Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Sơ sinh
4 lý do giúp trẻ sơ sinh phát triển tâm lý lành mạnh
Nội dung
<p>[QUOTE="tuvansuckhoe365, post: 15916, member: 4017"]</p><p><strong><span style="font-size: 18px">3 khả năng cần thiết cho trẻ 5 tuổi phát triển hoàn thiện</span></strong></p><p></p><p></p><p>Khi trẻ lên 5 tuổi các ông bố bà mẹ cần tạo cơ hội và điều kiện giúp cho trẻ có thể thu nạp được những khả năng cơ bản nhất về vận động và tư duy vì khi trẻ lên 5 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh và đạt được nhiều khả năng nhất từ khả năng vận động thô, vận động tinh cho đến khả năng về ngôn ngữ, về tư duy logic…</p><p></p><p></p><p><img src="http://1.bp.blogspot.com/-XdlveRGwcqg/UcJpvXVT72I/AAAAAAAABLQ/Ftqm70BytII/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-11.JPG" data-url="http://1.bp.blogspot.com/-XdlveRGwcqg/UcJpvXVT72I/AAAAAAAABLQ/Ftqm70BytII/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-11.JPG" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p><strong>1.Khả năng phân tích/ tổng hợp:</strong></p><p>Phân tích tổng hợp là bước đầu cho sự phát triển tư duy logic ở trẻ 5 tuổi, mà trước đó là những tư duy tiền logic ở trẻ dưới 5 tuổi. Trước đây ở lứa tuổi nhỏ hơn, với tư duy trực quan thì trẻ chỉ có những hình ảnh trong tâm trí khi thấy được những hình ảnh cụ thể trước mắt, chưa có được sự liên tưởng giữa các hình ảnh mà trẻ đã nhìn thấy trước đó ( được lưu giữ trong ký ức) để tạo nên một chuỗi các hoạt động xảy ra theo trình tự thời gian. Cái nhìn của trẻ là một cái nhìn tổng thể, chưa có khả năng phân tích.</p><p></p><p></p><p>Dần dần, cùng với sự quan sát và được hướng dẫn, tham gia chơi các trò chơi…Trẻ bắt đầu nhận ra những đặc điểm của các đồ vật, con vật và các loại thực vật có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau …để có thể xếp cùng nhóm với những đặc tính chung. Trẻ bắt đầu có được khả năng sắp xếp các hoạt động trước – sau và đi đến khả năng có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra sau đó.</p><p></p><p></p><p><u>Ví dụ</u>: Trẻ phân biệt hay nhận ra chiếc xe gắn máy của bố, nhưng không phân tích được nó khác với những chiếc xe khác ở điểm nào.</p><p></p><p></p><p>Trên cơ sở đó trẻ sẽ từng bước hình thành tư duy logic – đây là một yếu tố quan trọng để cho trẻ học môn toán trong suốt cấp Tiểu học, vì các kết quả của toán học là hệ quả của các yếu tố có trước. Vì vậy ngoài những gì trẻ học được ở nhà trường Mẫu giáo, trong các hoạt động tại gia đình, các phụ huynh nên tìm cách giúp cho trẻ có điều kiện quan sát, suy luận với những gợi ý trong các hoạt động tại gia đình bằng việc cho trẻ chơi hay xem các trò chơi phân loại, xếp nhóm, tìm điểm khác nhau, giống nhau và đưa ra các câu hỏi đại loại như:</p><p></p><p></p><p><img src="http://3.bp.blogspot.com/-yDyNahmrw3E/UcJpvIKHfbI/AAAAAAAABLM/H5we7js3mcM/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-22.JPG" data-url="http://3.bp.blogspot.com/-yDyNahmrw3E/UcJpvIKHfbI/AAAAAAAABLM/H5we7js3mcM/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-22.JPG" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p>Sau điều này sẽ là cái gì ? điều gì sẽ xảy ra ? hay cụ thể hơn như: Nhà mình có 4 người, bố, mẹ con và em, vậy con sẽ cắt cái bánh làm bao nhiêu phần để cho mỗi người ?</p><p></p><p></p><p>Phụ huynh cần giúp cho trẻ nhận ra mặt số và số lượng ( 1 = một con gà, 1 trái banh; 2 = hai quả cam …) tập đếm dưới nhiều hình thức khác nhau : đếm bằng ngón tay, đếm bằng que, bằng các hình cụ thể… Khi trẻ đã có những kiến thức cơ bản về số, bố mẹ có thể dạy trẻ những phép tính đơn giản, từ đó giúp cho việc nâng cao khả năng tư duy trừu tượng ( phía bán cầu não trái) đây là bán cầu điều khiển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tính toán, suy luận.. sẽ giúp trẻ phát triển tốt tư duy logic.</p><p></p><p></p><p>Trong trường hợp trẻ làm kém hay chưa biết thực hiện các yêu cầu này thì đây chính là một trong những mục tiêu cần đặt ra trong việc chuẩn bị về năng lực và nhận thức cho các bé khi bước vào lớp Một.</p><p></p><p></p><p><strong>2.Khả năng vận động thô/vận động tinh:</strong></p><p>Khả năng vận động của một đứa trẻ được đánh giá qua hai khía cạnh: Các hoạt động chạy, nhảy, leo trèo, cầm nắm, ném chụp .v.v.v được gọi là vận động thô mà hầu như trẻ nào cũng đạt được ở một mức độ nào đó mà không cần có sự tập luyện.</p><p></p><p></p><p><img src="http://1.bp.blogspot.com/-4bWwEzTAiY4/UcJpvnDA4BI/AAAAAAAABLY/_iQev2CwLcc/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-33.JPG" data-url="http://1.bp.blogspot.com/-4bWwEzTAiY4/UcJpvnDA4BI/AAAAAAAABLY/_iQev2CwLcc/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-33.JPG" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p>Với trẻ 5 tuổi thì các em có thể đạt được các hoạt động tinh tế hơn như cầm muỗng đũa, cài và cởi cúc áo, dùng kéo cắt giấy, viết, cột dây giầy, cầm bút tô màu, cầm cọ vẽ hình…vv. Đây là các vận động tinh, các vận động này cần phải được tập luyện trong một thời gian và đưa đến kết quả là có những trẻ khéo léo bên cạnh những trẻ vụng về. Có những trẻ phải tập luyện rất lâu mới có thể đạt được những kỹ năng cơ bản nhưng cũng có những trẻ chỉ cần tập qua loa cũng có thể đạt được mức độ khéo léo mà dân gian thường gọi là những người có hoa tay (trên các đầu ngón tay có những vân tay hình vòng tròn đồng tâm và họ tin rằng những người này rất khéo tay) hay có bàn tay tài hoa.</p><p></p><p></p><p>Việc tập luyện này đã được đưa vào trong chương trình MG 4 – 5 tuổi , thế nhưng nếu bố mẹ muốn con đạt được những kết quả tốt trong quá trình học tập, thì nên chú ý tập cho trẻ biết cách cầm viết cho đúng, biết sử dụng dao, kéo, muỗng, đũa một cách thuần thục mà chủ yếu là thông qua các trò chơi cũng như các hoạt động phụ giúp bố mẹ trong các chuyện lặt vặt tại gia đình. Chúng ta đừng nên nghĩ rằng vì trẻ còn nhỏ nên không cần tham gia vào các hoạt động trong nhà, đã có người lớn hay người giúp việc làm giúp rồi, chỉ cần tập trung thì giờ cho trẻ đi học các môn năng khiếu hay tập rèn chữ là đủ vì điều đó không chỉ làm cho trẻ trở nên mệt mỏi vì việc học, mà còn trở nên lười biếng, kém linh hoạt và thiếu tự tin, là những điều sẽ gây ra những cản trở lớn cho chính việc học của trẻ.</p><p></p><p></p><p>Chúng ta nên biết rằng những hoạt động vui chơi có hoạt động với công cụ và các công việc phụ giúp một số việc lặt vặt trong gia đình của trẻ không phải là thừa, mà đó là những hoạt động hết sức cần thiết, vừa giúp trẻ phát triển về kỹ năng, vừa giúp trẻ định hình nhân cách một cách tốt đẹp hơn.</p><p></p><p></p><p>Với trẻ 5 tuổi thì hầu hết trẻ đều thành thạo trong các vận động thô và cũng thích được “khai thác” và “nâng cao” kỹ năng này trong các trò chơi. Chúng ta nên dựa vào xu thế này để rèn tập cho các em những kỹ năng khéo léo ngày một tốt hơn thông qua các trò chơi vận động. Điều này vừa đem lại sức khỏe cho trẻ, vừa đem đến sự tự tin là yếu tố cần thiết cho một sự khởi đầu thành công trên con đường học vấn.</p><p></p><p></p><p>Với các khả năng vận động tinh, chúng ta cần tập cho trẻ biết cách dùng đũa để tự mình gắp thức ăn và ăn cơm, điều này cũng được bắt đầu từ các trò chơi. Tập cho trẻ khả năng tự mình cởi áo, cài cúc, kéo dây kéo, cột giây giầy, thắt nút giây…Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ vẽ bằng cọ, sử dụng màu nước để tô màu, tập gấp giấy các mô hình, nặn đất sét và lắp ráp các đồ chơi đơn giản làm từ các vật liệu có sẵn chung quanh như hộp giấy, bìa cứng, ly hay chai nhựa. Việc tập luyện các kỹ năng khéo tay vừa giúp trẻ có thêm những thú vui, vừa làm gia tăng sự tự tin cho trẻ khi bước vào lớp Một, để dần dần đạt đến những kết quả tốt đẹp trong việc tập viết chữ, cắt kéo dán thủ công…Đây cũng là một yếu tố để kích thích sự ham thích học tập nơi trẻ.</p><p></p><p></p><p><img src="http://1.bp.blogspot.com/-XRGKbqzF08s/UcJpzf0tfqI/AAAAAAAABLk/SCozxpYt2cI/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-44.JPG" data-url="http://1.bp.blogspot.com/-XRGKbqzF08s/UcJpzf0tfqI/AAAAAAAABLk/SCozxpYt2cI/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-44.JPG" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p><strong>3.Khả năng phát triển về nghe và nhìn</strong></p><p>Trong giai đoạn này, trẻ phát triển trí tưởng tượng khá tốt và bắt đầu biết phân biệt được điều tốt, xấu. Dù quan điểm về tốt xấu hay thiện ác của trẻ còn đơn giản. Đối với trẻ thì cái gì sáng, đẹp, dễ thương, nhỏ nhắn là tốt, còn cái gì tối, xấu, to lớn, dị hợm là xấu. Từ đó, trẻ thích nghe những câu chuyện cổ tích có nội dung Thiện – Ác được phân biệt rõ ràng, kết thúc có hậu là kẻ ác bị trừng trị còn người tốt thì được hưởng phúc và sợ hãi trước bóng tối, trước cái gì to lớn, gớm ghiếc !</p><p></p><p></p><p>Có suy nghĩ cho rằng, trong một số truyện cổ tích như chuyện Tấm – Cám, truyện Alibaba và 40 tên cướp có nội dung bạo lực khi mà cả những nhân vật chính diện cũng có những hành động có vẻ tàn ác, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu lên đứa trẻ. Thực ra, truyện cổ tích phân biệt Thiện – Ác rất rõ ràng, kết thúc luôn có hậu và những gì mà kẻ ác trong các câu chuyện nhận lãnh chỉ là những hậu quả do sự ác độc của chúng mà thôi. Điều đó khác hẳn với phần lớn các truyện tranh dành cho thiếu nhi ngày nay, khi mà sự phân biệt giữa Thiện ác rất mơ hồ, và những tội ác trong các câu chuyện chỉ là do lòng đố kỵ, ganh ghét thậm chí được xem là một thú vui, hay có khi không vì một lý do gì cả … Chính điều này sẽ khiến cho trẻ bị lẫn lộn, không cho kẻ ác là xấu nữa và từ đó có thể đưa đến những việc bắt chước tai hại sau này.