Hiện nay người ta chưa trả lời chính xác được nguyên nhân gì dẫn tới hiện tượng thai ngược. Tuy nhiên có một số yếu tố ảnh hưởng đến vị trí thai trong bụng mẹ như: dạ con có những khuyết tật, u xơ tử cung, vùng xương chậu của thai phụ hẹp hơn bình thường, dạ con co bóp quá yếu hoặc quá mạnh, vết sẹo sau khi mổ đẻ lần trước. Một nguyên nhân nữa gây nguy cơ thai ngược là thai bám vào dạ con không đúng vị trí ngay từ những ngày đầu tiên, hoặc thai phụ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, hoặc cuống nhau quá ngắn.
Thường thì nếu sang tới tuần thứ 34-36 mà thai vẫn chưa thuận, sản phụ sẽ sinh con trong trạng thái thai ngược. Trước tuần thứ 28 nếu thai nằm ngược thì vẫn còn có khả năng thai sẽ thuận. Vì thế các bác sỹ không can thiệp gì. Trong vòng 2-3 tuần sau đó thai nhi sẽ tự động xoay chiều, và đây là quá trình tự động ở 30% phụ nữ sinh con so và khoảng 70% phụ nữ sinh con dạ. Nếu không có những biểu hiện thai sẽ thuận, các bác sỹ sẽ quyết định cho thai phụ sinh ở bệnh viện nào và việc đỡ đẻ sẽ tiến hành ra sao.
Chẩn đoán trước khi sinh
• Việc “vượt cạn” của các bà mẹ tương lai theo cách nào sẽ được bác sỹ quyết định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố gì được xem xét tới?
• Tuổi của thai phụ.
• Những đặc điểm của bộ phận sinh dục của người phụ nữ (Như thai phụ có bệnh gì liên quan tới dạ con hay không, hoặc quá trình mang bầu có gì trục trặc bất bình thường hay không).
• Các vấn đề liên quan tới những cơ quan khác như hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp hoặc nội tiết ( như các bệnh tim bẩm sinh, hen phế quản hay tiểu đường).
• Kích thước vùng xương chậu của thai phụ.
• Trọng lượng ước tính của thai nhi. Lý tưởng nhất là thai có trọng lượng từ 2500 tới 3500 gam. Nếu thai nhi được dự đoán sẽ có trọng lượng từ 3600 gam trở lên, các bác sỹ thiên về phương pháp mổ đẻ.
• Sức khỏe của chính thai nhi và độ mở của cổ tử cung.
• Giới tính của thai nhi.
Có thể nêu ra đây hai ví dụ để chúng ta dễ so sánh:
•Nếu người mẹ tương lai dưới 30 tuổi, trong thời gian mang thai không có biểu hiện gì đáng lo ngại, xương chậu có kích cỡ bình thường, trọng lượng thai nhi không vượt quá 3500 gam, kết quả siêu âm cho thấy thai phát triển tốt, thì các bác sỹ sẽ cho phép người mẹ sinh con theo cách tự nhiên. Đưong nhiên trong quá trình đẻ, nếu gặp trục trặc, các bác sỹ vẫn có thể quyết định mổ đẻ.
• Nếu thai phụ quá 30-35 tuổi, trước khi có thai từng chữa trị để mang bầu hoặc đã từng có tiền sử phẫu thuật như mổ do chửa ngoài dạ con, hoặc sức khỏe của người mẹ tương lai không hoàn toàn lý tưởng, quá trình mang thai có trục trặc, thai nhi không khỏe, thì các bác sỹ sẽ xem xét đến biện pháp đẻ mổ đẻ.
Hãy cố gắng giúp thai chuyển thành thuận
Bạn có muốn giúp con mình xoay thuận một cách tốt đẹp không? Nếu bạn còn thời gian (tức là bạn mang thai chưa tới tuần 37) và dạ con của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nổi sẹo, u xơ, ra huyết, hay có nguy cơ sảy thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về các bài tập giúp thai thuận. Các chuyên gia cho rằng nếu tập đúng thì có thể thành công tới 76.3%. Chỉ có một lưu ý duy nhất là bạn phải tập dưới sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa.
Bài tập cơ bản
1. Nằm trên một bề mặt cứng, xoay nghiêng về phía lưng của thai nhi (bác sỹ sẽ cho bạn biết phần lưng của thai nằm ở đâu). Co chân vào ở chỗ đầu gối và đưa cao lên phía ngực. Nằm yên tĩnh như vậy trong vòng 5 phút và thở bằng bụng (chứ không thở bằng phần ngực như bình thường).
2. Dùng bụng hít một hơi thật sâu, rồi nằm nghiêng sang bên đối diện. Lấy tư thế thoải mái và nằm trong tư thế đầu gối co như đã miêu tả ở trên, trong vòng 5 phút.
3. Hít sâu vào rồi vòng hai tay ôm đầu gối của chân trên và đưa chân đó về phía lưng của thai nhi. Đồng thời hơi ngả người về phía trước và dùng chân đang co lại vẽ một nửa vòng tròn.
4. Thở ra nhẹ nhàng, duỗi thẳng và thả chân xuống.
5. Lặp lại tất cả các động tác sau 5 giây. Hít một hơi sâu bằng lồng ngực, thở ra và nằm yên trong vòng 10 phút. Bài tập này cần tập 5-6 lần mỗi ngày
Bài tập cuối cùng
1. Nằm ngửa, co hai chân vào vùng đầu gối và hơi dạng mông về hai bên. Hay tay đặt xuôi theo hai bên người.
2. Dùng điểm tựa để đỡ người là vai và gót chân, đếm “một” và nhấc vùng mông khỏi mặt sàn và hít sâu vào.
3. Đếm “hai” và quay về vị trí ban đầu, thở dài ra.
Một vài lời khuyên
• Khi ngủ hãy nằm nghiêng về phía mà bé thường cựa quậy.
• Mỗi ngày dành khoảng 2-3 phút trong tư thế phủ phục, đầu gối và khuỷu tay chống sàn nhà. Lặp lại bài tập này 3-5 lần mỗi ngày.
Ngồi trên một chiếc gối trong vòng 10 phút. Làm như vậy 3-4 lần mỗi
(Mẹ và Bé)
Thường thì nếu sang tới tuần thứ 34-36 mà thai vẫn chưa thuận, sản phụ sẽ sinh con trong trạng thái thai ngược. Trước tuần thứ 28 nếu thai nằm ngược thì vẫn còn có khả năng thai sẽ thuận. Vì thế các bác sỹ không can thiệp gì. Trong vòng 2-3 tuần sau đó thai nhi sẽ tự động xoay chiều, và đây là quá trình tự động ở 30% phụ nữ sinh con so và khoảng 70% phụ nữ sinh con dạ. Nếu không có những biểu hiện thai sẽ thuận, các bác sỹ sẽ quyết định cho thai phụ sinh ở bệnh viện nào và việc đỡ đẻ sẽ tiến hành ra sao.
Chẩn đoán trước khi sinh
• Việc “vượt cạn” của các bà mẹ tương lai theo cách nào sẽ được bác sỹ quyết định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố gì được xem xét tới?
• Tuổi của thai phụ.
• Những đặc điểm của bộ phận sinh dục của người phụ nữ (Như thai phụ có bệnh gì liên quan tới dạ con hay không, hoặc quá trình mang bầu có gì trục trặc bất bình thường hay không).
• Các vấn đề liên quan tới những cơ quan khác như hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp hoặc nội tiết ( như các bệnh tim bẩm sinh, hen phế quản hay tiểu đường).
• Kích thước vùng xương chậu của thai phụ.
• Trọng lượng ước tính của thai nhi. Lý tưởng nhất là thai có trọng lượng từ 2500 tới 3500 gam. Nếu thai nhi được dự đoán sẽ có trọng lượng từ 3600 gam trở lên, các bác sỹ thiên về phương pháp mổ đẻ.
