Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
THUỐC VÀ BIỆT DƯỢC
THUỐC ĐÔNG Y
Bài thuốc
Cây dâm bụt chữa mộng tinh, di tinh
Nội dung
<p>[QUOTE="BacsiHiep, post: 1592, member: 339"]</p><p>Cây dâm bụt là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi khắp nước ta, trong Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn, miền Trung gọi là ông bụt, bông bụt, hồng bụt hay co ngần (Thái), bióc ngần (Tày), phẩy quấy phiằng (Dao), phù tang, xuyên cân bì, còn có tên gọi là mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang) hay bụp.</p><p></p><p>Tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis L., thuộc họ bông hoặc cẩm quỳ (Malvaceae). Có nguồn gốc Đông Á, thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, trồng làm hàng rào trong một số vườn, công viên.</p><p></p><p>Đông y gọi dâm bụt với tên thuốc là mộc cận, vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, làm săn, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc như vỏ rễ dâm bụt có vị ngọt, tính bình có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm. Rễ còn dùng chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.</p><p></p><p>Hoa, lá có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Hoa được thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô. Hoa phơi khô, thái nhỏ, hãm uống thay trà chữa khó ngủ, hồi hộp, đi tiểu vàng...</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/08/27/dambut400.jpg" data-url="http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/08/27/dambut400.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p>Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Được dùng lá để chữa viêm niêm mạc dạ dày - ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ.</p><p></p><p>Người ta đã phân tích thành phần hóa học chứa trong hoa như thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chữa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid. Trong hoa có lá đều có chất nhầy.</p><p></p><p>Cách dùng và liều lượng: Vỏ rễ và lá từ 15 – 30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm hạch huyết. Dùng tươi đắp ngoài.</p><p></p><p>Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin có vài gợi ý cách trị liệu một vài chứng bệnh từ dâm bụt.</p><p></p><p>Chữa khó ngủ, hồi hộp, đi tiểu vàng (kể cả chữa nhức đầu, chóng mặt ở phụ nữ mới đẻ): Hoa dâm bụt 30g phối hợp với gỗ vang 30g, gừng 3 lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hay dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà.</p><p></p><p>Chữa mộng tinh, đái buốt: Lấy hoa dâm bụt, lá bạch đồng nữ, thài lài tía, mỗi thứ 30g, giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội, gạn uống ngày hai lần; hoặc hoa dâm bụt 30g, gương sen 3 cái, cắt nhỏ, sắc uống.</p><p></p><p>Chữa trị di mộng tinh (phụ nữ ra khí hư bạch đới như máu cá, hoặc đái buốt, đái rắt): Lấy hoa và lá dâm bụt, lá bấn hoa trắng (còn gọi là bạch đồng nữ), thài lài tía, mã đề; mỗi thứ một nắm bằng nhau (chừng 50g) đem sắc uống.</p><p></p><p>Dùng ngoài, hoa dâm bụt với lá trầu không, lá thồm lồm, mỗi thứ 50g, để tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, nhất là nhọt đang nung mủ, đau nhức.</p><p></p><p>Viêm tuyến mang tai: Lá hoặc hoa tươi 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tươi cùng với lá phù dung giã nát đắp ngoài.</p><p></p><p>Chữa quai bị: Lá dâm bụt 50g, hành củ 50g, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống còn lại bã đắp.</p><p></p><p>Chữa chân bị đau nhức, đôi khi co cứng không đi lại được: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g, thái nhỏ, phơi khô, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hàng ngày.</p><p></p><p>Chữa tràng nhạc: Lá dâm bụt 10g, lá hoặc quả cây ngoi 10g, vỏ rễ cây gạo 20g; tất cả dùng tươi, giã nhỏ với ít muối, đổ ngập xâm xấp nước vo gạo đặc, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc sền sệt. Để nguội, đem đắp và băng. Ngày làm 1 lần.</p><p></p><p>Chữa kinh nhiều, rong huyết: Tách lấy vỏ rễ, phơi khô, lấy 30g thái nhỏ, sắc uống chữa kinh nguyệt không đều. Có thể phối hợp với lá huyết dụ với liều lượng bằng nhau.</p><p></p><p>Chữa khí hư: Lấy vỏ thân cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, lấy 50g, thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng 5 ngày.