</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p><u>Chú ý: </u>Ở độ tuổi này các bậc cha mẹ không nên đặt ra nhiều kỳ vọng để buộc trẻ phải có những nỗ lực “vượt lên chính mình” qua việc học ngoại ngữ, vi tính, học trước chương trình, học các môn năng khiếu … Vì chúng ta nên nhớ, đây chỉ là giai đoạn để “đúc nền” cho trẻ có được một sức khỏe nội tại ổn định, đủ sức để bước vào một hành trình dài hơi suốt từ năm lớp Một cho đến năm lớp 12 ! Vì vậy, việc dạy trước những kiến thức cùng những điều mà trẻ còn rất nhiều thời gian để thu hoạch, cũng như việc xây dựng một chương trình học tập nặng nề về những kiến thức đủ mọi loại ở cấp 1 là điều hết sức sai lầm.</p><p></p><p></p><p><strong><p style="text-align: right"><span style="font-size: 22px">Cachchuabenh.net</span></p><p></strong>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="tuvansuckhoe365, post: 15916, member: 4017"] [B][SIZE="5"]3 khả năng cần thiết cho trẻ 5 tuổi phát triển hoàn thiện[/SIZE][/B] Khi trẻ lên 5 tuổi các ông bố bà mẹ cần tạo cơ hội và điều kiện giúp cho trẻ có thể thu nạp được những khả năng cơ bản nhất về vận động và tư duy vì khi trẻ lên 5 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh và đạt được nhiều khả năng nhất từ khả năng vận động thô, vận động tinh cho đến khả năng về ngôn ngữ, về tư duy logic… [IMG]http://1.bp.blogspot.com/-XdlveRGwcqg/UcJpvXVT72I/AAAAAAAABLQ/Ftqm70BytII/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-11.JPG[/IMG] [B]1.Khả năng phân tích/ tổng hợp:[/B] Phân tích tổng hợp là bước đầu cho sự phát triển tư duy logic ở trẻ 5 tuổi, mà trước đó là những tư duy tiền logic ở trẻ dưới 5 tuổi. Trước đây ở lứa tuổi nhỏ hơn, với tư duy trực quan thì trẻ chỉ có những hình ảnh trong tâm trí khi thấy được những hình ảnh cụ thể trước mắt, chưa có được sự liên tưởng giữa các hình ảnh mà trẻ đã nhìn thấy trước đó ( được lưu giữ trong ký ức) để tạo nên một chuỗi các hoạt động xảy ra theo trình tự thời gian. Cái nhìn của trẻ là một cái nhìn tổng thể, chưa có khả năng phân tích. Dần dần, cùng với sự quan sát và được hướng dẫn, tham gia chơi các trò chơi…Trẻ bắt đầu nhận ra những đặc điểm của các đồ vật, con vật và các loại thực vật có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau …để có thể xếp cùng nhóm với những đặc tính chung. Trẻ bắt đầu có được khả năng sắp xếp các hoạt động trước – sau và đi đến khả năng có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra sau đó. [U]Ví dụ[/U]: Trẻ phân biệt hay nhận ra chiếc xe gắn máy của bố, nhưng không phân tích được nó khác với những chiếc xe khác ở điểm nào. Trên cơ sở đó trẻ sẽ từng bước hình thành tư duy logic – đây là một yếu tố quan trọng để cho trẻ học môn toán trong suốt cấp Tiểu học, vì các kết quả của toán học là hệ quả của các yếu tố có trước. Vì vậy ngoài những gì trẻ học được ở nhà trường Mẫu giáo, trong các hoạt động tại gia đình, các phụ huynh nên tìm cách giúp cho trẻ có điều kiện quan sát, suy luận với những gợi ý trong các hoạt động tại gia đình bằng việc cho trẻ chơi hay xem các trò chơi phân loại, xếp nhóm, tìm điểm khác nhau, giống nhau và đưa ra các câu hỏi đại loại như: [IMG]http://3.bp.blogspot.com/-yDyNahmrw3E/UcJpvIKHfbI/AAAAAAAABLM/H5we7js3mcM/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-22.JPG[/IMG] Sau điều này sẽ là cái gì ? điều gì sẽ xảy ra ? hay cụ thể hơn như: Nhà mình có 4 người, bố, mẹ con và em, vậy con