Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Tăng cân quá mức khi mang thai, nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sỹ trực tuyến, post: 15407, member: 730"]</p><p><strong>Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ thường cố gắng tẩm bổ “cho con” nhưng việc tăng cân quá mức khiến các bà mẹ có nguy cơ trong thai kỳ và cả cho đứa bé.</strong></p><p></p><p></p><p>Chị Vũ Hương Giang - 31 tuổi, ở quận Ba Đình, TP Hà Nội - sau gần 3 năm kết hôn mới có tin vui. Không chỉ vợ chồng Giang mà ông bà nội, ngoại đều tích cực chăm sóc, bồi bổ cho chị với quan niệm “cho cháu”. Vì vậy, khi có thai được 8 tháng, chị đã tăng 24 kg. Bác sĩ cho hay cân nặng của chị tăng quá mức so với chuẩn, còn thai nhi bị đe dọa suy dinh dưỡng. </p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://nld.vcmedia.vn/ldRiJZu45SPtwvaiFMeTUt4yJXTMrt/Image/2013/06/02/13anhchot13_5d673.jpg" data-url="http://nld.vcmedia.vn/ldRiJZu45SPtwvaiFMeTUt4yJXTMrt/Image/2013/06/02/13anhchot13_5d673.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p> <p style="text-align: center">Thai phụ cần đi khám định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ và bé</p><p></p><p></p><p><strong>Sai lầm “ăn cho 2 người”</strong></p><p></p><p></p><p>Cũng với mong muốn sinh con ra trông thật bụ bẫm nên chị Phạm Hải Quỳnh - ngụ TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - đã lên cho mình thực đơn ăn uống dày đặc theo phương châm “không đói cũng phải ăn để cho con”. Hơn 3 tháng thai nghén, Quỳnh ăn không được, thai nhi chậm lớn khiến chị rất lo lắng. Sang tháng thứ 6, “chiến dịch” tẩm bổ của chị bắt đầu có hiệu quả khi số cân nặng cơ thể tăng mỗi tuần 1 kg.</p><p></p><p></p><p>Nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt nên hằng ngày, Quỳnh đều tẩm bổ thêm vài đĩa hải sản, 4-5 ly sữa và nhiều loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, chị tăng cân quá nhanh cộng với biểu hiện nhức đầu, phù chân tay… Đến tháng thứ 8, bác sĩ phát hiện chị bị đái tháo đường thai kỳ, chỉ số đường huyết cao gấp 3 lần người bình thường. Quỳnh phải sinh mổ do huyết áp tăng đột biến, con chị nặng 4,2 kg nhưng bị suy hô hấp.</p><p>Thai phụ nên kiểm tra sức khỏe và ðuợc tu vấn thuờng xuyên về chế ðộ dinh duỡng suốt thai kỳ</p><p></p><p></p><p>Theo bác sĩ Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ bà bầu thừa cân ngày càng nhiều cũng vì do hiểu sai với quan niệm “ăn cho 2 người”. “Khi mang thai, nhiều chị em vì lo lắng thái quá cho sự phát triển của con nên cố ăn uống thật nhiều. Tâm lý ăn càng nhiều chất càng tốt, càng đủ dinh dưỡng, con mới bụ bẫm đã khiến nhiều chị em khó có thể sinh thường, thậm chí còn gặp nguy cơ mắc các biến chứng khi mang thai và sinh nở” - bác sĩ Quyết cảnh báo.</p><p></p><p></p><p><strong>Nhiều nguy cơ cho mẹ và bé</strong></p><p></p><p></p><p>Các chuyên gia khẳng định mức tăng cân “chuẩn” trong suốt quá trình mang thai là vào khoảng 9-12 kg. Nếu mẹ béo thì trọng lượng này là 6-8 kg và song thai là 15-18 kg. Tẩm bổ quá nhiều dẫn đến việc thừa chất. Tăng cân quá mức kéo theo hàng loạt nguy cơ cho mẹ và bé như đau lưng, táo bón, chuột rút, khó thở, kiệt sức..., thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng như tiểu đường thai nghén, tăng huyết áp, con quá to phải sinh mổ, sinh non…</p><p></p><p></p><p>PGS-TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa - Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết: “Khi người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, thai có thể quá to hoặc bị suy dinh dưỡng. Bản thân người mẹ khi mắc bệnh cũng dễ tăng huyết áp, nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây tiền sản giật, tăng nguy cơ dị tật thai nhi, đa ối, sinh non và nhiều tai biến lúc sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con. Không những thế, những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ còn dễ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, tử vong lúc sinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch khi trưởng thành”.