Thông thường những thai phụ khi bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi thường có các cơn co tử cung. Co tử cung thông thường không đau đớn và có lợi cho thai nhi. Tuy nhiên ở một vài trường hợp co tử cung kéo theo những đau đớn bất thường không có lợi cho thai nhi. Chúng ta phải hiều về điều này như thế nào?
Những cơn co bóp thông thường
Bình thường nghĩa là không đau, không xuất hiện nhiều lần, chỉ hiện tượng riêng lẻ khi thai bước sang tháng thứ 5. Cứ cuối ngày bạn nằm ngửa, đầu gối, chân co lại, bạn có thể nắn bụng, bình thường nó mềm, có thể dùng đầu ngón tay ấn nhẹ thấy da bụng trũng xuống, nếu co tử cung bạn không thể làm thế được. Bạn thấy tử cung như cuộn tròn và thấy da cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường. Thời gian của cơn co tử cung chỉ thoáng qua từ 10 đến 15 giây hoặc kéo dài gần 1 phút. Dù kéo dài hay ngắn đều không gây đau đớn nhưng đôi khi cũng có sức nặng, sức căng nhất thời. Cơn co tử cung nhiều khi lẫn với động tác của đứa trẻ, những động tác này thường đột ngột và chỉ làm cứng một bên bụng.
Khoảng tháng thứ 6 – 7 trở đi cơn co tử cung biểu hiện rõ rệt vì thể tích tử cung tăng lên. Trong khi tử cung đang co bạn không thấy trẻ động đậy nữa. Tuy nhiên nó không hề gì vì xung quanh nó được túi nước ối bao bọc như một cái đệm, nó không bị chấn động khi cử động hoặc làm đau người mẹ. Một khi cơn co tử cung qua đi, đứa trẻ lại tiếp tục động đậy làm tử cung và da bụng được khoanh lại thành một điểm thống nhất.
Tác dụng của các cơn co tử cung
Tử cung là một dạng cơ, cũng như những cơ khác có thể co lại. Đặc trưng của tử cung là có thể rắn lại và thay đổi thể tích, thu nhỏ hoặc giãn nở. Co bóp tự nhiên như thế không phải bất lợi, thường xuyên xảy ra, không gây đau đớn. Cơn co giúp cho thai đứng thẳng theo chiều dọc, để đầu chúc xuống phía dưới. Cơn co còn “luyện” cho thai nhi thích nghi giống như vận động viên luyện trước khi thi đấu. Hình dáng của tử cung luôn phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai lớn đến đâu tử cung giãn nở đến đấy. Khi đứa bé đã ở tư thế đúng, những co bóp bình thường của tử cung giúp nó dịch chuyển dần xuống gần xương chậu và cổ tử cung, lúc này đã ở mức ngang nhau trên cơ thể người mẹ. Nếu lúc bắt đầu “chuyển dạ” đầu đứa trẻ đã ở đúng vị trí hai cửa ra là xương chậu và cổ tử cung thì cuộc đẻ của bạn chắc chắn suôn sẻ.
Các cơn co bóp xảy ra khi nào?
Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai cảm thấy rất ít cơn co bóp bình thường, chỉ vài lần trong ngày. Trong khi một số khác lại cảm thấy vài chục lần, đặc biệt là vào buổi chiều, sau mệt mỏi cuối ngày hoặc sau một chuyến du lịch, sau một stress hoặc chỉ đơn giản khi thay đổi tư thế. Một khi nguyên nhân qua đi thì sự co bóp cũng nhạt dần. Nhưng chúng cũng có thể xuất hiện mà bạn không biết.
Những trường hợp cần lưu ý
Bạn nên giảm bớt hoạt động tùy theo cơn co nhiều hay ít, bởi lẽ các hiện tượng co bóp từ bình thường chuyển sang nghiêm trọng thường khó nhận biết. Nếu bạn không chú ý giảm mà duy trì hoạt động như bình thường như lao động, đi lại bằng phương tiện công cộng, đi xe riêng trong các kỳ nghỉ cuối tuần, cơn co tử cung có thể tăng cường độ, đẩy đầu trẻ xuống gần cổ tử cung khiến cổ tử cung thu nhỏ lại và mềm ra quá sớm.
Cơn co tử cung gây đau đớn: Loại co bóp này có thể làm tử cung rắn chắc lại và gây đau đớn như đau bụng hành kinh, đau nhói ở bụng dưới, đôi khi ở phía trong hoặc hai bên đùi. Thường khi cơn co đau như thế mạch đập nhanh hơn, trong người như bốc hỏa và giữa những cơn đau có khoảng thời gian dịu lại hết đau. Nhưng khoảng thời gian đó thường ngắn, lần đau kế tiếp mạnh và kéo dài khiến cổ tử cung mở. Nếu những cơn co bóp này xảy ra gần đến ngày sinh thì đó là dấu hiệu giờ sinh sắp tới. Nếu lúc đó đang ở tháng thứ 8 thì đó là dấu hiệu báo đẻ non cần phải ngăn chặn.
(Mangthai.vn)
Những cơn co bóp thông thường
Bình thường nghĩa là không đau, không xuất hiện nhiều lần, chỉ hiện tượng riêng lẻ khi thai bước sang tháng thứ 5. Cứ cuối ngày bạn nằm ngửa, đầu gối, chân co lại, bạn có thể nắn bụng, bình thường nó mềm, có thể dùng đầu ngón tay ấn nhẹ thấy da bụng trũng xuống, nếu co tử cung bạn không thể làm thế được. Bạn thấy tử cung như cuộn tròn và thấy da cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường. Thời gian của cơn co tử cung chỉ thoáng qua từ 10 đến 15 giây hoặc kéo dài gần 1 phút. Dù kéo dài hay ngắn đều không gây đau đớn nhưng đôi khi cũng có sức nặng, sức căng nhất thời. Cơn co tử cung nhiều khi lẫn với động tác của đứa trẻ, những động tác này thường đột ngột và chỉ làm cứng một bên bụng.
Khoảng tháng thứ 6 – 7 trở đi cơn co tử cung biểu hiện rõ rệt vì thể tích tử cung tăng lên. Trong khi tử cung đang co bạn không thấy trẻ động đậy nữa. Tuy nhiên nó không hề gì vì xung quanh nó được túi nước ối bao bọc như một cái đệm, nó không bị chấn động khi cử động hoặc làm đau người mẹ. Một khi cơn co tử cung qua đi, đứa trẻ lại tiếp tục động đậy làm tử cung và da bụng được khoanh lại thành một điểm thống nhất.
Tác dụng của các cơn co tử cung
Tử cung là một dạng cơ, cũng như những cơ khác có thể co lại. Đặc trưng của tử cung là có thể rắn lại và thay đổi thể tích, thu nhỏ hoặc giãn nở. Co bóp tự nhiên như thế không phải bất lợi, thường xuyên xảy ra, không gây đau đớn. Cơn co giúp cho thai đứng thẳng theo chiều dọc, để đầu chúc xuống phía dưới. Cơn co còn “luyện” cho thai nhi thích nghi giống như vận động viên luyện trước khi thi đấu. Hình dáng của tử cung luôn phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai lớn đến đâu tử cung giãn nở đến đấy. Khi đứa bé đã ở tư thế đúng, những co bóp bình thường của tử cung giúp nó dịch chuyển dần xuống gần xương chậu và cổ tử cung, lúc này đã ở mức ngang nhau trên cơ thể người mẹ. Nếu lúc bắt đầu “chuyển dạ” đầu đứa trẻ đã ở đúng vị trí hai cửa ra là xương chậu và cổ tử cung thì cuộc đẻ của bạn chắc chắn suôn sẻ.
Các cơn co bóp xảy ra khi nào?
Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai cảm thấy rất ít cơn co bóp bình thường, chỉ vài lần trong ngày. Trong khi một số khác lại cảm thấy vài chục lần, đặc biệt là vào buổi chiều, sau mệt mỏi cuối ngày hoặc sau một chuyến du lịch, sau một stress hoặc chỉ đơn giản khi thay đổi tư thế. Một khi nguyên nhân qua đi thì sự co bóp cũng nhạt dần. Nhưng chúng cũng có thể xuất hiện mà bạn không biết.
Những trường hợp cần lưu ý
Bạn nên giảm bớt hoạt động tùy theo cơn co nhiều hay ít, bởi lẽ các hiện tượng co bóp từ bình thường chuyển sang nghiêm trọng thường khó nhận biết. Nếu bạn không chú ý giảm mà duy trì hoạt động như bình thường như lao động, đi lại bằng phương tiện công cộng, đi xe riêng trong các kỳ nghỉ cuối tuần, cơn co tử cung có thể tăng cường độ, đẩy đầu trẻ xuống gần cổ tử cung khiến cổ tử cung thu nhỏ lại và mềm ra quá sớm.
Cơn co tử cung gây đau đớn: Loại co bóp này có thể làm tử cung rắn chắc lại và gây đau đớn như đau bụng hành kinh, đau nhói ở bụng dưới, đôi khi ở phía trong hoặc hai bên đùi. Thường khi cơn co đau như thế mạch đập nhanh hơn, trong người như bốc hỏa và giữa những cơn đau có khoảng thời gian dịu lại hết đau. Nhưng khoảng thời gian đó thường ngắn, lần đau kế tiếp mạnh và kéo dài khiến cổ tử cung mở. Nếu những cơn co bóp này xảy ra gần đến ngày sinh thì đó là dấu hiệu giờ sinh sắp tới. Nếu lúc đó đang ở tháng thứ 8 thì đó là dấu hiệu báo đẻ non cần phải ngăn chặn.
(Mangthai.vn)