5 kinh nghiệm chia sẻ với bạn khi chăm sóc trẻ sơ sinh


42
2
6
36
Xu
0
5 kinh nghiệm chia sẻ với bạn khi chăm sóc trẻ sơ sinh


1. Cho bé nằm gối cao: Gối đầu quá cao hay quá thấp đều không tốt cho trẻ sơ sinh. Đầu của bé sơ sinh tương đối to, nếu gối quá thấp dễ làm cho bé bị trớ, nhưng nếu gối quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc hô hấp của bé. Gối thích hợp với bé cao khoảng 3-4cm. Cần thay đổi độ cao cho gối khi bé lớn dần.





2. Cho bé ngậm đầu vú cao su: Ngậm vú cao su thường xuyên có thể làm cho răng bé bị biến dạng, tạo thành hàm răng mọc không đều. Mặt khác, khi bé ngậm vú, miệng và dạ dày thông qua phản xạ thần kinh, không ngừng tiết dịch tiêu hóa, đến khi được ăn sữa thật sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Đó là chưa kể, vú cao su sẽ làm cho một lượng không khí lớn vào trong dạ dày và tá tràng, dễ làm cho trướng bụng, bị trớ và đau bụng. Thời gian kéo dài sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng.


3. Tắm quá nhiều: Da bé rất nhạy cảm với chất sừng mềm và mỏng. Tắm quá nhiều hoặc sử dụng xà phòng có tính kiềm mạnh thì sẽ làm trôi mất lớp mỡ trên bề mặt da và giảm chức năng kháng khuẩn tự nhiên của da.


4. Cho bé sơ sinh mặc áo len: Áo len, áo khoác và áo bẻ cổ đều không hợp với bé sơ sinh. Đây là giai đoạn phát triển nhanh, cơ năng của các khí quản, các hệ thống còn chưa hoàn thiện, non nớt, phản ứng đối với kích thích bên ngoài rất mẫn cảm, năng lực đề kháng vi khuẩn và ô nhiễm kém. Hơn nữa, áo len có nhiều sợi bông, khi bị sữa dính vào sẽ bị cứng, có thể kích thích da cổ làm cho cảm nhiễm.


5. Để bé ngủ trong phòng có điều hòa: Phòng điều hòa, không có không khí tươi mới nên lượng oxy rất ít, vi sinh vật gây bệnh dễ sinh sôi nảy nở trong khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Trẻ sẽ dễ bị ốm do nóng lạnh thất thường trong khi đường hô hấp chưa phát triển toàn diện.


Cachchuabenh.net (TH)
 

42
2
6
36
Xu
0
10 điều để nuôi con bằng sữa mẹ thành công và những lợi ích của sữa mẹ


Dưới đây là 10 điều để nuôi con bằng sữa mẹ thành công và những lợi ích của sữa mẹ





1. Huấn luyện cho tất cả các cán bộ y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện quy định này.


2. Thông tin cho tất cả các phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thực hiện.


3. Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng nửa giờ sau đẻ.


4. Có một quy định về nuôi con bằng sữa mẹ được viết thành văn bản, được phổ biến rộng rãi cho mọi cán bộ y tế.


5. Chỉ dẫn cho các bà mẹ cách cho con bú và cách duy trì sự tạo sữa mẹ ngay cả khi họ phải xa con.


6. Không cho trẻ sơ sinh bất cứ đồ ăn thức uống gì ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ định y tế.


7. Thực hành ở cùng phòng để con được gần mẹ suốt 24 giờ trong một ngày.


8. Khuyến khích cho bú theo nhu cầu.


9. Không cho con ngậm bất cứ loại vú giả hoặc đầu vú cao su nào.


10. Khuyến khích việc thành lập các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện.


Lợi ích cho trẻ


Đầu tiên, hãy khảo sát thành phần các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ để thấy vì sao sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho trẻ.


Tất cả các loại sữa đều chứa chất béo; chất béo này cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trẻ và động vật. Trong sữa mẹ có chứa những acid béo cần thiết và những acid béo này không hề hiện diện trong sữa bò. Những acid béo này rất cần cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của các mạch máu. Men lipase trong sữa mẹ giúp cho việc tiêu hóa chất béo được hoàn thiện hơn so với việc tiêu hóa chất béo trong sữa bò. Phân của trẻ bú mẹ thường mềm, một số trẻ bú mẹ có thể không đi cầu nhiều ngày nhưng điều đó hoàn toàn bình thường.