</p><p></p><p></p><p>Theo các bác sĩ, tình trạng dinh dưỡng thai kỳ thường được theo dõi bằng quá trình lên cân của người mẹ. Tăng cân đồng nghĩa với việc thai nhi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng để phát triển ổn định và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều bà mẹ dù ăn uống rất nhiều, cân nặng tăng vù vù nhưng mẹ béo phì mà thai thì vẫn còi cọc.</p><p></p><p></p><p>Bác sĩ Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám, Tư vấn dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể do bà mẹ ăn nhiều nhưng chưa đủ các loại thực phẩm dẫn đến thai nhi thiếu đa vi chất, chậm phát triển. “Phụ nữ bình thường cần 2.000 calo/ngày cho các hoạt động nhẹ nhàng. Khi có thai, nhu cầu năng lượng tăng lên, ở thời kỳ đầu cần thêm 100 calo/ngày. Trong những tháng còn lại, mỗi ngày thai phụ cần thêm khoảng 250- 300 calo để bảo đảm dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Vì vậy, không nên ăn khẩu phần tăng gấp đôi bình thường” - bác sĩ Hải khuyến cáo.</p><p></p><p></p><p>Theo bác sĩ Quyết, nhiều bà mẹ thường có cảm giác an tâm và tự hào khi sinh những đứa con có cân nặng vượt trội. Tuy nhiên, các trường hợp thai to vì cân nặng quá mức đồng nghĩa với nguy cơ tai biến cao hơn. Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh hiện nay tại Việt Nam là 3-3,2 kg, nếu cân nặng của thai nhi lúc sinh trên 4 kg thì trẻ có thể có vấn đề về sức khỏe. Những em bé này cần được chăm sóc kỹ hơn nhiều so với trẻ có cân nặng bình thường.</p><p></p><p></p><p>Khi mang thai, 3 tháng đầu do nghén nên người mẹ ít tăng cân, 3 tháng giữa tăng khoảng 4-5 kg và 3 tháng cuối cần tăng khoảng 5-6 kg. </p><p></p><p>(Người lao động)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sỹ trực tuyến, post: 15407, member: 730"] [B]Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ thường cố gắng tẩm bổ “cho con” nhưng việc tăng cân quá mức khiến các bà mẹ có nguy cơ trong thai kỳ và cả cho đứa bé.[/B] Chị Vũ Hương Giang - 31 tuổi, ở quận Ba Đình, TP Hà Nội - sau gần 3 năm kết hôn mới có tin vui. Không chỉ vợ chồng Giang mà ông bà nội, ngoại đều tích cực chăm sóc, bồi bổ cho chị với quan niệm “cho cháu”. Vì vậy, khi có thai được 8 tháng, chị đã tăng 24 kg. Bác sĩ cho hay cân nặng của chị tăng quá mức so với chuẩn, còn thai nhi bị đe dọa suy dinh dưỡng. [CENTER][IMG]http://nld.vcmedia.vn/ldRiJZu45SPtwvaiFMeTUt4yJXTMrt/Image/2013/06/02/13anhchot13_5d673.jpg[/IMG] Thai phụ cần đi khám định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ và bé[/CENTER] [B]Sai lầm “ăn cho 2 người”[/B] Cũng với mong muốn sinh con ra trông thật bụ bẫm nên chị Phạm Hải Quỳnh - ngụ TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - đã lên cho mình thực đơn ăn uống dày đặc theo phương châm “không đói cũng phải ăn để cho con”. Hơn 3 tháng thai nghén, Quỳnh ăn không được, thai nhi chậm lớn khiến chị rất lo lắng. Sang tháng thứ 6, “chiến dịch” tẩm bổ của chị bắt đầu có hiệu quả khi số cân nặng cơ thể tăng mỗi tuần 1 kg. Nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt nên hằng ngày, Quỳnh đều tẩm bổ thêm vài đĩa hải sản, 4-5 ly sữa và nhiều loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, chị tăng cân quá nhanh cộng với biểu hiện nhức đầu, phù chân tay… Đến tháng thứ 8, bác sĩ phát hiện chị bị đái tháo