Giữ ấm cho bé sơ sinh là rất quan trọng, nhưng nếu bé bị ủ ấm thái quá sẽ gặp phải nguy cơ đột tử cao trong lúc ngủ.
Giữ ấm cho béthế nào cho đúng? Một vài lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn!
1. Với những bé sinh đủ ngày, đủ tháng và sức khỏe bình thường
- Sau khi sinh, nên cho cho bé nằm chung với mẹ ngay, để bé có thể cảm nhận được hơi ấm và tình yêu của mẹ.
- Chú ý giữ ấm các điểm quan trọng dễ bị nhiễm lạnh nhất trên cơ thể bé: lòng bàn chân, tay, chỏm đầu (thóp) và phổi. Để làm tốt việc này, trong những tuần đầu sau khi sinh, bạn cần đội mũ và đi tất tay, tất chân cho bé.
Chú ý gữ ấm cho bé nhưng cũng đừng ủ kỹ quá, khiến bé bị ngạt
- Sau khi cho bé đi tiêu, tiểu, bạn cần thay tã lót ngay để bé không bị ướt, bị nhiễm lạnh.
- Cho bé ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Đối với những bé sơ sinh đẻ đủ tháng nên để nhiệt độ trong phòng từ 22-24 độ C. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24-26 độ C.
- Khi cho bé ra ngoài, cần cho bé mặc đủ ấm, đặc biệt lưu ý giữ ấm vùng thóp đầu, và gan bàn chân bé. Khi vào trong phòng ấm, bạn nhớ cởi bớt đồ cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
- Trong đêm lạnh, nên đắp thêm chăn cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, có thể gây khó thở.
- Tắm nắng cho bé vào lúc nắng sớm ấm áp (khoảng 9-10 giờ sáng vào ngày thường và 10-11 giờ vào những ngày đông) và nên sử dụng quạt sưởi nếu trời lạnh.
- Nhiều bà mẹ sợ bé bị lạnh nên ôm ấp con thường xuyên kể cả khi đi ngủ. Làm như vậy không tốt bởi cơ hội truyền nhiễm vi khuẩn cho bé thông qua đường hô hấp hay tiếp xúc ngoài da rất cao. Đó là chưa kể đến trường hợp, mẹ ngủ say có thể dùng tay hay chăn bịt kín Mũi của trẻ dẫn đến bị ngạt thậm chí tử vong.
2. Với những bé sinh non hoặc có vấn để về sức khỏe
Những em bé này thường có sức đề kháng yếu, nên bên cạnh việc giữ ấm như các bé bình thường; bé thiếu tháng, bé yếu cần được chăm sóc đặc biệt để sớm thích nghi với môi trường bên ngoài.
Một phương pháp giữ ấm đơn giản, nhưng hiệu quả được các bác sĩ khuyến khích là giữ ấm cho bé bằng phương pháp Kangaroo.
Phương pháp Kangaroo là gì?
Phương pháp Kangaroo còn gọi là phương pháp chuột túi hay da kề da là cách ôm giữ sát trẻ vào ngực trong làn áo của người ôm trẻ sao cho có sự tiếp xúc da kề da giữa trẻ và người giữ trẻ. Mang tên Kangaroo vì phương pháp này giống như cách một con chuột túi mẹ giữ con, vừa để dùng hơi ấm của mình giữ ấm con vừa để bảo vệ con. Phương pháp này giúp trẻ mới ra đời vẫn giữ được sự mật thiết với cơ thể mẹ. Bố cũng có thể thực hiện phương pháp này nhưng tốt hơn nên để mẹ thực hiện vì mẹ cũng có thể đồng thời cho con bú.
Những lợi ích của phương pháp chuột túi
- Đối với mẹ, phương pháp chuột túi duy trì mối quan hệ tình cảm mẹ con gắn bó như lúc còn trong bụng mẹ. Nhờ đó xây dựng niềm tin về khả năng chăm sóc trẻ của mẹ. Điều này làm tăng lượng sữa mẹ lên gấp hai lần giúp các bà mẹ có nhiều sữa hơn và cho con bú tốt hơn.
- Đối với con, hơi ấm của mẹ truyền qua con giúp ổn định nhiệt độ cơ thể trẻ, sự âu yếm của mẹ giúp trẻ an tâm. Ngoài ra nhịp tim, nhịp thở của mẹ cũng giúp trẻ ổn định nhịp thở và nhịp tim vốn rất dễ rối loạn thường gây nên những cơn ngừng thở, suy hô hấp phải xử trí cấp cứu.
Về tâm lý, sự gần gũi của mẹ giúp trẻ vơi đi nỗi lo lắng, sợ hãi ở môi trường bên ngoài, tạo nên giấc ngủ dài hơn, trẻ ít khóc hơn. Những điều này vừa giúp trẻ tăng cân vừa làm sâu đậm tình cảm mẹ con.
Phương pháp cũng có tác dụng tích cực trên sức khỏe của trẻ, giúp trẻ ít bị nhiễm trùng bệnh viện, ít bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các nghiên cứu cũng cho kết quả có nhiều hứa hẹn trong điều trị cơn khóc dạ đề cũng như tác dụng tích cực trên sự phát triển vận động của trẻ.
Các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp chuột túi như thế nào và trong bao lâu?
- Việc áp dụng phương pháp chuột túi sau sinh càng sớm càng tốt, Mỗi trẻ sơ sinh đều có những điểm khác nhau nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng, thường từ một đến hai lần trong ngày, ấp bé vào ngực mỗi lần ba mươi phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực. Sau đó có thể kéo dài đến vài giờ, thực hiện hai đến ba lần trong ngày.
- Khi thực hiện phương pháp này các bà mẹ nhận biết bé khỏe bằng cách sờ tay chân bé thấy luôn ấm áp và trẻ cũng có cùng nhịp thở và nhịp tim với mẹ.
- Thời gian thích nghi về nhiệt độ của trẻ sơ sinh là từ ba tuần đến một tháng. Do vậy các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian trên hoặc cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định, lúc này trẻ sẽ tự rời mẹ ra.
Phương pháp Kanguru cũng rất hiệu quả với các em bé sơ sinh bình thường và ngày càng được các bà mẹ sử dụng.
AloBacsi.
Giữ ấm cho béthế nào cho đúng? Một vài lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn!
1. Với những bé sinh đủ ngày, đủ tháng và sức khỏe bình thường
- Sau khi sinh, nên cho cho bé nằm chung với mẹ ngay, để bé có thể cảm nhận được hơi ấm và tình yêu của mẹ.
- Chú ý giữ ấm các điểm quan trọng dễ bị nhiễm lạnh nhất trên cơ thể bé: lòng bàn chân, tay, chỏm đầu (thóp) và phổi. Để làm tốt việc này, trong những tuần đầu sau khi sinh, bạn cần đội mũ và đi tất tay, tất chân cho bé.
Chú ý gữ ấm cho bé nhưng cũng đừng ủ kỹ quá, khiến bé bị ngạt
- Sau khi cho bé đi tiêu, tiểu, bạn cần thay tã lót ngay để bé không bị ướt, bị nhiễm lạnh.
- Cho bé ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Đối với những bé sơ sinh đẻ đủ tháng nên để nhiệt độ trong phòng từ 22-24 độ C. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24-26 độ C.
- Khi cho bé ra ngoài, cần cho bé mặc đủ ấm, đặc biệt lưu ý giữ ấm vùng thóp đầu, và gan bàn chân bé. Khi vào trong phòng ấm, bạn nhớ cởi bớt đồ cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
- Trong đêm lạnh, nên đắp thêm chăn cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, có thể gây khó thở.
- Tắm nắng cho bé vào lúc nắng sớm ấm áp (khoảng 9-10 giờ sáng vào ngày thường và 10-11 giờ vào những ngày đông) và nên sử dụng quạt sưởi nếu trời lạnh.
- Nhiều bà mẹ sợ bé bị lạnh nên ôm ấp con thường xuyên kể cả khi đi ngủ. Làm như vậy không tốt bởi cơ hội truyền nhiễm vi khuẩn cho bé thông qua đường hô hấp hay tiếp xúc ngoài da rất cao. Đó là chưa kể đến trường hợp, mẹ ngủ say có thể dùng tay hay chăn bịt kín Mũi của trẻ dẫn đến bị ngạt thậm chí tử vong.
2. Với những bé sinh non hoặc có vấn để về sức khỏe
Những em bé này thường có sức đề kháng yếu, nên bên cạnh việc giữ ấm như các bé bình thường; bé thiếu tháng, bé yếu cần được chăm sóc đặc biệt để sớm thích nghi với môi trường bên ngoài.
Một phương pháp giữ ấm đơn giản, nhưng hiệu quả được các bác sĩ khuyến khích là giữ ấm cho bé bằng phương pháp Kangaroo.
Phương pháp Kangaroo là gì?
Phương pháp Kangaroo còn gọi là phương pháp chuột túi hay da kề da là cách ôm giữ sát trẻ vào ngực trong làn áo của người ôm trẻ sao cho có sự tiếp xúc da kề da giữa trẻ và người giữ trẻ. Mang tên Kangaroo vì phương pháp này giống như cách một con chuột túi mẹ giữ con, vừa để dùng hơi ấm của mình giữ ấm con vừa để bảo vệ con. Phương pháp này giúp trẻ mới ra đời vẫn giữ được sự mật thiết với cơ thể mẹ. Bố cũng có thể thực hiện phương pháp này nhưng tốt hơn nên để mẹ thực hiện vì mẹ cũng có thể đồng thời cho con bú.
Những lợi ích của phương pháp chuột túi
- Đối với mẹ, phương pháp chuột túi duy trì mối quan hệ tình cảm mẹ con gắn bó như lúc còn trong bụng mẹ. Nhờ đó xây dựng niềm tin về khả năng chăm sóc trẻ của mẹ. Điều này làm tăng lượng sữa mẹ lên gấp hai lần giúp các bà mẹ có nhiều sữa hơn và cho con bú tốt hơn.
- Đối với con, hơi ấm của mẹ truyền qua con giúp ổn định nhiệt độ cơ thể trẻ, sự âu yếm của mẹ giúp trẻ an tâm. Ngoài ra nhịp tim, nhịp thở của mẹ cũng giúp trẻ ổn định nhịp thở và nhịp tim vốn rất dễ rối loạn thường gây nên những cơn ngừng thở, suy hô hấp phải xử trí cấp cứu.
Về tâm lý, sự gần gũi của mẹ giúp trẻ vơi đi nỗi lo lắng, sợ hãi ở môi trường bên ngoài, tạo nên giấc ngủ dài hơn, trẻ ít khóc hơn. Những điều này vừa giúp trẻ tăng cân vừa làm sâu đậm tình cảm mẹ con.
Phương pháp cũng có tác dụng tích cực trên sức khỏe của trẻ, giúp trẻ ít bị nhiễm trùng bệnh viện, ít bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các nghiên cứu cũng cho kết quả có nhiều hứa hẹn trong điều trị cơn khóc dạ đề cũng như tác dụng tích cực trên sự phát triển vận động của trẻ.
Các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp chuột túi như thế nào và trong bao lâu?
- Việc áp dụng phương pháp chuột túi sau sinh càng sớm càng tốt, Mỗi trẻ sơ sinh đều có những điểm khác nhau nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng, thường từ một đến hai lần trong ngày, ấp bé vào ngực mỗi lần ba mươi phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực. Sau đó có thể kéo dài đến vài giờ, thực hiện hai đến ba lần trong ngày.
- Khi thực hiện phương pháp này các bà mẹ nhận biết bé khỏe bằng cách sờ tay chân bé thấy luôn ấm áp và trẻ cũng có cùng nhịp thở và nhịp tim với mẹ.
- Thời gian thích nghi về nhiệt độ của trẻ sơ sinh là từ ba tuần đến một tháng. Do vậy các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian trên hoặc cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định, lúc này trẻ sẽ tự rời mẹ ra.
Phương pháp Kanguru cũng rất hiệu quả với các em bé sơ sinh bình thường và ngày càng được các bà mẹ sử dụng.
AloBacsi.