phương: “Các bé có thể hít phải những hạt phấn rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được vì chúng bay lẫn vào không khí. Những gì dùng ngoài da mà vào cơ thể đều gây hại: dị ứng, tăng tiết đờm nhớt…”.
Lotion dưỡng ẩm
Chỉ dùng cho các bé có da bị khô do trời lạnh (nằm phòng điều hòa nhiệt độ) hoặc có cơ địa da khô. Với một số bé bị bệnh chàm (nổi các vết mẩn đỏ), khi điều trị bác sĩ cũng sẽ cho dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ. Tuy nhiên, bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Bệnh viện Da liễu TP HCM) khuyên, nên có sự định bệnh của bác sĩ trước khi thoa bất kỳ sản phẩm nào lên da đang bệnh. Trường hợp bé ra mồ hôi nhiều, cần lau người và làm sạch lotion trên người bé, vì chất cặn bã trong cơ thể và kem dưỡng ẩm sẽ làm bít lỗ chân lông dễ gây bệnh.
Kem chống muỗi
Là giải pháp được chọn lựa để bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, sốt rét… Nhưng theo bác sĩ Lê Đức Thọ (Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ TP HCM), đối với các bé, nhất là bé dưới năm tuổi, không nên sử dụng hoặc cho tiếp xúc với các sản phẩm thuốc xịt diệt côn trùng, hương trừ muỗi, kem bôi da chống muỗi. Ngoài ra, kem chống muỗi chỉ có tác dụng ngắn hạn, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp để duy trì tác dụng. Việc bôi kem nhiều lần và bôi trong thời gian kéo dài sẽ dễ gây kích ứng, có hại cho làn da non của các bé.
Làm đẹp
Các bé gái, khi được ba-bốn tuổi thường được mẹ làm đẹp bằng các loại mỹ phẩm hoặc cho uốn tóc, xịt keo, xịt nước hoa… Điều này không nên vì da đầu bé mỏng, tóc cũng yếu. Các loại hóa chất này dễ dàng thấm vào da đầu gây kích ứng hoặc bệnh mãn tính làm hư da đầu. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào (Bệnh viện Da liễu TP HCM) khuyên: “Da bé mỏng manh, nhạy cảm hơn người lớn và khó xác định “thủ phạm”. Khi phát hiện bị mẩn đỏ, dị ứng… cần ngưng dùng những loại hóa mỹ phẩm thường dùng với tần suất cao. Nếu ngưng dùng vẫn không thuyên giảm, cần đi khám để tìm nguyên nhân điều trị.
(Phunuonline)
Sản phẩm nhiều hương thơm
Các bé sau khi sinh ra đã có mọi nhu cầu về tắm rửa, gội đầu dù tóc chỉ mới loe hoe vài cọng. Thông thường, các bậc phụ huynh mua sản phẩm có hương thơm mình yêu thích để tắm gội cho bé. Hương thơm tuy khiến người lớn thích thú, nhưng với trẻ em, có thể là nguồn gây kích ứng da, viêm da, đỏ da… nhất là các loại làm từ hóa chất.
Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM), các sản phẩm có mùi hương nồng nặc có khả năng gây mệt cho bé, nhẹ thì dị ứng, hắt hơi, ho… còn nặng thì bị suyễn. Một số hương thơm còn “kích hoạt” nội tiết tố nữ nếu dùng cho bé trai.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường (Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM) cho biết: “Trên thế giới có các báo cáo ghi nhận một số bé trai khi tiếp xúc với tinh dầu oải hương thường xuyên có một số biểu hiện nữ hóa. Nguyên nhân là tinh dầu oải hương có thể làm rối loạn hoạt động nội tiết tố nam (androgen) và tác động như một nội tiết tố nữ (estrogen). Vì thế, người ta khuyến cáo không cho bé trai tiếp xúc nhiều với tinh dầu oải hương. Ngoài oải hương, các mùi khác cũng là nguồn gây bệnh cho bé”.
Phấn rôm
Ngày nay, việc vệ sinh của bé cũng được “bó gọn” trong tã giấy. Để bé khỏi bị hăm da khi mặc tã, các vị phụ huynh dùng phấn rôm để làm da khô thoáng. Nhưng, việc sử dụng phấn cũng mang lại nhiều bất trắc. Cũng theo bác sĩ Phương: “Các bé có thể hít phải những hạt phấn rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được vì chúng bay lẫn vào không khí. Những gì dùng ngoài da mà vào cơ thể đều gây hại: dị ứng, tăng tiết đờm nhớt…”.
Lotion dưỡng ẩm
Chỉ dùng cho các bé có da bị khô do trời lạnh (nằm phòng điều hòa nhiệt độ) hoặc có cơ địa da khô. Với một số bé bị bệnh chàm (nổi các vết mẩn đỏ), khi điều trị bác sĩ cũng sẽ cho dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ. Tuy nhiên, bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Bệnh viện Da liễu TP HCM) khuyên, nên có sự định bệnh của bác sĩ trước khi thoa bất kỳ sản phẩm nào lên da đang bệnh. Trường hợp bé ra mồ hôi nhiều, cần lau người và làm sạch lotion trên người bé, vì chất cặn bã trong cơ thể và kem dưỡng ẩm sẽ làm bít lỗ chân lông dễ gây bệnh.
Kem chống muỗi
Là giải pháp được chọn lựa để bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, sốt rét… Nhưng theo bác sĩ Lê Đức Thọ (Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ TP HCM), đối với các bé, nhất là bé dưới năm tuổi, không nên sử dụng hoặc cho tiếp xúc với các sản phẩm thuốc xịt diệt côn trùng, hương trừ muỗi, kem bôi da chống muỗi. Ngoài ra, kem chống muỗi chỉ có tác dụng ngắn hạn, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp để duy trì tác dụng. Việc bôi kem nhiều lần và bôi trong thời gian kéo dài sẽ dễ gây kích ứng, có hại cho làn da non của các bé.
Làm đẹp
Các bé gái, khi được ba-bốn tuổi thường được mẹ làm đẹp bằng các loại mỹ phẩm hoặc cho uốn tóc, xịt keo, xịt nước hoa… Điều này không nên vì da đầu bé mỏng, tóc cũng yếu. Các loại hóa chất này dễ dàng thấm vào da đầu gây kích ứng hoặc bệnh mãn tính làm hư da đầu. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào (Bệnh viện Da liễu TP HCM) khuyên: “Da bé mỏng manh, nhạy cảm hơn người lớn và khó xác định “thủ phạm”. Khi phát hiện bị mẩn đỏ, dị ứng… cần ngưng dùng những loại hóa mỹ phẩm thường dùng với tần suất cao. Nếu ngưng dùng vẫn không thuyên giảm, cần đi khám để tìm nguyên nhân điều trị.
(Phunuonline)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167