Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
KIẾN THỨC Y HỌC
Bệnh lý - Bệnh án
Ý nghĩa các chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu
Nội dung
<p>[QUOTE="Lavender, post: 14698, member: 484"]</p><p>Trong phiếu kết quả xét nghiệm máu luôn có các cột: kết quả, trị số bình thường. Những chỉ số ấy có ý nghĩa gì, nó có “báo cáo” cụ thể các bệnh trong cơ thể không?</p><p></p><p><img src="http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130502/fckimage/xetnghiemmau.jpg" data-url="http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130502/fckimage/xetnghiemmau.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p>Máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ bốn-năm triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu. Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay đặc, bệnh ung thư máu. Ngoài ra còn có huyết cầu tố, đây là “xe” chở dưỡng khí. Nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Bạch cầu gồm năm loại khác nhau cùng chung nhiệm vụ tấn công các vi sinh vật gây bệnh. Mủ tại các vết thương là xác chết của bạch cầu và vi sinh vật gây bệnh tạo ra. Số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường cũng báo động có… quân địch trong cơ thể (viêm nhiễm…).</p><p></p><p>Xét nghiệm máu còn phát hiện các loại vi-rút gây bệnh HIV, viêm gan siêu vi A, B, C… Khi bị các bệnh này, do cần điều trị ngay nên bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Bên cạnh phát hiện bệnh do lây nhiễm, máu còn “tố giác” nhiều mầm bệnh khác như tim mạch, huyết áp. TS Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Cholesterol có hai loại, LDL hiện diện nhiều thì có hại cho cơ thể (chất này đem cholesterol do gan sản xuất ra các bộ phận khác trong cơ thể, nếu thừa sẽ gây xơ vữa, huyết khối)…, còn HDL có mặt đông đủ lại có ích cho sức khỏe vì chuyên chở cholesterol từ vùng xa về gan, hạ bớt mỡ trong các mạch máu. Vì thế, ngoài xem xét các chỉ số, cần xem thêm triglixerit, nếu tăng nên tìm thầy chữa bệnh. Khi cholesterol tăng mà không điều trị thì điều gì xảy ra? Chúng làm cho dòng chảy của máu chậm lại. Chính tốc độ này khiến hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Đến một ngày, khi lòng mạch bị phá hủy hoàn toàn sẽ “bục”, nếu mạch máu ở não thì gây tai biến mạch máu não. Còn nếu mạch máu ở tim thì gây nhồi máu cơ tim…</p><p></p><p><img src="http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130502/fckimage/_Kqxetnghiemmau001.jpg" data-url="http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130502/fckimage/_Kqxetnghiemmau001.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p>Thông qua máu, nhiều cơ quan nội tạng báo cáo được tình hình sức khỏe của chúng. Hai men gan thường xuất hiện trong bảng kết quả là: SGOT (còn gọi là AST), SGPT (còn gọi là ALT). Đã có trường hợp phát hiện nhiễm viêm gan nhờ kết quả xét nghiệm cho thấy men gan tăng. Bác sĩ chuyên khoa gan chỉ định xét nghiệm tìm viêm gan siêu vi. Kết quả người bệnh bị viêm gan siêu vi C. Khi còn trẻ, dưới 40 tuổi, là phụ nữ (không hút thuốc, không uống rượu), số lượng vi-rút chưa nhiều… nên người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh (không còn sự hiện diện của vi-rút trong máu).</p><p></p><p>Ngoài ra, các chỉ số khác như: Albumin giảm hơn chỉ số bình thường báo động nhiều nguyên nhân có thể là bị bệnh ở gan hoặc thận, suy dinh dưỡng, viêm…, Globulin tăng khi gan bị đau hoặc bị một bệnh nào đó…, Glucose: nồng độ đường trong máu thường là con số không đổi, người bình thường dưới 126mg/dl hay dưới 7mmol/l (các phòng xét nghiệm có thể cho kết quả là đơn vị này hoặc đơn vị kia). Bên cạnh xét nghiệm máu tìm bệnh tiểu đường, ngày nay còn có những xét nghiệm tiến bộ hơn để tìm ra những người tiền tiểu đường nhằm có biện pháp phòng bệnh từ xa. BS Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM cho biết: “Xét nghiệm máu thấy đường huyết bình thường thì không thể biết được trước đó đã từng tăng cao hay chưa. Nhưng với chỉ số HbA1C thì biết được nhờ vào lời “tố cáo” của các hồng cầu tố”. Việc biết sớm tiền tiểu đường có giá trị sức khỏe rất lớn. Nhưng khi bị giảm đường huyết cần đi khám tìm nguyên nhân điều trị vì đó có thể đã bị bệnh gan, tuyến giáp…</p><p></p><p>Dấu vết còn lại sau khi tiêu hóa chất đạm trong máu là: Acid uric tăng ở những người ăn nhiều đạm, uống bia rượu… chỉ số này cao còn báo động bệnh gút. Những ai bị bệnh thận hoặc có thân nhân bị bệnh này rất rành các chỉ số về creatinin. Theo TS Phạm Văn Bùi - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM thì: “Chỉ số creatinin cao thì nên đi khám chuyên khoa thận niệu để điều trị vì thận đã suy”.</p><p></p><p></p><p>(PNO)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Lavender, post: 14698, member: 484"] Trong phiếu kết quả xét nghiệm máu luôn có các cột: kết quả, trị số bình thường. Những chỉ số ấy có ý nghĩa gì, nó có “báo cáo” cụ thể các bệnh trong cơ thể không? [IMG]http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130502/fckimage/xetnghiemmau.jpg[/IMG] Máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ bốn-năm triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu. Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay đặc, bệnh ung thư máu. Ngoài ra còn có huyết cầu tố, đây là “xe” chở dưỡng khí. Nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Bạch cầu gồm năm loại khác nhau cùng chung nhiệm vụ tấn công các vi sinh vật gây bệnh. Mủ tại các vết thương là xác chết của bạch cầu và vi sinh vật gây bệnh tạo ra. Số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường cũng báo động có… quân địch trong cơ thể (viêm nhiễm…). Xét nghiệm máu còn phát hiện các loại vi-rút gây bệnh HIV, viêm gan siêu vi A, B, C… Khi bị các bệnh này, do cần điều trị ngay nên bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Bên cạnh phát hiện bệnh do lây nhiễm, máu còn “tố giác” nhiều mầm bệnh khác như tim mạch, huyết áp. TS Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Cholesterol có hai loại, LDL hiện diện nhiều thì có hại cho cơ thể (chất này đem cholesterol do gan sản xuất ra các bộ phận khác trong cơ thể, nếu thừa sẽ gây xơ vữa, huyết khối)…, còn HDL có mặt đông đủ lại có ích cho sức khỏe vì chuyên chở cholesterol từ vùng xa về gan, hạ bớt mỡ trong các mạch máu. Vì thế, ngoài xem xét các chỉ số, cần xem thêm triglixerit, nếu tăng nên tìm thầy chữa bệnh. Khi cholesterol tăng mà không điều trị thì điều gì xảy ra? Chúng làm cho dòng chảy của máu chậm lại. Chính tốc độ này khiến hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Đến một ngày, khi lòng mạch bị phá hủy hoàn toàn sẽ “bục”, nếu mạch máu ở não thì gây tai biến mạch máu não. Còn nếu mạch máu ở tim thì gây nhồi máu cơ tim… [IMG]http://image.phunuonline.com.vn/news/2013/20130502/fckimage/_Kqxetnghiemmau001.jpg[/IMG] Thông qua máu, nhiều cơ quan nội tạng báo cáo được tình hình sức khỏe của chúng. Hai men gan thường xuất hiện trong bảng kết quả là: SGOT (còn gọi là AST), SGPT (còn gọi là ALT). Đã có trường hợp phát hiện nhiễm viêm gan nhờ kết quả xét nghiệm cho thấy men gan tăng. Bác sĩ chuyên khoa gan chỉ định xét nghiệm tìm viêm gan siêu vi. Kết quả người bệnh bị viêm gan siêu vi C. Khi còn trẻ, dưới 40 tuổi, là phụ nữ (không hút thuốc, không uống rượu), số lượng vi-rút chưa nhiều… nên người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh (không còn sự hiện diện của vi-rút trong máu). Ngoài ra, các chỉ số khác như: Albumin giảm hơn chỉ số bình thường báo động nhiều nguyên nhân có thể là bị bệnh ở gan hoặc thận, suy dinh dưỡng, viêm…, Globulin tăng khi gan bị đau hoặc bị một bệnh nào đó…, Glucose: nồng độ đường trong máu thường là con số không đổi, người bình thường dưới 126mg/dl hay dưới 7mmol/l (các phòng xét nghiệm có thể cho kết quả là đơn vị này hoặc đơn vị kia). Bên cạnh xét nghiệm máu tìm bệnh tiểu đường, ngày nay còn có những xét nghiệm tiến bộ hơn để tìm ra những người tiền tiểu đường nhằm có biện pháp phòng bệnh từ xa. BS Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM cho biết: “Xét nghiệm máu thấy đường huyết bình thường thì không thể biết được trước đó đã từng tăng cao hay chưa. Nhưng với chỉ số HbA1C thì biết được nhờ vào lời “tố cáo” của các hồng cầu tố”. Việc biết sớm tiền tiểu đường có giá trị sức khỏe rất lớn. Nhưng khi bị giảm đường huyết cần đi khám tìm nguyên nhân điều trị vì đó có thể đã bị bệnh gan, tuyến giáp… Dấu vết còn lại sau khi tiêu hóa chất đạm trong máu là: Acid uric tăng ở những người ăn nhiều đạm, uống bia rượu… chỉ số này cao còn báo động bệnh gút. Những ai bị bệnh thận hoặc có thân nhân bị bệnh này rất rành các chỉ số về creatinin. Theo TS Phạm Văn Bùi - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM thì: “Chỉ số creatinin cao thì nên đi khám chuyên khoa thận niệu để điều trị vì thận đã suy”. (PNO) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
KIẾN THỨC Y HỌC
Bệnh lý - Bệnh án
Ý nghĩa các chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu
Top
Dưới