Địa chỉ xét nghiệm HIV tự nguyện, giấu tên tại Hà Nội


42
2
6
35
Xu
0
Theo: Cachchuabenh.net

Địa chỉ xét nghiệm HIV tự nguyện, giấu tên tại Hà Nội


1. Trung tâm tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
Địa chỉ: Phòng 408, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, 78 đường Giải Phóng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 576 2904





2. Đội y tế dự phòng - Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
Địa chỉ: 45 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 8284827


3. Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng
Địa chỉ: 16B Phạm Đình Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 9723143


4. Đội y tế dự phòng - Trung tâm y tế quận Đống Đa
Địa chỉ: 24 ngõ 34 Ngô Sĩ Liên, Hà Nội
Điện thoại: (04) 7473128


5. Trung tâm y tế quận Thanh Xuân
Địa chỉ: phòng 4, tầng 3, ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (04) 5571196


6. Trung tâm y tế quận Ba Đình
Địa chỉ: số 101 Quan Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 8230243


7. Trung tâm y tế quận Long Biên
Địa chỉ: số 485, đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 8779171


8. Trung tâm y tế Từ Liêm
Địa chỉ: tầng 3, thị trấn Cầu Diễn
Điện thoại: (04) 7646978


9. Trung tâm y tế Gia Lâm
Địa chỉ: số 1, đường Ngô Xuân Quảng, Châu Quỳ, Gia Lâm
Điện thoại: (04) 6760268


10. Phòng tư vấn xét nghiệm, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Địa chỉ: đường Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 7754266


11. Phòng tư vấn xét nghiệm – Trung tâm y tế dự phòng
Địa chỉ: 50 C Hàng Bài, Hà Nội
Điện thoại: (04) 9434738




Theo: Cachchuabenh.net
 

42
2
6
35
Xu
0
Những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục


Cachchuabenh.net xin đưa ra những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và cách phòng ngừa những bệnh này một cách an toàn nhất.


Bệnh lây qua đường tình dục (bệnh tình dục) có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Một số bệnh tình dục phổ biến mà con người thường gặp là: Lậu, giang mai, nhiễm virus herpes, HPV, HIV/AIDS...


Bệnh tình dục nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nội tạng, gây ra những bệnh nguy hiểm... kể cả vô sinh.


Một số bệnh tình dục còn có thể lây truyền qua những con đường khác ngoài quan hệ tình dục, ví dụ qua tiếp xúc cơ thể, qua tiếp xúc da với các bề mặt nhiễm bệnh, qua quần áo, giấy vệ sinh...


Mặc dù ai cũng biết bệnh tình dục lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng không phải ai cũng có ý thức bảo vệ mình. Có những người miễn cưỡng sử dụng bao cao su, có thể dẫn đến việc dùng sai mục đích và hiệu quả tránh bệnh tình dục không thành công. Có những người lại không cẩn thận khi chọn "đối tác" tình dục...







Cachchuabenh.net (Sưu tầm)​
 
42
2
6
35
Xu
0
Cuộc tình tay ba và nguy cơ lây nhiễm HIV





Câu hỏi:


Xin chào bác sĩ!


Tôi xin hỏi bác sĩ là tôi 45 tuổi, muốn có 1 đứa con nên lén lút quan hệ với người đàn ông đã có vợ lớn hơn tôi một tuổi. Anh ta sống thử cùng một phụ nữ khác, và cô ta mới phát hiện nhiễm HIV.


Quen nhau gần 2 năm nhưng công việc của tôi rất bận rộn nên ít khi gặp nhau, mỗi lần gặp nhau chỉ vài ba tiếng là chúng tôi phải chia tay. Cũng thời điểm đó anh ta lại quen thêm một người phụ nữ nữa mà tôi không hề hay biết, họ chung sống với nhau như vợ chồng. Người phụ nữ đó đã mang thai với anh ta đến nay hơn 8 tháng, xét nghiệm máu lúc bầu hơn 5 tháng thì phát hiện cô ta bị nhiễm HIV. Kết quả xét nghiệm của anh ta âm tính.


Xin hỏi tại sao anh ấy không bị lây HIV từ người phụ nữ đó? Tôi có thể bị nhiễm HIV không? Nhờ bác sĩ giải thích và cho tôi lời khuyên


Trả lời:


Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho một lần quan hệ tình dục không an toàn thấp là do hoặc là HIV không có những ngõ vào nêu trên nên không thể xâm nhập vào cơ thể “đối tác” để gây bệnh hoặc có ngõ vào nhưng nhỏ, hẹp nên lượng HIV “luồn lách” đi vào ít và bị tiêu diệt ngay từ đầu bởi sức đề kháng của cơ thể, vì thế khả năng lây nhiễm thấp. Thế nhưng, “đi đêm ắt có ngày gặp ma”, nếu càng quan hệ nhiều lần thì nguy cơ lây nhiễm sẽ càng gia tăng và cũng có trường hợp chỉ “lỡ dại” một lần đã vướng vào căn bệnh thế kỷ.


Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV là hành vi nguy cơ có thể dẫn đến bị lây nhiễm siêu vi nguy hiểm này. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong một lần quan hệ là không cao. Theo nghiên cứu, tỷ lệ đó đối với nam giới khoảng 0,03-0,09%, với nữ giới là 0,08-0,2%. Để lây truyền HIV vốn có nhiều từ dịch sinh dục của người nhiễm sang người quan hệ thì HIV phải có ngõ vào, đó là những tổn thương trầy xước, vết loét tại cơ quan sinh dục hoặc tại các vùng da, niêm khác bị dây, dinh dịch sinh sục của người nhiễm.


Những điều này giúp giải thích tại sao quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV nhưng có thể may mắn không bị lây nhiễm. Người bạn tình của bạn có thể đã gặp may mắn như thế nếu như những gì anh ta nói với bạn là đúng (xét nghiệm HIV âm).Tuy nhiên, anh ta cần phải kiểm tra lại ít nhất là sau 3 tháng so với lần quan hệ tình dục không bảo vệ lần cuối với người phụ nữ nhiễm HIV mà anh ta đang chung sống và xét nghiệm phải được làm tại các đơn vị y tế có thẩm quyền chuyên môn như Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố... Tốt nhất bạn nên đi theo để xem anh ta có đúng là thực hiện xét nghiệm từ máu của chính mình.


Nếu kết quả anh ta thật sự âm tính với HIV, bạn không lo ngại bị lây nhiễm. Bạn nên tự đi xét nghiệm kiểm tra HIV cho mình nếu anh ta từ chối không chịu kiểm tra lại (có thể anh ta đã nhiễm HIV nhưng giấu bạn) hoặc kiểm tra phát hiện anh ấy không “may mắn” hoặc anh ấy thật sự không nhiễm HIV nhưng bạn vẫn chưa yên tâm. Các đơn vị y tế nêu trên sẽ giúp bạn tầm soát HIV và có trách nhiệm giữ bí mật cho bạn.


Chú ý: Nếu có những thắc mắc em có thể gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.




benhtruyennhiem365.blogspot.com
 
42
2
6
35
Xu
0
HIV/AIDS và các hình thức điều trị


Các giai đoạn của AIDS


Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: từ lúc HIV bắt đầu xâm nhập cơ thể, kéo dài 5 -10 năm hoặc lâu hơn. Ở giai đoạn này, người có HIV vẫn khỏe mạnh bình thường.
Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng: (cận AIDS)
hiv_aids





Kéo dài từ vài tháng đến vài năm, là giai đoạn mà sức đề kháng bắt đầu suy giảm, xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội nặng như lao, ung thư, viêm não…nên cần được điều trị và chăm sóc tốt.
Giai đoạn AIDS: từ 1 – 5 năm hoặc hơn tùy theo có dùng thuốc kháng HIV đúng cách hay không. Người bệnh có thể mắc các nhiễm trùng cơ hội nặng như lao, ung thư, viêm não…nên cần được điều trị và chăm sóc tốt.
Chăm sóc sau khi nhiễm HIV
Các hình thức điều trị


Điều trị hỗ trợ


Áp dụng cho mọi người có xét nghiệm HIV dương tính không triệu chứng, không dùng thuốc mà bằng các biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đó là:
Giữ tinh thần lạc quan.
Dinh dưỡng đúng cách, bổ sung vitamin.
Thể dục đều đặn.
Có lối sống lành mạnh: không sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy, an toàn tình dục…


Điều trị dự phòng phơi nhiễm:


Phơi nhiễm là khi có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV như bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị dịch tiết, máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hay do quan hệ tình dục không an toàn…


Điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần.


Điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con:


Là điều trị bằng ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ mới sinh từ mẹ có HIV. Tùy theo tình trạng nhiễm HIV của bà mẹ và thờiđiểm mang thai sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp. Trẻ sinh ra cũng được uống ARV trong 24 giờ đầu sau khi sinh và sau đó được tiếp tục theo dõi tại các bệnh viện Nhi Đồng. Việc điều trị này làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ 30% xuống còn khoảng 6%.


Điều trị nhiễm trùng cơ hội


Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do HIV như tiêu chảy, nấm miệng, giời leo, herpes, lao, viêm não (hình)…


Người nhiễm HIV có thể phòng ngừa các nhiễm trùng cơ hội bằng các biện pháp giữ vệ sinh tối đa trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như viêm gan, viêm não… và điều trị phòng ngừa bằng kháng sinh hay các thuốc đặc trị khác. Nếu có nhiễm trùng cơ hội nên được điều trị sớm theo đúng chỉ định của thầy thuốc.


Điều trị kháng HIV


Hay còn gọi là điều trị ARV (Anti-Retro Virus), là điều trị phối hợp 3 loại thuốc kháng HIV nhằm mục đích:


Ngăn chặn sự phát triển của HIV, giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh tiếp tục làm việc, học tập.


Làm giảm lượng virus HIV trong cơ thể nên làm giảm lây lan trong cộng đồng.


Điều trị kháng HIV bắt đầu khi người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội, số tế bào CD4 dưới 250/mm3 máu. Đây là loại điều trị lâu dài và phức tạp, do vậy cần có sự hợp tác của người bệnh và tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của thầy thuốc như uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, đúng giờ. Không tự ý thay đổi thuốc, không phối hợp các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của thầy thuốc.


Thuốc có một số phản ứng bất lợi khác nhau ở mỗi người như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy), mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi sốt và nổi những mảng đỏ trên da. Các tác dụng phụ xuất hiện sớm và hết sau 6 tuần hoặc xuất hiện muộn hơn… Cần thông báo cho thầy thuốc khi có các dấu hiệu trên. Việc ngưng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến kháng thuốc, làm HIV phát triển nhanh hơn.


Điều kiện để được điều trị ARV miễn phí và các dịch vụ hỗ trợ khác


Người bệnh AIDS có thể xác nhận tình trạng nhiễm HIV và tự nguyện đăng ký tham gia.
Có chỉ định điều trị của bác sĩ.


Hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị và tuân thủ điều trị lâu dài.


Trong trường hợp không có nơi cư trú ổn định lâu dài tại thành phố, phải có các tổ chức xã hội, hoặc các đội nhóm tự nguyện, bảo đảm hỗ trợ chỗ ở và tinh thần để có thể tuân thủ việc điều trị lâu dài tại thành phố.


Ngoài ra, những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại; một phần viện phí khi phải nhập viện điều trị; thực phẩm cho người bị suy dinh dưỡng và được các thành viên của phòng khám đến chăm sóc tại nhà.


Thai phụ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe, hỗ trợ dinh dưỡng trong thai kỳ và những tháng đầu sau sinh.


Trẻ em, ngoài việc được chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh còn được hỗ trợ để phát triển như dinh dưỡng, giáo dục (học phí, đồng phục, học nghề…), viện phí, bảo hiểm y tế, tiền đi lại khám bệnh, trợ cấp khó khăn đột xuất, pháp lý (khai sinh, hộ khẩu), nhà ở, tham gia các sinh hoạt, vui chơi và hỗ trợ tâm lý.


Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về điều trị HIV, nếu có những thắc mắc thêm về điều trị hoặc các xét nghiệm, triệu chứng HIV bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia.




Nguồn: Cachchuabenh.net
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl