Miền Bắc bắt đầu mùa bệnh tiêu chảy mùa đông, cũng vì thế số trẻ mắc tăng lên. Biện pháp điều trị bệnh quan trọng là bù nước, bù điện giải tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm con đúng.
Dưới đây phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chỉ ra 4 sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải khi chăm bé bị tiêu chảy do rotavirus:
1. Uống quá nhiều nước lọc thay vì nước oresol
Nhiều người biết rằng khi trẻ bị tiêu chảy thì cần phải bù nước bằng oresol. Thế nhưng một số bà mẹ thấy con không thích uống, dù vẫn khát nước, thì liền dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống oresol. Tuy nhiên điều này là không nên vì hậu quả là trẻ uống nước lọc quá nhiều, bụng chướng lên. Như thế rất nguy hiểm, vì như thế chỉ bù được nước mà không bù được điện giải, thiếu kali.
Dù theo phác đồ thì nói là không có nước gì thì uống nước lọc, nhưng tốt nhất là vẫn nên uống osreol.
2. Pha nước oresol không đúng điều lượng
Với bệnh tiêu chảy do rotavirus thì điều quan trọng là bù nước bằng oresol. Tuy nhiên, dung dịch này chỉ phát huy hiệu quả nếu được pha đúng liều. Những lỗi này không phải hiếm gặp.
Nếu quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngược lại nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể bỏ mạng. Lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn.
3. Kiêng khem quá mức
Nhiều phụ huynh không cho trẻ uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên như thế sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ chất.
Bên cạnh đó, ngày xưa nhiều người hay khuyên trong lúc tiêu chảy thì nên cho trẻ ăn cà rốt và các loại rau. Tuy nhiên, thực tế giờ những thức ăn này trẻ không tiêu được. Trong những lúc này, cha mẹ cần lựa chọn cho trẻ những thức ăn dễ tiêu như: chuối, ăn cháo với thịt nạc... Nếu trẻ thích uống sữa thì cha mẹ vẫn có thể cho bé uống bình thường hoặc chọn loại không có lactose.
Không cho trẻ ăn váng sữa, phô mai khi bị tiêu chảy. Trẻ khi bị bệnh thường không muốn ăn gì, nên nhiều người dụ con ăn bằng những thức hằng ngày cháu vẫn thích. Tuy nhiên, một khi trẻ đang bị tiêu chảy mà ăn những loại thực phẩm trên thì sẽ càng đi ngoài nhiều hơn vì không tiêu được. Đặc biệt là sữa chua, nhiều người lớn nghĩ là ăn sữa chua sẽ giúp dễ tiêu, thế nhưng sữa chua đó là loại dành cho người lớn, hệ tiêu hóa đã tốt chứ trẻ em thì không được, ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.
4. Uống thuốc kháng sinh
Hiện nay nhiều người cứ nghĩ kháng sinh là "thần dược" nên bệnh nào cũng có thể dùng, trong đó có tiêu chảy. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn, trong khi tiêu chảy mùa đông ở trẻ là do rotavirus, nên dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng. Không những thế lại càng làm cho trẻ mệt hơn.
Bệnh này thường kéo dài 3-7 ngày. Thông thường trẻ sẽ nôn trước, đầy hơi, sau đó 1-2 ngày thì bắt đầu tiêu chảy. Vì thế nếu thấy bé lâu không khỏi cha mẹ cũng không quá lo lắng. Điều quan trọng là luôn luôn để ý đến trẻ, nếu bé không ăn uống được gì, mệt mỏi... thì nên đưa trẻ đến bệnh viện truyền dịch kịp thời.
VnExpress.
Dưới đây phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chỉ ra 4 sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải khi chăm bé bị tiêu chảy do rotavirus:
1. Uống quá nhiều nước lọc thay vì nước oresol
Nhiều người biết rằng khi trẻ bị tiêu chảy thì cần phải bù nước bằng oresol. Thế nhưng một số bà mẹ thấy con không thích uống, dù vẫn khát nước, thì liền dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống oresol. Tuy nhiên điều này là không nên vì hậu quả là trẻ uống nước lọc quá nhiều, bụng chướng lên. Như thế rất nguy hiểm, vì như thế chỉ bù được nước mà không bù được điện giải, thiếu kali.
Dù theo phác đồ thì nói là không có nước gì thì uống nước lọc, nhưng tốt nhất là vẫn nên uống osreol.
2. Pha nước oresol không đúng điều lượng
Với bệnh tiêu chảy do rotavirus thì điều quan trọng là bù nước bằng oresol. Tuy nhiên, dung dịch này chỉ phát huy hiệu quả nếu được pha đúng liều. Những lỗi này không phải hiếm gặp.
Nếu quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngược lại nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể bỏ mạng. Lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn.
3. Kiêng khem quá mức
Nhiều phụ huynh không cho trẻ uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên như thế sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ chất.
Bên cạnh đó, ngày xưa nhiều người hay khuyên trong lúc tiêu chảy thì nên cho trẻ ăn cà rốt và các loại rau. Tuy nhiên, thực tế giờ những thức ăn này trẻ không tiêu được. Trong những lúc này, cha mẹ cần lựa chọn cho trẻ những thức ăn dễ tiêu như: chuối, ăn cháo với thịt nạc... Nếu trẻ thích uống sữa thì cha mẹ vẫn có thể cho bé uống bình thường hoặc chọn loại không có lactose.
Không cho trẻ ăn váng sữa, phô mai khi bị tiêu chảy. Trẻ khi bị bệnh thường không muốn ăn gì, nên nhiều người dụ con ăn bằng những thức hằng ngày cháu vẫn thích. Tuy nhiên, một khi trẻ đang bị tiêu chảy mà ăn những loại thực phẩm trên thì sẽ càng đi ngoài nhiều hơn vì không tiêu được. Đặc biệt là sữa chua, nhiều người lớn nghĩ là ăn sữa chua sẽ giúp dễ tiêu, thế nhưng sữa chua đó là loại dành cho người lớn, hệ tiêu hóa đã tốt chứ trẻ em thì không được, ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.
4. Uống thuốc kháng sinh
Hiện nay nhiều người cứ nghĩ kháng sinh là "thần dược" nên bệnh nào cũng có thể dùng, trong đó có tiêu chảy. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn, trong khi tiêu chảy mùa đông ở trẻ là do rotavirus, nên dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng. Không những thế lại càng làm cho trẻ mệt hơn.
Bệnh này thường kéo dài 3-7 ngày. Thông thường trẻ sẽ nôn trước, đầy hơi, sau đó 1-2 ngày thì bắt đầu tiêu chảy. Vì thế nếu thấy bé lâu không khỏi cha mẹ cũng không quá lo lắng. Điều quan trọng là luôn luôn để ý đến trẻ, nếu bé không ăn uống được gì, mệt mỏi... thì nên đưa trẻ đến bệnh viện truyền dịch kịp thời.
VnExpress.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,352
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,141