sẽ cắt cái bánh làm bao nhiêu phần để cho mỗi người ? Phụ huynh cần giúp cho trẻ nhận ra mặt số và số lượng ( 1 = một con gà, 1 trái banh; 2 = hai quả cam …) tập đếm dưới nhiều hình thức khác nhau : đếm bằng ngón tay, đếm bằng que, bằng các hình cụ thể… Khi trẻ đã có những kiến thức cơ bản về số, bố mẹ có thể dạy trẻ những phép tính đơn giản, từ đó giúp cho việc nâng cao khả năng tư duy trừu tượng ( phía bán cầu não trái) đây là bán cầu điều khiển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tính toán, suy luận.. sẽ giúp trẻ phát triển tốt tư duy logic. Trong trường hợp trẻ làm kém hay chưa biết thực hiện các yêu cầu này thì đây chính là một trong những mục tiêu cần đặt ra trong việc chuẩn bị về năng lực và nhận thức cho các bé khi bước vào lớp Một. [B]2.Khả năng vận động thô/vận động tinh:[/B] Khả năng vận động của một đứa trẻ được đánh giá qua hai khía cạnh: Các hoạt động chạy, nhảy, leo trèo, cầm nắm, ném chụp .v.v.v được gọi là vận động thô mà hầu như trẻ nào cũng đạt được ở một mức độ nào đó mà không cần có sự tập luyện. [IMG]http://1.bp.blogspot.com/-4bWwEzTAiY4/UcJpvnDA4BI/AAAAAAAABLY/_iQev2CwLcc/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-33.JPG[/IMG] Với trẻ 5 tuổi thì các em có thể đạt được các hoạt động tinh tế hơn như cầm muỗng đũa, cài và cởi cúc áo, dùng kéo cắt giấy, viết, cột dây giầy, cầm bút tô màu, cầm cọ vẽ hình…vv. Đây là các vận động tinh, các vận động này cần phải được tập luyện trong một thời gian và đưa đến kết quả là có những trẻ khéo léo bên cạnh những trẻ vụng về. Có những trẻ phải tập luyện rất lâu mới có thể đạt được những kỹ năng cơ bản nhưng cũng có những trẻ chỉ cần tập qua loa cũng có thể đạt được mức độ khéo léo mà dân gian thường gọi là những người có hoa tay (trên các đầu ngón tay có những vân tay hình vòng tròn đồng tâm và họ tin rằng những người này rất khéo tay) hay có bàn tay tài hoa. Việc tập luyện này đã được đưa vào trong chương trình MG 4 – 5 tuổi , thế nhưng nếu bố mẹ muốn con đạt được những kết quả tốt trong quá trình học tập, thì nên chú ý tập cho trẻ biết cách cầm viết cho đúng, biết sử dụng dao, kéo, muỗng, đũa một cách thuần thục mà chủ yếu là thông qua các trò chơi cũng như các hoạt động phụ giúp bố mẹ trong các chuyện lặt vặt tại gia đình. Chúng ta đừng nên nghĩ rằng vì trẻ còn nhỏ nên không cần tham gia vào các hoạt động trong nhà, đã có người lớn hay người giúp việc làm giúp rồi, chỉ cần tập trung thì giờ cho trẻ đi học các môn năng khiếu hay tập rèn chữ là đủ vì điều đó không chỉ làm cho trẻ trở nên mệt mỏi vì việc học, mà còn trở nên lười biếng, kém linh hoạt và thiếu tự tin, là những điều sẽ gây ra những cản trở lớn cho chính việc học của trẻ. Chúng ta nên biết rằng những hoạt động vui chơi có hoạt động với công cụ và các công việc phụ giúp một số việc lặt vặt trong gia đình của trẻ không phải là thừa, mà đó là những hoạt động hết sức cần thiết, vừa giúp trẻ phát triển về kỹ năng, vừa giúp trẻ định hình nhân cách một cách tốt đẹp hơn. Với trẻ 5 tuổi thì hầu hết trẻ đều thành thạo trong các vận động thô và cũng thích được “khai thác” và “nâng cao” kỹ năng này trong các trò chơi. Chúng ta nên dựa vào xu thế này để rèn tập cho các em những kỹ năng khéo léo ngày một tốt hơn thông qua các trò chơi vận động. Điều này vừa đem lại sức khỏe cho trẻ, vừa đem đến sự tự tin là yếu tố cần thiết cho một sự khởi đầu thành công trên con đường học vấn. Với các khả năng vận động tinh, chúng ta cần tập cho trẻ biết cách dùng đũa để tự mình gắp thức ăn và ăn cơm, điều này cũng được bắt đầu từ các trò chơi. Tập cho trẻ khả năng tự mình cởi áo, cài cúc, kéo dây kéo, cột giây giầy, thắt nút giây…Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ vẽ bằng cọ, sử dụng màu nước để tô màu, tập gấp giấy các mô hình, nặn đất sét và lắp ráp các đồ chơi đơn giản làm từ các vật liệu có sẵn chung quanh như hộp giấy, bìa cứng, ly hay chai nhựa. Việc tập luyện các kỹ năng khéo tay vừa giúp trẻ có thêm những thú vui, vừa làm gia tăng sự tự tin cho trẻ khi bước vào lớp Một, để dần dần đạt đến những kết quả tốt đẹp trong việc tập viết chữ, cắt kéo dán thủ công…Đây cũng là một yếu tố để kích thích sự ham thích học tập nơi trẻ. [IMG]http://1.bp.blogspot.com/-XRGKbqzF08s/UcJpzf0tfqI/AAAAAAAABLk/SCozxpYt2cI/s1600/phat-trien-tu-duy-cho-tre-5-tuoi-44.JPG[/IMG] [B]3.Khả năng phát triển về nghe và nhìn[/B] Trong giai đoạn này, trẻ phát triển trí tưởng tượng khá tốt và bắt đầu biết phân biệt được điều tốt, xấu. Dù quan điểm về tốt xấu hay thiện ác của trẻ còn đơn giản. Đối với trẻ thì cái gì sáng, đẹp, dễ thương, nhỏ nhắn là tốt, còn cái gì tối, xấu, to lớn, dị hợm là xấu. Từ đó, trẻ thích nghe những câu chuyện cổ tích có nội dung Thiện – Ác được phân biệt rõ ràng, kết thúc có hậu là kẻ ác bị trừng trị còn người tốt thì được hưởng phúc và sợ hãi trước bóng tối, trước cái gì to lớn, gớm ghiếc ! Có suy nghĩ cho rằng, trong một số truyện cổ tích như chuyện Tấm – Cám, truyện Alibaba và 40 tên cướp có nội dung bạo lực khi mà cả những nhân vật chính diện cũng có những hành động có vẻ tàn ác, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu lên đứa trẻ. Thực ra, truyện cổ tích phân biệt Thiện – Ác rất rõ ràng, kết thúc luôn có hậu và những gì mà kẻ ác trong các câu chuyện nhận lãnh chỉ là những hậu quả do sự ác độc của chúng mà thôi. Điều đó khác hẳn với phần lớn các truyện tranh dành cho thiếu nhi ngày nay, khi mà sự phân biệt giữa Thiện ác rất mơ hồ, và những tội ác trong các câu chuyện chỉ là do lòng đố kỵ, ganh ghét thậm chí được xem là một thú vui, hay có khi không vì một lý do gì cả … Chính điều này sẽ khiến cho trẻ bị lẫn lộn, không cho kẻ ác là xấu nữa và từ đó có thể đưa đến những việc bắt chước tai hại sau này. [U]Chú ý: [/U]Ở độ tuổi này các bậc cha mẹ không nên đặt ra nhiều kỳ vọng để buộc trẻ phải có những nỗ lực “vượt lên chính mình” qua việc học ngoại ngữ, vi tính, học trước chương trình, học các môn năng khiếu … Vì chúng ta nên nhớ, đây chỉ là giai đoạn để “đúc nền” cho trẻ có được một sức khỏe nội tại ổn định, đủ sức để bước vào một hành trình dài hơi suốt từ năm lớp Một cho đến năm lớp 12 ! Vì vậy, việc dạy trước những kiến thức cùng những điều mà trẻ còn rất nhiều thời gian để thu hoạch, cũng như việc xây dựng một chương trình học tập nặng nề về những kiến thức đủ mọi loại ở cấp 1 là điều hết sức sai lầm. [B][RIGHT][SIZE="6"]Cachchuabenh.net[/SIZE][/RIGHT][/B] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Sơ sinh
4 lý do giúp trẻ sơ sinh phát triển tâm lý lành mạnh
Top
Dưới