Thời kì răng sữa hay thời kì trước đi học được chia làm hai thời điểm tuổi nhà trẻ trẻ từ 1 – 3 tuổi và tuổi mẫu giáo trẻ từ 3- 5 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ chậm lớn hơn so với thời kỳ bú mẹ, chức năng của các bộ phận dần hoàn thiện.
Chức năng vận động phát triển nhanh từ lúc trẻ bắt đầu biết đi, dần dần biết chạy, biết nhảy, làm được những động tác khéo léo tự phục vụ bản thân, biết tập vẽ, tập viết. Tốc độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi này rất nhanh, đây là giai đoạn trẻ cần được sự giáo dục – xã hội hóa một cách tích cực.
Luyện tập dáng đi thẳng đứng
Bé có thể phát triển những sự giao lưu độc lập và trực tiếp với thế giới bên ngoài, có khả năng định hướng không gian, chơi với những đồ vật khác nhau, giúp trẻ thu nhận kinh nghiệm cho bản thân nhờ dáng đi thẳng đứng. Trẻ có khả năng bước sang một bên hay thụt lùi, trẻ có thể vụng về kéo theo sau một món đồ chơi , nếu trẻ được người lớn giúp đỡ, trẻ có thể trèo lên ghế vào tháng thứ 18. Trẻ bắt đầu biết chạy khi được 20 tháng tuổi. Và trẻ biết vận chuyển một số đồ vật và có sự tiến bộ rõ rệt trong việc chạy , bước lên cầu thang khi được 2-3 tuổi.
Hoạt động với đồ vật và công cụ:
Hoạt động với đồ vật, công cụ là hoạt động chính của trẻ trong thời kì này. Trẻ có những tiến bộ đáng kể trong việc cầm nắm và xử dụng bàn tay, có sự phối hợp mang tính thuận nghịch cả hai bên, trẻ có thể mở một cái hộp, cầm ly, sử dụng muỗng. Trẻ sẽ trưởng thành được là nhờ trò chơi. Điều này giúp cho trẻ khám phá ra những chức năng, bản tính của đồ vật; đây là tiền đề có ý nghĩa cho các hoạt động vui chơi với đồ chơi; trẻ học và biết các quy tắc sử dụng đồ vật phù hợp. Trẻ sẽ dần dần khám phá ra chính mình qua những hoạt động mà chúng ta gọi là những trò nghịch ngợm. Trẻ có khả năng tự mặc quần áo hay là cởi quần khi được 2 tuổi. Bé có thể tự lấy ăn một cách gọn gàng, biết mở một cái gói, ném một quả bóng và tô theo hình vuông khi được 3 tuổi.
Sự phát triển ngôn ngữ:
Sự hình thành ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của trẻ, đây là một sự kiện quan trọng cho lứa tuổi trước đi học, trẻ có thể bị các rối loạn tâm lý nếu khả năng ngôn ngữ không được phát triển đúng mức.
Bố mẹ đã tập cho con hiểu được ngôn ngữ của mình trong quá trình chăm sóc, chơi đùa cùng con. Vì vậy, trẻ có thể hình thành ngôn ngữ chậm chạp với vốn từ nghèo nàn nếu trẻ mồ côi hay lớn lên trong các trung tâm nuôi dưỡng.
Trẻ có khoảng 200 từ khi được 2 tuổi. và những từ này thường là danh từ chung, và trẻ hay hỏi: Cái này là cái gì? Bố mẹ và những người xung quanh có thể điều khiển trẻ bằng lới nói, trẻ có hứng thú lắng nghe và cố gắng hiểu nội dung các câu nói khi được 3 tuổi.
Trẻ bắt chước âm thanh của người lớn để biểu lộ những ham muốn, nguyện vọng của mình từ khi 1-2 tuổi. Khi đi mẫu giáo (trẻ 3-6 tuổi) trẻ bắt đầu có sự thông đạt với người lớn, trẻ muốn người ta nghe nó nói, và điều khó chịu nhất là khi người lớn tỏ ra không hiểu.
Sự phát triển về nhận thức
Về tri giác
Trẻ có thể nhận biết các đồ vật, hiện tượng xung quanh một cách toàn diện nhờ sự phối hợp giữa các giác quan, nhưng trẻ chưa có khả năng phân tích và giải thích sự khác biệt giữa các đồ vật cùng loại. Trẻ có thể phân biệt được những màu sắc khác nhau. Trẻ sẽ có những tác động trong sự phát triển tâm lý khi đến lứa tuổi trưởng thành nếu trẻ chịu ảnh hưởng từ những điều người lớn nói với trẻ, kể cả những chuyện không có thật.
Về nhận thức
Nét đặc thù của trẻ là tư duy trực quan bằng hình ảnh, tạo cho trẻ có nhiều khả năng nhận thức nhưng chưa mang lại những sự hiểu biết chính xác. Đến cuối tuổi mẫu giáo mới có khả năng hình thành các việc tưởng tượng có tính sáng tạo.
Về cảm xúc
Ở thời kì này, tình cảm bắt đầu có sự phức tạp, phân hóa tình mẹ con, tình thương của người thân, tình cảm liên quan đến nhu cầu giao lưu của trẻ. Việc ý thức về chính mình và phân biệt với người khác thường diễn vào cuối năm 3 tuổi, trẻ bắt đầu có ý thích độc lập, muốn tự mình hành động, vì thế trẻ có những tình cảm như ấm ức vì người lớn vẫn tỏ ra chăm sóc và hụt hẫng vì có những điều trẻ không làm được thì người lớn lại bỏ qua. Giai đoạn này cũng là giai đoạn các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
(Hạnh phúc gia đình)
Chức năng vận động phát triển nhanh từ lúc trẻ bắt đầu biết đi, dần dần biết chạy, biết nhảy, làm được những động tác khéo léo tự phục vụ bản thân, biết tập vẽ, tập viết. Tốc độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi này rất nhanh, đây là giai đoạn trẻ cần được sự giáo dục – xã hội hóa một cách tích cực.
Luyện tập dáng đi thẳng đứng
Bé có thể phát triển những sự giao lưu độc lập và trực tiếp với thế giới bên ngoài, có khả năng định hướng không gian, chơi với những đồ vật khác nhau, giúp trẻ thu nhận kinh nghiệm cho bản thân nhờ dáng đi thẳng đứng. Trẻ có khả năng bước sang một bên hay thụt lùi, trẻ có thể vụng về kéo theo sau một món đồ chơi , nếu trẻ được người lớn giúp đỡ, trẻ có thể trèo lên ghế vào tháng thứ 18. Trẻ bắt đầu biết chạy khi được 20 tháng tuổi. Và trẻ biết vận chuyển một số đồ vật và có sự tiến bộ rõ rệt trong việc chạy , bước lên cầu thang khi được 2-3 tuổi.
Hoạt động với đồ vật và công cụ:
Hoạt động với đồ vật, công cụ là hoạt động chính của trẻ trong thời kì này. Trẻ có những tiến bộ đáng kể trong việc cầm nắm và xử dụng bàn tay, có sự phối hợp mang tính thuận nghịch cả hai bên, trẻ có thể mở một cái hộp, cầm ly, sử dụng muỗng. Trẻ sẽ trưởng thành được là nhờ trò chơi. Điều này giúp cho trẻ khám phá ra những chức năng, bản tính của đồ vật; đây là tiền đề có ý nghĩa cho các hoạt động vui chơi với đồ chơi; trẻ học và biết các quy tắc sử dụng đồ vật phù hợp. Trẻ sẽ dần dần khám phá ra chính mình qua những hoạt động mà chúng ta gọi là những trò nghịch ngợm. Trẻ có khả năng tự mặc quần áo hay là cởi quần khi được 2 tuổi. Bé có thể tự lấy ăn một cách gọn gàng, biết mở một cái gói, ném một quả bóng và tô theo hình vuông khi được 3 tuổi.
Sự phát triển ngôn ngữ:
Sự hình thành ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của trẻ, đây là một sự kiện quan trọng cho lứa tuổi trước đi học, trẻ có thể bị các rối loạn tâm lý nếu khả năng ngôn ngữ không được phát triển đúng mức.
Bố mẹ đã tập cho con hiểu được ngôn ngữ của mình trong quá trình chăm sóc, chơi đùa cùng con. Vì vậy, trẻ có thể hình thành ngôn ngữ chậm chạp với vốn từ nghèo nàn nếu trẻ mồ côi hay lớn lên trong các trung tâm nuôi dưỡng.
Trẻ có khoảng 200 từ khi được 2 tuổi. và những từ này thường là danh từ chung, và trẻ hay hỏi: Cái này là cái gì? Bố mẹ và những người xung quanh có thể điều khiển trẻ bằng lới nói, trẻ có hứng thú lắng nghe và cố gắng hiểu nội dung các câu nói khi được 3 tuổi.
Trẻ bắt chước âm thanh của người lớn để biểu lộ những ham muốn, nguyện vọng của mình từ khi 1-2 tuổi. Khi đi mẫu giáo (trẻ 3-6 tuổi) trẻ bắt đầu có sự thông đạt với người lớn, trẻ muốn người ta nghe nó nói, và điều khó chịu nhất là khi người lớn tỏ ra không hiểu.
Sự phát triển về nhận thức
Về tri giác
Trẻ có thể nhận biết các đồ vật, hiện tượng xung quanh một cách toàn diện nhờ sự phối hợp giữa các giác quan, nhưng trẻ chưa có khả năng phân tích và giải thích sự khác biệt giữa các đồ vật cùng loại. Trẻ có thể phân biệt được những màu sắc khác nhau. Trẻ sẽ có những tác động trong sự phát triển tâm lý khi đến lứa tuổi trưởng thành nếu trẻ chịu ảnh hưởng từ những điều người lớn nói với trẻ, kể cả những chuyện không có thật.
Về nhận thức
Nét đặc thù của trẻ là tư duy trực quan bằng hình ảnh, tạo cho trẻ có nhiều khả năng nhận thức nhưng chưa mang lại những sự hiểu biết chính xác. Đến cuối tuổi mẫu giáo mới có khả năng hình thành các việc tưởng tượng có tính sáng tạo.
Về cảm xúc
Ở thời kì này, tình cảm bắt đầu có sự phức tạp, phân hóa tình mẹ con, tình thương của người thân, tình cảm liên quan đến nhu cầu giao lưu của trẻ. Việc ý thức về chính mình và phân biệt với người khác thường diễn vào cuối năm 3 tuổi, trẻ bắt đầu có ý thích độc lập, muốn tự mình hành động, vì thế trẻ có những tình cảm như ấm ức vì người lớn vẫn tỏ ra chăm sóc và hụt hẫng vì có những điều trẻ không làm được thì người lớn lại bỏ qua. Giai đoạn này cũng là giai đoạn các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
(Hạnh phúc gia đình)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167