Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Làm thế nào để thai nhi xoay ngôi thuận lợi?
Nội dung
<p>[QUOTE="Lavender, post: 15852, member: 484"]</p><p>Vị trí tốt nhất để bé “chui” ra dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ.</p><p></p><p><strong> </strong></p><p><strong>Ngôi thai lý tưởng?</strong></p><p></p><p>Vị trí tốt nhất để bé “chui” ra dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.</p><p></p><p><strong>Ngôi sau là gì?</strong></p><p></p><p>Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp sau:</p><p></p><p>- Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.</p><p></p><p>- Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không).</p><p></p><p>- Thời gian chuyển dạ lâu hơn.</p><p></p><p>- Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.</p><p></p><p>Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng.</p><p></p><p>Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra.</p><p></p><p><img src="http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/phuongtt1/2009/04/bau-scan-7409.jpg" data-url="http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/phuongtt1/2009/04/bau-scan-7409.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p><strong>Tại sao lại “có” ngôi sau?</strong></p><p></p><p>Có một thức tế là những thai phụ sống trong các gia đình “có điều kiện” thường mang thai “ngôi sau” nhiều hơn những phụ nữ làm các công việc đồng áng hay phải cúi nhiều vì nấu nướng. Thật khó để giải thích lý do tại sao. Tuy nhiên, khi ngồi xe hơi hay thả mình trong ghế so-fa để xem ti vi, hoặc làm việc bên máy tính nhiều giờ, hông sẽ bị đẩy ra sau. Điều này luôn đúng nếu ngồi ở tư thế đầu gối cao hơn hông.</p><p></p><p>Khi khung xương chậu bị đẩy ra sau thì phần nặng nhất của thai nhi, thường là gáy và cột sống sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía lưng. Và từ đó hình thành nên vị trí ngôi sau, nằm tì vào cột sống của mẹ. Nếu ngồi ít và vận động nhiều, thai sẽ nằm chúc đầu và quay gáy về phía bụng do hông luôn được đánh về phía trước.</p><p></p><p><strong>Để bé tự xoay ngôi?</strong></p><p></p><p>Có rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để thai xoay đầu và ở vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Trong đó, các bà bầu có thể “khuyến khích” thai quay đầu theo vị trí ngôi trước bằng cách luôn để đầu gối thấp hơn hông:</p><p></p><p>- Đặt 1 miếng đệm lên ghế ô tô để nâng “bàn tọa” lên.</p><p></p><p>- Chiếc ghế bạn thường xuyên ngồi phải đáp ứng tiêu chí người đổ về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.</p><p></p><p>- Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc phải ngồi nhiều.</p><p></p><p>- Vừa xem tivi vừa bò 4 chân 10 phút mỗi ngày.</p><p></p><p>- Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.</p><p></p><p>Rất thú vị là tư thế nằm của mẹ cũng có thể làm vị trí ngôi thai thay đổi theo hướng tích cực. Khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Chỉ ở tư thế nằm nghiêng bên phải bé mới xoay được người và ở vị trí ngôi trước hay ngôi sau.</p><p></p><p>Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ mà dùng cả tay và chân để tập các bài thể dục cho hông từ tuần thứ 37 thai kỳ sẽ sinh con thuận lợi hơn do ngôi thai ở vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, với những phụ nữ có ngôi thai chưa thuận, tập động tác này 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp ngôi thai xoay chuyển như ý ở thời điểm chuyển dạ hay trước đó.</p><p></p><p><strong>Sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ</strong></p><p></p><p>Nếu là đứa con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn nếu là đứa thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn.</p><p></p><p>Thỉnh thoảng thai phụ sẽ thấy nhiều con gò trước khi thực sự chuyển dạ. Những cơn gò này có thể khiến các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn co bóp tử cung này chính là sự hỗ trợ để thai quay mặt về phía cột sống thay vì hướng mặt ra phía bụng. Cách tốt nhất khi gặp những tình huống này là nghỉ ngơi thật nhiều, vận động nhẹ; nhấm nháp cả ngày để đảm bảo năng lượng.</p><p></p><p>Cũng đừng quá lo lắng nếu kết quả kiểm tra cho thấy ngôi thai chưa ở vị trí như mong đợi. Bởi ngày nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp “mẹ tròn con vuông”.</p><p></p><p><strong>Có thể thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ?</strong></p><p></p><p>Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:</p><p></p><p>- Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.</p><p></p><p>- Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.</p><p></p><p>- Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.</p><p></p><p>- Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.</p><p></p><p>- Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.</p><p></p><p>- Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.</p><p></p><p>(Dân trí)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Lavender, post: 15852, member: 484"] Vị trí tốt nhất để bé “chui” ra dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. [B] Ngôi thai lý tưởng?[/B] Vị trí tốt nhất để bé “chui” ra dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu. [B]Ngôi sau là gì?[/B] Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp sau: - Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ. - Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không). - Thời gian chuyển dạ lâu hơn. - Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút. Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng. Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra. [IMG]http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/phuongtt1/2009/04/bau-scan-7409.jpg[/IMG] [B]Tại sao lại “có” ngôi sau?[/B] Có một thức tế là những thai phụ sống trong các gia đình “có điều kiện” thường mang thai “ngôi sau” nhiều hơn những phụ nữ làm các công việc đồng áng hay phải cúi nhiều vì nấu nướng. Thật khó để giải thích lý do tại sao. Tuy nhiên, khi ngồi xe hơi hay thả mình trong ghế so-fa để xem ti vi, hoặc làm việc bên máy tính nhiều giờ, hông sẽ bị đẩy ra sau. Điều này luôn đúng nếu ngồi ở tư thế đầu gối cao hơn hông. Khi khung xương chậu bị đẩy ra sau thì phần nặng nhất của thai nhi, thường là gáy và cột sống sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía lưng. Và từ đó hình thành nên vị trí ngôi sau, nằm tì vào cột sống của mẹ. Nếu ngồi ít và vận động nhiều, thai sẽ nằm chúc đầu và quay gáy về phía bụng do hông luôn được đánh về phía trước. [B]Để bé tự xoay ngôi?[/B] Có rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để thai xoay đầu và ở vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Trong đó, các bà bầu có thể “khuyến khích” thai quay đầu theo vị trí ngôi trước bằng cách luôn để đầu gối thấp hơn hông: - Đặt 1 miếng đệm lên ghế ô tô để nâng “bàn tọa” lên. - Chiếc ghế bạn thường xuyên ngồi phải đáp ứng tiêu chí người đổ về phía trước và đầu gối thấp hơn hông. - Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc phải ngồi nhiều. - Vừa xem tivi vừa bò 4 chân 10 phút mỗi ngày. - Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ. Rất thú vị là tư thế nằm của mẹ cũng có thể làm vị trí ngôi thai thay đổi theo hướng tích cực. Khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Chỉ ở tư thế nằm nghiêng bên phải bé mới xoay được người và ở vị trí ngôi trước hay ngôi sau. Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ mà dùng cả tay và chân để tập các bài thể dục cho hông từ tuần thứ 37 thai kỳ sẽ sinh con thuận lợi hơn do ngôi thai ở vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, với những phụ nữ có ngôi thai chưa thuận, tập động tác này 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp ngôi thai xoay chuyển như ý ở thời điểm chuyển dạ hay trước đó. [B]Sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ[/B] Nếu là đứa con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn nếu là đứa thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn. Thỉnh thoảng thai phụ sẽ thấy nhiều con gò trước khi thực sự chuyển dạ. Những cơn gò này có thể khiến các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn co bóp tử cung này chính là sự hỗ trợ để thai quay mặt về phía cột sống thay vì hướng mặt ra phía bụng. Cách tốt nhất khi gặp những tình huống này là nghỉ ngơi thật nhiều, vận động nhẹ; nhấm nháp cả ngày để đảm bảo năng lượng. Cũng đừng quá lo lắng nếu kết quả kiểm tra cho thấy ngôi thai chưa ở vị trí như mong đợi. Bởi ngày nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp “mẹ tròn con vuông”. [B]Có thể thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ?[/B] Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ: - Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt. - Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò. - Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ. - Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài. - Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa. - Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng. (Dân trí) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Làm thế nào để thai nhi xoay ngôi thuận lợi?
Top
Dưới