• Sức khỏe của chính thai nhi và độ mở của cổ tử cung.
• Giới tính của thai nhi.
Có thể nêu ra đây hai ví dụ để chúng ta dễ so sánh:
•Nếu người mẹ tương lai dưới 30 tuổi, trong thời gian mang thai không có biểu hiện gì đáng lo ngại, xương chậu có kích cỡ bình thường, trọng lượng thai nhi không vượt quá 3500 gam, kết quả siêu âm cho thấy thai phát triển tốt, thì các bác sỹ sẽ cho phép người mẹ sinh con theo cách tự nhiên. Đưong nhiên trong quá trình đẻ, nếu gặp trục trặc, các bác sỹ vẫn có thể quyết định mổ đẻ.
• Nếu thai phụ quá 30-35 tuổi, trước khi có thai từng chữa trị để mang bầu hoặc đã từng có tiền sử phẫu thuật như mổ do chửa ngoài dạ con, hoặc sức khỏe của người mẹ tương lai không hoàn toàn lý tưởng, quá trình mang thai có trục trặc, thai nhi không khỏe, thì các bác sỹ sẽ xem xét đến biện pháp đẻ mổ đẻ.
Hãy cố gắng giúp thai chuyển thành thuận
Bạn có muốn giúp con mình xoay thuận một cách tốt đẹp không? Nếu bạn còn thời gian (tức là bạn mang thai chưa tới tuần 37) và dạ con của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nổi sẹo, u xơ, ra huyết, hay có nguy cơ sảy thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về các bài tập giúp thai thuận. Các chuyên gia cho rằng nếu tập đúng thì có thể thành công tới 76.3%. Chỉ có một lưu ý duy nhất là bạn phải tập dưới sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa.
Bài tập cơ bản
1. Nằm trên một bề mặt cứng, xoay nghiêng về phía lưng của thai nhi (bác sỹ sẽ cho bạn biết phần lưng của thai nằm ở đâu). Co chân vào ở chỗ đầu gối và đưa cao lên phía ngực. Nằm yên tĩnh như vậy trong vòng 5 phút và thở bằng bụng (chứ không thở bằng phần ngực như bình thường).
2. Dùng bụng hít một hơi thật sâu, rồi nằm nghiêng sang bên đối diện. Lấy tư thế thoải mái và nằm trong tư thế đầu gối co như đã miêu tả ở trên, trong vòng 5 phút.
3. Hít sâu vào rồi vòng hai tay ôm đầu gối của chân trên và đưa chân đó về phía lưng của thai nhi. Đồng thời hơi ngả người về phía trước và dùng chân đang co lại vẽ một nửa vòng tròn.
4. Thở ra nhẹ nhàng, duỗi thẳng và thả chân xuống.
5. Lặp lại tất cả các động tác sau 5 giây. Hít một hơi sâu bằng lồng ngực, thở ra và nằm yên trong vòng 10 phút. Bài tập này cần tập 5-6 lần mỗi ngày
Bài tập cuối cùng
1. Nằm ngửa, co hai chân vào vùng đầu gối và hơi dạng mông về hai bên. Hay tay đặt xuôi theo hai bên người.
2. Dùng điểm tựa để đỡ người là vai và gót chân, đếm “một” và nhấc vùng mông khỏi mặt sàn và hít sâu vào.
3. Đếm “hai” và quay về vị trí ban đầu, thở dài ra.
Một vài lời khuyên
• Khi ngủ hãy nằm nghiêng về phía mà bé thường cựa quậy.
• Mỗi ngày dành khoảng 2-3 phút trong tư thế phủ phục, đầu gối và khuỷu tay chống sàn nhà. Lặp lại bài tập này 3-5 lần mỗi ngày.
Ngồi trên một chiếc gối trong vòng 10 phút. Làm như vậy 3-4 lần mỗi
(Mẹ và Bé)