Sữa động vật có nhiều protein hơn sữa mẹ và chúng không thích hợp cho hai thận còn non nớt của trẻ. Protein trong sữa bò vón cục đặc hơn nên sữa bò khó tiêu hơn so với sữa mẹ; tính không dung nạp với protein trong sữa bò có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng khác. Trong sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn do đó, bú mẹ giúp cho trẻ có kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời khi mà cơ thể trẻ chưa tự tạo ra kháng thể.





Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng nhiều hơn sữa bò, đặc biệt là vitamin A và vitamin C. Nếu bà mẹ được cung cấp đủ vitamin A trong thức ăn thì lượng vitamin A chứa trong sữa mẹ có thể cung cấp đủ cho trẻ cả đến năm thứ hai của cuộc đời. Vitamin A có thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt.


Sắt đóng vai trò quan trọng để phòng chống thiếu máu, mỗi lượng sữa khác nhau đều chứa một lượng sắt rất nhỏ (khoảng 0.5 – 0.7mg/l) nhưng có một sự khác biệt quan trọng. Chỉ khoảng 10% sắt trong sữa bò được hấp thu nhưng có khoảng 50% sắt được hấp thu từ sữa mẹ; những đứa trẻ được nuôi từ sữa bò có thể không nhận đủ sắt và thường bị thiếu máu; trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì nhận đủ sắt và được bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu do thiếu sắt ít nhất đến sáu tháng tuổi.


Sữa mẹ không chỉ là thức ăn cho trẻ. Trong năm đầu tiên, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ và không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Trong sữa mẹ có chứa những kháng thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đây họ đã mắc. Trong sữa bò không hề có sự hiện diện của kháng thể.


Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau; nó thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một cử bú.


Sữa non có từ các ngày đầu sau sinh, sữa non có lượng ít, đặc và sáng màu. Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa chuyển tiếp, lượng sữa nhiều hơn. Sữa đầu có màu hơi xanh được sản xuất vào đầu bữa bú, sữa cuối có màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú. Sữa cuối chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo tăng dần vào cuối bữa bú. Sữa đầu được sản xuất với một lượng lớn, cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác và bởi vì trẻ bú một lượng lớn sữa đầu nên trẻ đã nhận được một lượng lớn nước, do đó khi bú mẹ trẻ không cần phải cho trẻ uống thêm nước.


Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng - đây chính là những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh - như tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp


Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân su đồng thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp. Sữa non tuy ít nhưng nhiều năng lượng, nói tóm lại sữa non là tất cả những gì trẻ cần trong những giờ đầu sau sanh.


Lợi ích cho mẹ


Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương, trẻ khóc ít hơn và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc nhất đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó sẽ tác động rất tốt đến việc giáo dục trẻ sau này.


Khi đứa trẻ nút vú, xung động cảm giác đi từ núm vú lên não tác động lên thùy trước tuyến yên ở não giúp bài tiết prolactin. Prolactin đi vào máu đến vú làm cho các tế bào bài tiết sữa sản xuất sữa, chính vì thế nó giúp cho vú tạo sữa cho bữa ăn tiếp theo. Prolactin làm cho bà mẹ cảm thấy thư giãn, đôi khi buồn ngủ; vì vậy bà mẹ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho bú vào ban đêm. Mặt khác, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể trì hoãn việc phóng noãn và có kinh lại do prolactin ức chế sự phóng noãn nên nếu cho con bú mẹ hoàn toàn bà mẹ có thể chậm có thai lại.


Sau khi sanh, tử cung co chắc lại thành một khối cầu an toàn để thực hiện cầm máu, việc cho bú sớm nửa giờ đầu sau sanh sẽ giúp tử cung co lại tốt hơn, và giảm việc chảy máu sau sanh.


Nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ cho con bú ít có nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng hơn người không cho con bú mẹ; mẹ cho con bú sẽ sớm lấy lại vóc dáng như mong muốn do sự tiêu thụ tích cực nguồn năng lượng.


Sữa mẹ luôn có sẵn với nhiệt độ thích hợp, mẹ có thể cho bé bú bất cứ khi nào và bất kỳ ở đâu mà không cần phải tiệt trùng bình sữa, pha sữa hay hâm nóng sữa.


Bất kỳ một loại sữa nhân tạo nào dù rẻ nhất được dùng cho trẻ cũng làm tốn một khoảng tiền không nhỏ trong ngân sách chi tiêu gia đình. Trong tháng đầu của cuộc sống, nếu thay sữa mẹ bằng sữa nhân tạo đứa trẻ cần ít nhất 2.5kg sữa, tháng thứ hai là 3.25kg, từ tháng thứ ba trở đi cần khoảng 4kg/tháng. Tổng lượng sữa trẻ cần trong 6 tháng là khoảng 54.4 hộp sữa, tương đương trên 20kg sữa. Mặt khác dù một số loại sữa đắt tiền có chất lượng gần giống sữa người nhưng chất lượng đạm và chất béo không bao giờ so sánh được với sữa mẹ và cũng không có bất kỳ hiệu sữa bột nào có chứa các chất kháng khuẩn.


Sự hỗ trợ cần thiết của xã hội và gia đình đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ


Lợi ích cho cộng đồng và cho môi trường



Còn tiếp(..........................................)




Theo: Cachchuabenh.net
 
42
2
6
36
Xu
0
Khám phá 6 bí mật ngạc nhiên nhất về trẻ sơ sinh


1. Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay


Đây là lý do vì sao các bé thường nắm tay. Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ sơ sinh không thẻ tự xòe bàn tay ra được.


Có một điều có thể các mẹ chưa biết là trẻ sơ sinh rất thích nắm bàn tay mẹ. Vì vậy mẹ hãy vuốt ve lòng bàn tay của bé để con có cơ hội được thực hiện điều mình thích nhé. Những em bé khỏe mạnh sẽ nắm tay rất chặt.






2. Bé không thể tự tạo ra nước mắt



Trẻ sơ sinh không tạo ra nước mắt khi khóc đâu nhé! Nguyên nhân là vì ống dẫn tuyến nước mắt chưa hoạt động thông suốt, ít nhất là một tháng sau khi sinh. Một số bé mất 3 tháng mới bắt đầu có nước mắt.


Điều đáng ngạc nhiên đối với trẻ mới sinh là chúng vẫn có thể chảy nước mắt – nhưng không phải vì khóc mà do phản xạ với môi trường xung quanh – ví dụ như hành tây cũng sẽ làm trẻ chảy nước mắt y như với người lớn.


Trẻ sơ sinh không nhìn được xa và rõ các đồ vật xung quanh. Chúng chỉ thấy hình khối và ánh sáng. Đó là lý do vì sao các món đồ chơi của trẻ luôn mang những tông màu tương phản và trẻ hay nhìn về phía của sổ hoặc những nơi có nguồn sáng rực rỡ.


3. Ngón chân trẻ thường cụp vào


Các ngón chân của trẻ sơ sinh thường cụp vào, nhưng mẹ hãy thử di chuyển hai ngón tay dọc theo bàn chân bé mà xem, các ngón chân sẽ duỗi thẳng ra ngay. Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh đấy.


Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên chơi đùa với bàn chân của trẻ sơ sinh bằng cách vuốt ve lòng bàn chân bé thì bạn sẽ thấy ngón chân cái của bé uốn cong lên và các ngón khác cũng sẽ như vậy.





4. Trẻ nằm ngủ giống tư thế trong bụng mẹ


Trẻ sơ sinh thường nằm ở tư thế như trong bụng mẹ, khi bé nằm ngửa thì chân tay phải ở tư thế cong gập như trong bào thai. Mẹ hãy để ý nhé vì nếu tay nào không cong gập thì là tay đó có vấn đề đấy, còn nếu hai chân không co lên mà cứ thẳng đơ thì có thể trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề ở não.


Đây là những phản xạ tự nhiên và rất nhỏ nhưng các mẹ nên chú ý để phát hiện sớm những bất thường ở trẻ sơ sinh.


5. Vừa thở vừa nuốt cùng lúc





Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Nhưng một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nuốt cùng một lúc đấy.


Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc. Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển.


6. Đầu gối của bé chưa được hình thành đầy đủ khi bé sinh ra. Nó chỉ là sụn. Sụn này sẽ chuyển sang xương trong độ tuổi 2-6.




Cachchuabenh.net - Tổng đài tư vấn 1900.8909
 
42
2
6
36
Xu
0
12 sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh


Tổng đài tư vấn sức khỏe trẻ em - 1900.8909


1. Mẹ kiêng ăn


Một số người nghĩ rằng bà mẹ phải kiêng ăn mới tốt cho sức khoẻ bà mẹ và có nguồn sữa tốt cho bé. Nhiều trường hợp chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối, hay thịt kho thật mặn, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho bà mẹ khó ăn uống, thiếu năng lượng, mệt mỏi, táo bón, thiếu canxi. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ cao để bù năng lượng mất do cuộc sinh và phải cho bú mẹ. Làm sao mẹ có được nguồn sữa mẹ tốt nếu ăn uống quá kiêng khem! Do đó, cách tốt nhất là cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú. Ăn uống đủ thành phần thịt, cá, trứng, rau, trái cây. Cho mẹ uống sữa thêm, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý mới khỏe mạnh và có nhiều sữa nuôi con khỏe mạnh được.





