Chứng Rubella khi mang thai
Rubella còn có tên là bệnh Rubêôn, do virut RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi. Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai, nhất là vào 3 tháng đầu vì virut rubella có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh
Sau khi virut vào cơ thể độ 2 - 3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.
Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1 - 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5 độ C.
Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.
Phát ban là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1 - 2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ, ban mọc khắp người, chỉ sau 2 - 3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với ban của sởi là: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vảy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.
Đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng.
Nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, khi bà bầu mắc Rubella
Ba tháng đầu
Nghiên cứu chứng minh, nhóm bà bầu mắc Rubella trong khoảng thời gian này, thai nhi có nguy cơ mắc dị tật cao. Thai phụ càng mắc bệnh sớm thì nguy cơ dị tật thai nhi càng nhiều.
Khoảng 70% - 100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% bé sơ sinh mà mẹ mắc Rubella trong ba tháng đầu có nguy cơ mắc dị tật về thị giác, thính giác, tim, trí não… Những bé mắc Rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng như bại não, tổn thương phổi, mù mắt…
Một số trường hợp, bác sĩ chỉ định đình chỉ thai nghén nếu người mẹ mắc Rubella trong 3 tháng đầu. Từ tuần lễ thứ 10 trở đi, nguy cơ dị tật thai nhi với nhóm bà bầu mắc Rubella sẽ giảm đáng kể (thông thường chỉ bao gồm dị tật thính giác và thị giác).
Ba tháng giữa và cuối của thai kỳ
Nếu mẹ có thai được 13 - 16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17 - 20 tuần thì tỷ lệ là 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
Cơ chế lây truyền
Người nhiễm Rubella dễ lây virus Rubella cho người khác qua dịch tiết mũi, họng trong thời điểm từ một tuần trước đến một tuần sau khi phát ban. Người nhiễm bệnh chưa rõ triệu chứng vẫn có khả năng lây truyền bệnh.
Virus Rubella cũng có khả năng đi qua máu của người mẹ vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai và hình thành hội chứng Rubella bẩm sinh ở bé.
Cách phòng tránh
Trước khi có dự định mang thai, bạn nên đi tiêm phòng Rubella. Ngay cả khi bạn đã tiêm phòng Rubella từ lúc còn đi học thì khả năng phòng bệnh cũng bị yếu đi. Khi ấy, bạn vẫn nằm trong số nhóm phụ nữ nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo rằng, việc tiêm phòng Rubella khi mang thai bị chống chỉ định. Bởi vì, vacxin phòng Rubella chứa nhiều virus sống, có khả năng truyền bệnh cho thai nhi. Sau khi tiêm, bạn nên chờ 1 - 3 tháng rồi mới mang thai.
Nếu bạn mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, bạn nên cách ly đặc biệt với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình bạn miễn dịch với Rubella. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Ngoài ra, nếu phải đi công tác hoặc du lịch, bạn cũng nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Hỏi ý kiến bác sĩ, nếu muốn tiêm phòng Rubella trong lần mang thai.
Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, bạn nên đi khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán xem bạn có lây nhiễm Rubella hay không.
Bạn cũng nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách: ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh vì Rubella rất dễ lây lan qua đường hô hấp.
Điều trị
Rubella hiện chưa có thuốc đặc trị. Cách chữa chủ yếu vẫn là cho người mắc bệnh nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Đồng thời dùng các loại thuốc để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Lưu ý: Sốt Rubella có biểu hiện và triệu chứng rất giống các loại sốt phát ban khác, đôi khi bà bầu mắc bệnh sốt phát ban nghi ngờ là mắc virut rubella nhưng khi đi xét nghiệm máu thì không có virut rubella trong máu, vì vậy nếu có các triệu chứng trên tốt nhất bà bầu nên đi khám và làm các xét nghiệm để xác định xem mình có mắc rubella không và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.
(Nguồn: mangthai.vn)
Rubella còn có tên là bệnh Rubêôn, do virut RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi. Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai, nhất là vào 3 tháng đầu vì virut rubella có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh
Sau khi virut vào cơ thể độ 2 - 3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.
Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1 - 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5 độ C.
Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.
Phát ban là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1 - 2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ, ban mọc khắp người, chỉ sau 2 - 3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với ban của sởi là: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vảy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.
Đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng.
Nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, khi bà bầu mắc Rubella
Ba tháng đầu
Nghiên cứu chứng minh, nhóm bà bầu mắc Rubella trong khoảng thời gian này, thai nhi có nguy cơ mắc dị tật cao. Thai phụ càng mắc bệnh sớm thì nguy cơ dị tật thai nhi càng nhiều.
Khoảng 70% - 100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% bé sơ sinh mà mẹ mắc Rubella trong ba tháng đầu có nguy cơ mắc dị tật về thị giác, thính giác, tim, trí não… Những bé mắc Rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng như bại não, tổn thương phổi, mù mắt…
Một số trường hợp, bác sĩ chỉ định đình chỉ thai nghén nếu người mẹ mắc Rubella trong 3 tháng đầu. Từ tuần lễ thứ 10 trở đi, nguy cơ dị tật thai nhi với nhóm bà bầu mắc Rubella sẽ giảm đáng kể (thông thường chỉ bao gồm dị tật thính giác và thị giác).
Ba tháng giữa và cuối của thai kỳ
Nếu mẹ có thai được 13 - 16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17 - 20 tuần thì tỷ lệ là 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
Cơ chế lây truyền
Người nhiễm Rubella dễ lây virus Rubella cho người khác qua dịch tiết mũi, họng trong thời điểm từ một tuần trước đến một tuần sau khi phát ban. Người nhiễm bệnh chưa rõ triệu chứng vẫn có khả năng lây truyền bệnh.
Virus Rubella cũng có khả năng đi qua máu của người mẹ vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai và hình thành hội chứng Rubella bẩm sinh ở bé.
Cách phòng tránh
Trước khi có dự định mang thai, bạn nên đi tiêm phòng Rubella. Ngay cả khi bạn đã tiêm phòng Rubella từ lúc còn đi học thì khả năng phòng bệnh cũng bị yếu đi. Khi ấy, bạn vẫn nằm trong số nhóm phụ nữ nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo rằng, việc tiêm phòng Rubella khi mang thai bị chống chỉ định. Bởi vì, vacxin phòng Rubella chứa nhiều virus sống, có khả năng truyền bệnh cho thai nhi. Sau khi tiêm, bạn nên chờ 1 - 3 tháng rồi mới mang thai.
Nếu bạn mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, bạn nên cách ly đặc biệt với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình bạn miễn dịch với Rubella. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Ngoài ra, nếu phải đi công tác hoặc du lịch, bạn cũng nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Hỏi ý kiến bác sĩ, nếu muốn tiêm phòng Rubella trong lần mang thai.
Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, bạn nên đi khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán xem bạn có lây nhiễm Rubella hay không.
Bạn cũng nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách: ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh vì Rubella rất dễ lây lan qua đường hô hấp.
Điều trị
Rubella hiện chưa có thuốc đặc trị. Cách chữa chủ yếu vẫn là cho người mắc bệnh nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Đồng thời dùng các loại thuốc để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Lưu ý: Sốt Rubella có biểu hiện và triệu chứng rất giống các loại sốt phát ban khác, đôi khi bà bầu mắc bệnh sốt phát ban nghi ngờ là mắc virut rubella nhưng khi đi xét nghiệm máu thì không có virut rubella trong máu, vì vậy nếu có các triệu chứng trên tốt nhất bà bầu nên đi khám và làm các xét nghiệm để xác định xem mình có mắc rubella không và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.
(Nguồn: mangthai.vn)