Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
THEO DÒNG SỰ KIỆN
2012 - 2020: Thập niên của các bệnh lý về xương khớp
Nội dung
<p>[QUOTE="Lavender, post: 13557, member: 484"]</p><p>Tại hội nghị khoa học quốc tế về chủ đề xương khớp vừa tổ chức mới đây tại TP.HCM, các thầy thuốc chuyên khoa xương khớp trong nước và thế giới đều cho rằng trong thế kỷ 21, nhất là trong thập niên 2012 - 2020, cần phải đặc biệt quan tâm đến các bệnh lý về xương khớp. Các thầy thuốc cho biết, riêng tại khu vực Đông Nam Á, dự kiến dân số sẽ tăng 435% từ 39,5 triệu người đến 175,8 triệu người vào năm 2050. Nhưng hiện nay, kế hoạch phòng ngừa, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp vẫn chưa được chú trọng ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á.</p><p></p><p>PGS.TS.BS. Võ Văn Thành, chủ tịch Hội cột sống TP.HCM cho biết, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, tình hình chung trên thế giới hiện vẫn chưa có được sự chuẩn bị tốt trong phòng ngừa, điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp.</p><p></p><p>Các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, đau lưng gãy xương, các tổn thương khác và chấn thương là một trong các nguyên nhân lớn nhất gây ra tàn tật cho người bệnh ở các nước trên thế giới. Các bệnh lý này thường gây ra đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ bệnh lý về cơ xương khớp được ghi nhận đang tăng dần theo sự lão hóa của dân số thế giới và tỷ lệ chấn thương cũng đang gia tăng cùng với những thay đổi của các phương tiện vận chuyển.</p><p></p><p>Những bệnh lý cơ xương khớp hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chẳng hạn như chấn thương đường phố. Nếu chủ động, tích cực phòng ngừa nhiều bệnh lý có thể được điều trị một cách hiệu quả, giúp người bệnh hướng đến một cuộc sống hữu ích, đầy đủ hơn. Làm tốt được điều này sẽ góp phần giúp cho gánh nặng tài chính “chi” cho người bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Để vấn đề “giảm tải” tài chính được nâng cao hơn, việc cần làm là phải cải thiện nhiều hơn nữa trong nhận thức về các bệnh lý cơ xương khớp ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Các chuyên gia y tế, người bệnh, và cả những đối tượng có liên quan khác cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau từ cơ chế chính sách, chiến lược phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng cho các bệnh lý này.</p><p></p><p>Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật trong thời gian qua đã mang lại cho con người nhiều khả năng, giải pháp mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có khả năng, giải pháp cứu chữa bệnh tật của y học. Nhờ vậy mà sức khỏe, tuổi thọ của con người ngày càng nâng cao rõ rệt. Tuổi thọ ngày càng cao nên người có tuổi (trên 65 tuổi) trong cộng đồng cũng ngày càng tăng.</p><p></p><p>Thống kê gần đây của Tổ chức y tế thế giới, người có tuổi đang chiếm 11 - 12% dân số, ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 17%, thậm chí có thể đến 25% ở các nước Âu Mỹ. Tuổi thọ tăng cao, dân số thế giới ngày càng già đi và tuổi già đã trở thành một thách thức của nhân loại. Tuổi thọ trung bình gia tăng khiến các bệnh tật liên quan đến tuổi già như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống trở nên phổ biến và thường gặp (nhóm bệnh lý này hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước phát triển và đang phát triển).</p><p></p><p>Nhóm bệnh lý này gắn liền với những tác động “không” mong muốn như: phải nghỉ việc do sức khỏe, giảm năng suất lao động, hạn chế hoạt động hàng ngày. Một chuyên gia ở Bộ y tế cho hay, chỉ tính riêng ở Mỹ thiệt hại do nghỉ việc, giảm năng suất lao động của nhóm bệnh lý cơ xương khớp tương đương với 2,5% tổng sản phẩm quốc gia (GNP), các bệnh lý này “phủ sóng” hàng trăm triệu người, ước tính chi phí y tế mất khoảng 215 tỷ USD hàng năm.</p><p></p><p>Hiện nay đã có hơn 60 quốc gia trên thế giới đã ký kết tham gia chiến dịch quốc tế về “Thập niên xương và khớp” do Liên hiệp quốc và Tổ chức y tế thế giới khởi xướng. Riêng tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, triển khai các kế hoạch hành động phối hợp cùng các cơ quan có liên quan để phòng chống các bệnh lý về cơ xương khớp.</p><p></p><p>Đối với vấn đề chấn thương do nguyên nhân từ đường phố (tai nạn giao thông) theo ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch UBND - TP.HCM, để phòng ngừa, hạn chế tình trạng này, TP.HCM đang triển khai nhiều giải pháp: thực hiện nghiêm quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông; áp dụng chính sách chặt chẽ kiểm soát lái xe uống rượu; tập trung phát triển thêm hệ thống giao thông đường bộ, phương tiện vận chuyển có sức chuyên chở lớn (metro); thiết lập hệ thống giao thông công cộng để từng bước hạn chế phương tiện cá nhân; tăng cường các giải pháp, biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm phòng ngừa tai nạn, giữ sự an toàn cho người dân…</p><p></p><p>(Khoa học phổ thông)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Lavender, post: 13557, member: 484"] Tại hội nghị khoa học quốc tế về chủ đề xương khớp vừa tổ chức mới đây tại TP.HCM, các thầy thuốc chuyên khoa xương khớp trong nước và thế giới đều cho rằng trong thế kỷ 21, nhất là trong thập niên 2012 - 2020, cần phải đặc biệt quan tâm đến các bệnh lý về xương khớp. Các thầy thuốc cho biết, riêng tại khu vực Đông Nam Á, dự kiến dân số sẽ tăng 435% từ 39,5 triệu người đến 175,8 triệu người vào năm 2050. Nhưng hiện nay, kế hoạch phòng ngừa, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp vẫn chưa được chú trọng ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. PGS.TS.BS. Võ Văn Thành, chủ tịch Hội cột sống TP.HCM cho biết, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, tình hình chung trên thế giới hiện vẫn chưa có được sự chuẩn bị tốt trong phòng ngừa, điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp. Các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, đau lưng gãy xương, các tổn thương khác và chấn thương là một trong các nguyên nhân lớn nhất gây ra tàn tật cho người bệnh ở các nước trên thế giới. Các bệnh lý này thường gây ra đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ bệnh lý về cơ xương khớp được ghi nhận đang tăng dần theo sự lão hóa của dân số thế giới và tỷ lệ chấn thương cũng đang gia tăng cùng với những thay đổi của các phương tiện vận chuyển. Những bệnh lý cơ xương khớp hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chẳng hạn như chấn thương đường phố. Nếu chủ động, tích cực phòng ngừa nhiều bệnh lý có thể được điều trị một cách hiệu quả, giúp người bệnh hướng đến một cuộc sống hữu ích, đầy đủ hơn. Làm tốt được điều này sẽ góp phần giúp cho gánh nặng tài chính “chi” cho người bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Để vấn đề “giảm tải” tài chính được nâng cao hơn, việc cần làm là phải cải thiện nhiều hơn nữa trong nhận thức về các bệnh lý cơ xương khớp ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Các chuyên gia y tế, người bệnh, và cả những đối tượng có liên quan khác cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau từ cơ chế chính sách, chiến lược phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng cho các bệnh lý này. Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật trong thời gian qua đã mang lại cho con người nhiều khả năng, giải pháp mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có khả năng, giải pháp cứu chữa bệnh tật của y học. Nhờ vậy mà sức khỏe, tuổi thọ của con người ngày càng nâng cao rõ rệt. Tuổi thọ ngày càng cao nên người có tuổi (trên 65 tuổi) trong cộng đồng cũng ngày càng tăng. Thống kê gần đây của Tổ chức y tế thế giới, người có tuổi đang chiếm 11 - 12% dân số, ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 17%, thậm chí có thể đến 25% ở các nước Âu Mỹ. Tuổi thọ tăng cao, dân số thế giới ngày càng già đi và tuổi già đã trở thành một thách thức của nhân loại. Tuổi thọ trung bình gia tăng khiến các bệnh tật liên quan đến tuổi già như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống trở nên phổ biến và thường gặp (nhóm bệnh lý này hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước phát triển và đang phát triển). Nhóm bệnh lý này gắn liền với những tác động “không” mong muốn như: phải nghỉ việc do sức khỏe, giảm năng suất lao động, hạn chế hoạt động hàng ngày. Một chuyên gia ở Bộ y tế cho hay, chỉ tính riêng ở Mỹ thiệt hại do nghỉ việc, giảm năng suất lao động của nhóm bệnh lý cơ xương khớp tương đương với 2,5% tổng sản phẩm quốc gia (GNP), các bệnh lý này “phủ sóng” hàng trăm triệu người, ước tính chi phí y tế mất khoảng 215 tỷ USD hàng năm. Hiện nay đã có hơn 60 quốc gia trên thế giới đã ký kết tham gia chiến dịch quốc tế về “Thập niên xương và khớp” do Liên hiệp quốc và Tổ chức y tế thế giới khởi xướng. Riêng tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, triển khai các kế hoạch hành động phối hợp cùng các cơ quan có liên quan để phòng chống các bệnh lý về cơ xương khớp. Đối với vấn đề chấn thương do nguyên nhân từ đường phố (tai nạn giao thông) theo ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch UBND - TP.HCM, để phòng ngừa, hạn chế tình trạng này, TP.HCM đang triển khai nhiều giải pháp: thực hiện nghiêm quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông; áp dụng chính sách chặt chẽ kiểm soát lái xe uống rượu; tập trung phát triển thêm hệ thống giao thông đường bộ, phương tiện vận chuyển có sức chuyên chở lớn (metro); thiết lập hệ thống giao thông công cộng để từng bước hạn chế phương tiện cá nhân; tăng cường các giải pháp, biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm phòng ngừa tai nạn, giữ sự an toàn cho người dân… (Khoa học phổ thông) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
THEO DÒNG SỰ KIỆN
2012 - 2020: Thập niên của các bệnh lý về xương khớp
Top
Dưới