2. Kiêng tắm


Đây là tập quán thường gặp vì sợ bà mẹ bị lạnh. Dĩ nhiên sau sinh bà mẹ mất máu, mệt mỏi nên dễ bị lạnh. Cách tốt nhất là “bồi bổ” bà mẹ bằng cho ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tạo tinh thần thoải mái. Mẹ sẽ khỏe và chống được lạnh. Việc không vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm cho mẹ và con. Chúng ta biết rằng, mọi người cần tạo ra và chăm bé trong môi trường thông thoáng vệ sinh, tuân thủ rửa tay trước và sau khi chăm sóc bé.


3. Nằm phòng tối sau sinh


Mẹ và em bé nằm trong căn phòng tối lờ mờ sẽ gây nhiều khó khăn trong chăm sóc và ảnh hưởng xấu đến trẻ. Trong căn phòng tối này, bạn khó phát hiện vàng da sớm ở bé. Nhiều trường hợp khi mang bé ra ánh sáng thì nhận ra bé bị vàng da nặng tới lòng bàn tay bàn chân, hậu quả là nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh tâm thần rất cao. Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, sẽ làm trẻ khóc đêm liên lục, dễ giật mình, ọc sữa, còi xương. Trong phòng tối bạn cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.


4. Băng kín rốn


Nhiều người nghĩ rằng băng kín rốn giúp bảo vệ rốn. Thực sự việc băng kín rốn sẽ “giúp tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi vi trùng” gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Bạn nên để hở rốn sau khi chăm sóc rốn, quấn tả dưới rốn, chỉ phủ lớp mỏng áo lên rốn để dễ quan sát rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng, ít tạo chồi rốn.


5. Đắp rốn với sái á phiện, phân bò


Những biện pháp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn, hoặc làm trẻ chướng bụng, ngưng thở do ngộ độc á phiện.


6. Cho trẻ uống nước cam thảo


Để trẻ ọc sạch đàm nhớt. Uống cam thảo sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nguy hiểm ở trẻ do đó không được dùng.


7. Nằm than


Đây là biện pháp thường dùng giúp bà mẹ và em bé được ấm. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, có nhiều biện pháp hiệu quả và khoa học hơn giúp giữa ấm bà mẹ và em bé. Trong khi đó nhiều trường hợp bé bị ngộ độc do khí CO từ than, bị bỏng, hoặc mụn mủ, viêm mô tế bào vùng lưng rất nguy hiểm. Do vậy, không nên nằm than sau sinh.


8. Rơ miệng ở các “bà thầy lang”


Khi trẻ bị đẹn miệngtưa miệng làm cho trẻ bị trầy xước hầu họng, chảy máu nguy hiểm. Như chúng ta biết, tưa miệng là do nấm gây ra, thường xảy ra ở trẻ bú bình. tưa miệng có thể điều trị an toàn và dễ dàng bằng đánh lưỡi nhẹ nhàng với Mycostatin.


9. Mang trẻ “đi phán” khi trẻ bệnh


Việc này làm chậm trễ việc điều trị cho em bé. Nhiều lúc bé bị những biến chứng do những “thủ thuật” sử dụng khi “phán”, chẳng hạn như bỏng.


10.Cho rằng tất cả trẻ sơ sinh bị vàng da


“vàng da sinh lý”, và “sẽ khỏi” sau 1 tuần: như chúng ta biết, 20 – 50% trẻ sau sinh có vàng da, nhưng vàng da sinh lý chỉ là một trong những nguyên nhân. Nhiều trường hợp trẻ vàng da rất sớm trong 1 – 2 ngày đầu, vàng da nặng lan tới bàn tay, bàn chân. Đây không phải là vàng da sinh lý và sau một tuần không tự khỏi được mà sẽ chết hay di chứng vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hàng ngày cần quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời để phát hiện vàng da. Nếu trẻ vàng da sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sanh, hoặc vàng da qua rốn, vàng da tới lòng bàn tay, bàn chân, vàng da kèm bú kém, bỏ bú, gồng người bạn cần mang đến cơ sở y tế để được điều trị vì đây là vàng da nặng.


11. Dễ dàng thay thế sữa mẹ bằng sữa bình


Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ bú mẹ là bạn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, tình thương và sự an toàn. Trẻ sẽ thông minh hơn, ít bệnh hơn. Bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không ăn hay uống thêm thứ gì khác. Bà mẹ cho bé bú theo nhu cầu của trẻ, kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi tốt cho bà mẹ, chắc chắn bà mẹ sẽ đủ sữa cho con bú.


12. Không rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh


Rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng chống nhiễm trùng trong đó có nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.


Lưu ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về một số sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn về các vấn đề sức khỏe trẻ em.




Nguồn: Cachchuabenh.net
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl