Canxi là một trong những chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì canxi là một thành phần không thể thiếu và cần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của khoáng chất này cũng như cách thức bổ sung canxi cho bà bầu hợp lý để cơ thể hấp thu tốt nhất.
1. Dấu hiệu bà bầu thiếu can xi
Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút khi mang bầu
Nếu mẹ bầu cảm thấy đau nhức ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt vào ban đêm thì đừng chần chừ nữa nhé, hãy đi khám và bổ sung ngay lượng canxi đang thiếu hụt trong cơ thể mẹ và bé.
Ngoài ra, những triệu chứng tưởng chừng bình thường như răng vàng, dễ lung lay, móng tay và tóc dễ gãy, rụng, xương giòn cũng là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết. Thậm chí, mẹ bầu cũng nên để ý đến những hiện tượng nguy hiểm hơn như co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ – đó là triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.
Đau lưng
Thai kỳ càng lớn, sức nặng của thai nhi khiến mẹ bầu có cảm giác rất đau lưng, nhiều lúc phải gồng lên để đỡ bụng bầu. Đau lưng là hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy quá đau, cần phải đến ngay bệnh viện để khám, tránh tình trạng thiếu canxi hoặc liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước.
2. Vai trò của canxi với phụ nữ mang thai
Khi mang thai, em bé trong bụng mẹ rất cần canxi để phát triển hệ xương và răng khỏe mạnh, đồng thời canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, các cơ và hệ thần kinh của bé. Thế nên nếu mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho thai nhi thì em bé sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ và điều này làm cho sức khỏe của mẹ bị suy yếu sau này.
Phụ nữ mang thai thiếu canxi thì cơ thể sẽ mệt mỏi, đau lưng, tê nhức cơ bắp, tê chân tay, đau các đốt sống, chuột rút và thậm chí có thể dẫn đến co giật do bị hạ canxi quá mức. Thai nhi bị thiếu canxi ngay từ khi còn trong bụng mẹ sẽ dẫn đến mắc các bệnh về xương như còi xương, biến dạng xương, chất lượng răng kém,…
3. Những thực phẫm hỗ trợ sự hấp thu canxi
Canxi thường không được tích lũy trong cơ thể mà sẽ tự động bị đào thải ra ngoài nếu dư thừa. Mỗi thời điểm cơ thể chỉ hấp thu được tối đa 500mg canxi nên nếu phải uống với liều lượng nhiều, các mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để cơ thể có thể hấp thu hết.
Vitamin D là một nhân tố quan trọng để giúp cơ thể hấp thu canxi tốt nhất. Do đó các mẹ bầu cần kết hợp ăn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, lòng đỏ trứng, gan, bơ,… hoặc tăng cường tắm nắng để hấp thu vitamin D.
Trong khi đó, đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê và một số thực phẩm chứa nhiều axit phốt pho ríc sẽ thúc đẩy quá trình đào thải canxi của cơ thể. Chế độ ăn uống nhiều muối, nhiều chất béo cũng như các thực phẩm chứa axit phytic, axit oxalic cũng làm giảm sự hấp thu canxi.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn
1. Dấu hiệu bà bầu thiếu can xi
Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút khi mang bầu
Nếu mẹ bầu cảm thấy đau nhức ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt vào ban đêm thì đừng chần chừ nữa nhé, hãy đi khám và bổ sung ngay lượng canxi đang thiếu hụt trong cơ thể mẹ và bé.
Ngoài ra, những triệu chứng tưởng chừng bình thường như răng vàng, dễ lung lay, móng tay và tóc dễ gãy, rụng, xương giòn cũng là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết. Thậm chí, mẹ bầu cũng nên để ý đến những hiện tượng nguy hiểm hơn như co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ – đó là triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.
Đau lưng
Thai kỳ càng lớn, sức nặng của thai nhi khiến mẹ bầu có cảm giác rất đau lưng, nhiều lúc phải gồng lên để đỡ bụng bầu. Đau lưng là hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy quá đau, cần phải đến ngay bệnh viện để khám, tránh tình trạng thiếu canxi hoặc liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước.
2. Vai trò của canxi với phụ nữ mang thai
Khi mang thai, em bé trong bụng mẹ rất cần canxi để phát triển hệ xương và răng khỏe mạnh, đồng thời canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, các cơ và hệ thần kinh của bé. Thế nên nếu mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho thai nhi thì em bé sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ và điều này làm cho sức khỏe của mẹ bị suy yếu sau này.
Phụ nữ mang thai thiếu canxi thì cơ thể sẽ mệt mỏi, đau lưng, tê nhức cơ bắp, tê chân tay, đau các đốt sống, chuột rút và thậm chí có thể dẫn đến co giật do bị hạ canxi quá mức. Thai nhi bị thiếu canxi ngay từ khi còn trong bụng mẹ sẽ dẫn đến mắc các bệnh về xương như còi xương, biến dạng xương, chất lượng răng kém,…
3. Những thực phẫm hỗ trợ sự hấp thu canxi
Canxi thường không được tích lũy trong cơ thể mà sẽ tự động bị đào thải ra ngoài nếu dư thừa. Mỗi thời điểm cơ thể chỉ hấp thu được tối đa 500mg canxi nên nếu phải uống với liều lượng nhiều, các mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để cơ thể có thể hấp thu hết.
Vitamin D là một nhân tố quan trọng để giúp cơ thể hấp thu canxi tốt nhất. Do đó các mẹ bầu cần kết hợp ăn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, lòng đỏ trứng, gan, bơ,… hoặc tăng cường tắm nắng để hấp thu vitamin D.
Trong khi đó, đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê và một số thực phẩm chứa nhiều axit phốt pho ríc sẽ thúc đẩy quá trình đào thải canxi của cơ thể. Chế độ ăn uống nhiều muối, nhiều chất béo cũng như các thực phẩm chứa axit phytic, axit oxalic cũng làm giảm sự hấp thu canxi.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn