Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Nhau cài răng lược: Nhiều biến chứng nguy hiểm
Nội dung
<p>[QUOTE="Lavender, post: 13556, member: 484"]</p><p>Nhau cài răng lược là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi. Nạo húc mổ lấy thai nhiều lần, niêm mạc tử cung bị bào mòn, không đủ máu, các gai nhau phải đâm sâu vào cơ tử cung, gây thủng tử cung, tổn thương các cơ quan bên cạnh.</p><p></p><p>Trầm Thị K. T. (32 tuổi, quận Tân Bình) đã từng trải qua 2 lần phá thai và 2 lần mổ bắt con. Vết mổ cũ đã khiến tử cung của chị bị tổn thương khá nhiều và chị đã được khuyên không được để có thai. Một năm sau, K.T. quay lại khoa sản - BV ĐH y dược TP.HCM khi có thai được 6 tuần. Các bác sĩ đã cho chị uống thuốc để phá thai nội khoa và hẹn một tuần sau tái khám. Nhưng vài tháng sau sản phụ mới quay lại, lúc này thai đã được 19 tuần. Lần này, các bác sĩ buộc phải can thiệp ngoại khoa để lấy thai ra.</p><p></p><p>Qua siêu âm Doppler màu, các chuyên gia sản khoa phát hiện nhau thai cài răng lược sâu vào trong các vết mổ cũ, có nguy cơ đâm thủng qua tử cung. Ngay sau khi tách ổ bụng của sản phụ, các bác sĩ phát hiện mạch máu tử cung sưng phồng. Một bào thai nặng 300 g đã được lấy ra. Để giữ lại tử cung cho sản phụ, các bác sĩ đã rất vất vả vì sản phụ bị xuất huyết ồ ạt, lượng máu mất trong ca mổ này là 1.600 ml và phải truyền đến 10 đơn vị máu mới cứu sống được bệnh nhân. Ca mổ ấy khiến các y bác sĩ nhớ mãi. Thế nhưng... Chỉ 6 - 7 tháng sau, sản phụ này lại mang thai một lần nữa...</p><p></p><p><strong>Nhau cài răng lược: Có thể phòng tránh</strong></p><p></p><p>BS. Nguyễn Thị Thanh Hà, trưởng khoa sản, BV ĐH y dược TP.HCM cho biết: Bình thường, khi bào thai được hình thành, nhau thai chỉ bám hờ trên niêm mạc tử cung, nơi có rất nhiều mạch máu, để lấy dưỡng chất nuôi thai. Nạo phá thai nhiều sẽ khiến niêm mạc tử cung mỏng dần đi. Do đó, trong lần đậu thai tiếp theo, gai nhau phải bám sâu hơn, xuyên vào tử cung để hy vọng cung cấp đủ máu nuôi thai, dẫn đến tình trạng nhau cài răng lược và có nguy cơ đâm thủng tử cung.</p><p></p><p><img src="http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/03_2013/thumbs/300_nhau.jpg" data-url="http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/03_2013/thumbs/300_nhau.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p><strong>Nhau cài răng lược được chia làm 3 loại:</strong></p><p></p><p>- Loại 1: gai nhau bám chặt vào niêm mạc tử cung.</p><p></p><p>- Loại 2: gai nhau phát triển đâm vào sâu trong cơ của tử cung.</p><p></p><p>- Loại 3: gai nhau có thể ăn thủng tử cung, đâm thủng các cơ quan nội tạng lân cận, gây xuất huyết nội, máu chảy tràn trong ổ bụng.</p><p></p><p>“Khi nạo thai xong, tuần đầu bệnh nhân không có biểu hiện gì lạ. Nhưng đến tuần thứ hai, bắt đầu bị rong kinh, do gai nhau còn sót lại bắt đầu phát triển, gây chảy máu... Các bác sĩ buộc phải sử dụng một loại hóa chất thường dùng trong điều trị ung thư nhau để làm tiêu hủy gai nhau. Nhưng với những ca nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ toàn bộ tử cung”, BS. Hà cho biết.</p><p></p><p>Nhau cài răng lược là biến chứng hiếm gặp, nhưng trong 50 năm qua, tỷ lệ bệnh ngày càng tăng do nạo phá thai và tỷ lệ sinh mổ ngày càng nhiều, tình trạng nạo phá thai ngày càng gia tăng. Song song với tình trạng phá thai thì sinh mổ cũng gia tăng nhanh chóng. Tại TP.HCM, năm 2007 có tỷ lệ sinh mổ chiếm hơn 30% trong tổng số các ca sinh. Theo y văn thế giới, những phụ nữ đã mổ lấy thai lần thứ nhất, ở lần mang thai tiếp theo nguy cơ bị nhau cài răng lược tăng 4,5 lần so với người sinh thường. Nguy cơ này tăng lên 11,3 lần ở sản phụ mổ bắt con lần thứ hai. Nhau cài răng lược đã được ghi nhận chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu.</p><p></p><p>Một điều đáng lo ngại nữa, 1 ml dịch âm đạo chứa 109 vi trùng, trong khi đó buồng tử cung, nhau, máu đều là những môi trường thuận lợi. Do đó, bất cứ một thủ thuật nào xâm nhập vào tử cung cũng có thể gây nhiễm trùng. Đường kính ống dẫn trứng ở phần đổ vào lòng tử cung chỉ có 1 mm, nên rất dễ bị viêm nhiễm, dẫn đến tắc ống dẫn trứng gây vô sinh. Hoặc bệnh nhân có thể bị viêm mãn nội mạc tử cung, bị đau chằn bụng dưới, đau hai bên háng và ra huyết trắng thường xuyên. Chất lượng cuộc sống bị giảm. Trong khi đó, đối với những bệnh viêm nhiễm kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, điều trị rất khó khăn, phải kết hợp giữa kháng sinh, nội tiết, và can thiệp thủ thuật để làm bong lớp nội mạc bị viêm nhiễm.</p><p></p><p><strong>Những đối tượng có nhiều nguy cơ bị nhau cài răng lược</strong></p><p></p><p>- Tiền sử nạo phá thai nhiều lần.</p><p></p><p>- Có vết mổ cũ của tử cung (sinh mổ ở những lần trước).</p><p></p><p>- Có lạc nội mạc tử cung trong lớp cơ tử cung.</p><p></p><p>- U xơ tử cung, nhất là u xơ dưới niêm mạc.</p><p></p><p>- Nhau tiền đạo (nhau bám ở trước ngôi thai, ngay đoạn dưới tử cung).</p><p></p><p>- Sinh nhiều lần.</p><p></p><p>- Dính buồng tử cung.</p><p></p><p><strong>Nhau cài răng lược: nhiều biến chứng nguy hiểm</strong></p><p></p><p>Khi mang thai, nhau cài răng lược có thể gây sẩy thai hay sinh non. Sau khi sinh thai nhi, trong bệnh lý này nhau không tự bong và xảy ra các biến chứng như chảy máu thường rất khó cầm hoặc các biến chứng nhiễm trùng do sót nhau. Có thể gặp các nguy cơ sau đây:</p><p></p><p>- Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa tính mạng sản phụ.</p><p></p><p>- Sót nhau gây nhiễm trùng sau sinh.</p><p></p><p>- Phải cắt tử cung vì chảy máu hoặc nhiễm trùng.</p><p></p><p>- Nếu nhau xâm lấn đến bàng quang hay trực tràng, đôi khi phải cắt bỏ một phần bàng quang hay trực tràng mới cầm máu được.</p><p></p><p>- Rò bàng quang, âm đạo, trực tràng...</p><p></p><p>(Khoa học phổ thông)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Lavender, post: 13556, member: 484"] Nhau cài răng lược là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi. Nạo húc mổ lấy thai nhiều lần, niêm mạc tử cung bị bào mòn, không đủ máu, các gai nhau phải đâm sâu vào cơ tử cung, gây thủng tử cung, tổn thương các cơ quan bên cạnh. Trầm Thị K. T. (32 tuổi, quận Tân Bình) đã từng trải qua 2 lần phá thai và 2 lần mổ bắt con. Vết mổ cũ đã khiến tử cung của chị bị tổn thương khá nhiều và chị đã được khuyên không được để có thai. Một năm sau, K.T. quay lại khoa sản - BV ĐH y dược TP.HCM khi có thai được 6 tuần. Các bác sĩ đã cho chị uống thuốc để phá thai nội khoa và hẹn một tuần sau tái khám. Nhưng vài tháng sau sản phụ mới quay lại, lúc này thai đã được 19 tuần. Lần này, các bác sĩ buộc phải can thiệp ngoại khoa để lấy thai ra. Qua siêu âm Doppler màu, các chuyên gia sản khoa phát hiện nhau thai cài răng lược sâu vào trong các vết mổ cũ, có nguy cơ đâm thủng qua tử cung. Ngay sau khi tách ổ bụng của sản phụ, các bác sĩ phát hiện mạch máu tử cung sưng phồng. Một bào thai nặng 300 g đã được lấy ra. Để giữ lại tử cung cho sản phụ, các bác sĩ đã rất vất vả vì sản phụ bị xuất huyết ồ ạt, lượng máu mất trong ca mổ này là 1.600 ml và phải truyền đến 10 đơn vị máu mới cứu sống được bệnh nhân. Ca mổ ấy khiến các y bác sĩ nhớ mãi. Thế nhưng... Chỉ 6 - 7 tháng sau, sản phụ này lại mang thai một lần nữa... [B]Nhau cài răng lược: Có thể phòng tránh[/B] BS. Nguyễn Thị Thanh Hà, trưởng khoa sản, BV ĐH y dược TP.HCM cho biết: Bình thường, khi bào thai được hình thành, nhau thai chỉ bám hờ trên niêm mạc tử cung, nơi có rất nhiều mạch máu, để lấy dưỡng chất nuôi thai. Nạo phá thai nhiều sẽ khiến niêm mạc tử cung mỏng dần đi. Do đó, trong lần đậu thai tiếp theo, gai nhau phải bám sâu hơn, xuyên vào tử cung để hy vọng cung cấp đủ máu nuôi thai, dẫn đến tình trạng nhau cài răng lược và có nguy cơ đâm thủng tử cung. [IMG]http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/03_2013/thumbs/300_nhau.jpg[/IMG] [B]Nhau cài răng lược được chia làm 3 loại:[/B] - Loại 1: gai nhau bám chặt vào niêm mạc tử cung. - Loại 2: gai nhau phát triển đâm vào sâu trong cơ của tử cung. - Loại 3: gai nhau có thể ăn thủng tử cung, đâm thủng các cơ quan nội tạng lân cận, gây xuất huyết nội, máu chảy tràn trong ổ bụng. “Khi nạo thai xong, tuần đầu bệnh nhân không có biểu hiện gì lạ. Nhưng đến tuần thứ hai, bắt đầu bị rong kinh, do gai nhau còn sót lại bắt đầu phát triển, gây chảy máu... Các bác sĩ buộc phải sử dụng một loại hóa chất thường dùng trong điều trị ung thư nhau để làm tiêu hủy gai nhau. Nhưng với những ca nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ toàn bộ tử cung”, BS. Hà cho biết. Nhau cài răng lược là biến chứng hiếm gặp, nhưng trong 50 năm qua, tỷ lệ bệnh ngày càng tăng do nạo phá thai và tỷ lệ sinh mổ ngày càng nhiều, tình trạng nạo phá thai ngày càng gia tăng. Song song với tình trạng phá thai thì sinh mổ cũng gia tăng nhanh chóng. Tại TP.HCM, năm 2007 có tỷ lệ sinh mổ chiếm hơn 30% trong tổng số các ca sinh. Theo y văn thế giới, những phụ nữ đã mổ lấy thai lần thứ nhất, ở lần mang thai tiếp theo nguy cơ bị nhau cài răng lược tăng 4,5 lần so với người sinh thường. Nguy cơ này tăng lên 11,3 lần ở sản phụ mổ bắt con lần thứ hai. Nhau cài răng lược đã được ghi nhận chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Một điều đáng lo ngại nữa, 1 ml dịch âm đạo chứa 109 vi trùng, trong khi đó buồng tử cung, nhau, máu đều là những môi trường thuận lợi. Do đó, bất cứ một thủ thuật nào xâm nhập vào tử cung cũng có thể gây nhiễm trùng. Đường kính ống dẫn trứng ở phần đổ vào lòng tử cung chỉ có 1 mm, nên rất dễ bị viêm nhiễm, dẫn đến tắc ống dẫn trứng gây vô sinh. Hoặc bệnh nhân có thể bị viêm mãn nội mạc tử cung, bị đau chằn bụng dưới, đau hai bên háng và ra huyết trắng thường xuyên. Chất lượng cuộc sống bị giảm. Trong khi đó, đối với những bệnh viêm nhiễm kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, điều trị rất khó khăn, phải kết hợp giữa kháng sinh, nội tiết, và can thiệp thủ thuật để làm bong lớp nội mạc bị viêm nhiễm. [B]Những đối tượng có nhiều nguy cơ bị nhau cài răng lược[/B] - Tiền sử nạo phá thai nhiều lần. - Có vết mổ cũ của tử cung (sinh mổ ở những lần trước). - Có lạc nội mạc tử cung trong lớp cơ tử cung. - U xơ tử cung, nhất là u xơ dưới niêm mạc. - Nhau tiền đạo (nhau bám ở trước ngôi thai, ngay đoạn dưới tử cung). - Sinh nhiều lần. - Dính buồng tử cung. [B]Nhau cài răng lược: nhiều biến chứng nguy hiểm[/B] Khi mang thai, nhau cài răng lược có thể gây sẩy thai hay sinh non. Sau khi sinh thai nhi, trong bệnh lý này nhau không tự bong và xảy ra các biến chứng như chảy máu thường rất khó cầm hoặc các biến chứng nhiễm trùng do sót nhau. Có thể gặp các nguy cơ sau đây: - Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa tính mạng sản phụ. - Sót nhau gây nhiễm trùng sau sinh. - Phải cắt tử cung vì chảy máu hoặc nhiễm trùng. - Nếu nhau xâm lấn đến bàng quang hay trực tràng, đôi khi phải cắt bỏ một phần bàng quang hay trực tràng mới cầm máu được. - Rò bàng quang, âm đạo, trực tràng... (Khoa học phổ thông) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Nhau cài răng lược: Nhiều biến chứng nguy hiểm
Top
Dưới