đường thai kỳ, chỉ số đường huyết cao gấp 3 lần người bình thường. Quỳnh phải sinh mổ do huyết áp tăng đột biến, con chị nặng 4,2 kg nhưng bị suy hô hấp. Thai phụ nên kiểm tra sức khỏe và ðuợc tu vấn thuờng xuyên về chế ðộ dinh duỡng suốt thai kỳ Theo bác sĩ Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ bà bầu thừa cân ngày càng nhiều cũng vì do hiểu sai với quan niệm “ăn cho 2 người”. “Khi mang thai, nhiều chị em vì lo lắng thái quá cho sự phát triển của con nên cố ăn uống thật nhiều. Tâm lý ăn càng nhiều chất càng tốt, càng đủ dinh dưỡng, con mới bụ bẫm đã khiến nhiều chị em khó có thể sinh thường, thậm chí còn gặp nguy cơ mắc các biến chứng khi mang thai và sinh nở” - bác sĩ Quyết cảnh báo. [B]Nhiều nguy cơ cho mẹ và bé[/B] Các chuyên gia khẳng định mức tăng cân “chuẩn” trong suốt quá trình mang thai là vào khoảng 9-12 kg. Nếu mẹ béo thì trọng lượng này là 6-8 kg và song thai là 15-18 kg. Tẩm bổ quá nhiều dẫn đến việc thừa chất. Tăng cân quá mức kéo theo hàng loạt nguy cơ cho mẹ và bé như đau lưng, táo bón, chuột rút, khó thở, kiệt sức..., thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng như tiểu đường thai nghén, tăng huyết áp, con quá to phải sinh mổ, sinh non… PGS-TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa - Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết: “Khi người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, thai có thể quá to hoặc bị suy dinh dưỡng. Bản thân người mẹ khi mắc bệnh cũng dễ tăng huyết áp, nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây tiền sản giật, tăng nguy cơ dị tật thai nhi, đa ối, sinh non và nhiều tai biến lúc sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con. Không những thế, những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ còn dễ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, tử vong lúc sinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch khi trưởng thành”. Theo các bác sĩ, tình trạng dinh dưỡng thai kỳ thường được theo dõi bằng quá trình lên cân của người mẹ. Tăng cân đồng nghĩa với việc thai nhi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng để phát triển ổn định và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều bà mẹ dù ăn uống rất nhiều, cân nặng tăng vù vù nhưng mẹ béo phì mà thai thì vẫn còi cọc. Bác sĩ Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám, Tư vấn dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể do bà mẹ ăn nhiều nhưng chưa đủ các loại thực phẩm dẫn đến thai nhi thiếu đa vi chất, chậm phát triển. “Phụ nữ bình thường cần 2.000 calo/ngày cho các hoạt động nhẹ nhàng. Khi có thai, nhu cầu năng lượng tăng lên, ở thời kỳ đầu cần thêm 100 calo/ngày. Trong những tháng còn lại, mỗi ngày thai phụ cần thêm khoảng 250- 300 calo để bảo đảm dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Vì vậy, không nên ăn khẩu phần tăng gấp đôi bình thường” - bác sĩ Hải khuyến cáo. Theo bác sĩ Quyết, nhiều bà mẹ thường có cảm giác an tâm và tự hào khi sinh những đứa con có cân nặng vượt trội. Tuy nhiên, các trường hợp thai to vì cân nặng quá mức đồng nghĩa với nguy cơ tai biến cao hơn. Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh hiện nay tại Việt Nam là 3-3,2 kg, nếu cân nặng của thai nhi lúc sinh trên 4 kg thì trẻ có thể có vấn đề về sức khỏe. Những em bé này cần được chăm sóc kỹ hơn nhiều so với trẻ có cân nặng bình thường. Khi mang thai, 3 tháng đầu do nghén nên người mẹ ít tăng cân, 3 tháng giữa tăng khoảng 4-5 kg và 3 tháng cuối cần tăng khoảng 5-6 kg. (Người lao động) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Tăng cân quá mức khi mang thai, nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Top
Dưới