</p><p></p><p>Chữa chàm mặt: Lấy vỏ thân cây dâm bụt 50g, phối hợp với bồ kết 10 quả, bỏ hạt, gừng tươi 20g, thái nhỏ, sắc rồi cô đặc sền sệt. Để nguội. Bôi ngày 2 lần</p><p></p><p>Chữa kiết lỵ: Lấy vỏ thân dâm bụt 40g, búp hoặc lá táo 40g, gừng tươi 5 lát, thái nhỏ, sao vàng (trừ gừng), hạ thổ, rồi sắc chia 2 lần uống trong ngày.</p><p></p><p>Viêm kết mạc cấp: Rễ dâm bụt 30g sắc uống.</p><p></p><p>Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Bài thuốc này không độc, trẻ em rất thích ăn, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.</p><p></p><p>Trúng thử cấm khẩu: Lá dâm bụt tươi, giã nát, thêm ít muối, vắt nước uống.</p><p></p><p>Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng hay ra nhiều máu, rong huyết: Vỏ rễ dâm bụt, lá huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống.</p><p></p><p>Trị mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá dâm bụt rửa sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ đều bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự.</p><p></p><p>Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà.</p><p></p><p>Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g) và 40 – 50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống (Nam dược thần hiệu).</p><p></p><p>Tiêu viêm tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt... Lấy hoa, lá, vỏ và rễ của cây dâm bụt cũng được dùng làm thuốc sắc uống ngày 1 thang.</p><p></p><p>Lưu ý cần phân biệt dâm bụt ta, với cây dâm bụt Tây (có nguồn gốc từ Nam Mỹ) còn gọi dâm bụt dấm, hoa có màu đỏ tía, cấu trúc hoa có khác khi nhìn gần. Loại cây này mới được du nhập vào trồng ở nước ta, những năm gần đây, cũng có nhiều lợi ích tốt nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên.</p><p></p><p><em><p style="text-align: right">Nông nghiệp</p><p></em>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="BacsiHiep, post: 1592, member: 339"] Cây dâm bụt là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi khắp nước ta, trong Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn, miền Trung gọi là ông bụt, bông bụt, hồng bụt hay co ngần (Thái), bióc ngần (Tày), phẩy quấy phiằng (Dao), phù tang, xuyên cân bì, còn có tên gọi là mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang) hay bụp. Tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis L., thuộc họ bông hoặc cẩm quỳ (Malvaceae). Có nguồn gốc Đông Á, thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, trồng làm hàng rào trong một số vườn, công viên. Đông y gọi dâm bụt với tên thuốc là mộc cận, vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, làm săn, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc như vỏ rễ dâm bụt có vị ngọt, tính bình có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm. Rễ còn dùng chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh. Hoa, lá có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Hoa được thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô. Hoa phơi khô, thái nhỏ, hãm uống thay trà chữa khó ngủ, hồi hộp, đi tiểu vàng... [CENTER][IMG]http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/08/27/dambut400.jpg[/IMG][/CENTER] Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Được dùng lá để chữa viêm niêm mạc dạ dày - ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ. Người ta đã phân tích thành phần hóa học chứa trong hoa như thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chữa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid. Trong hoa có lá đều có chất nhầy. Cách dùng và liều lượng: Vỏ rễ và lá từ 15 – 30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm hạch huyết. Dùng tươi đắp ngoài. Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin có vài gợi ý cách trị liệu một vài chứng bệnh từ dâm bụt. Chữa khó ngủ, hồi hộp, đi tiểu vàng (kể cả chữa nhức đầu, chóng mặt ở phụ nữ mới đẻ): Hoa dâm bụt 30g phối hợp với gỗ vang 30g, gừng 3 lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hay dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà. Chữa mộng tinh, đái buốt: Lấy hoa dâm bụt, lá bạch đồng nữ, thài lài tía, mỗi thứ 30g, giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội, gạn uống ngày hai lần; hoặc hoa dâm bụt 30g, gương sen 3 cái, cắt nhỏ, sắc uống. Chữa trị di mộng tinh (phụ nữ ra khí hư bạch đới như máu cá, hoặc đái buốt, đái rắt): Lấy hoa và lá dâm bụt, lá bấn hoa trắng (còn gọi là bạch đồng nữ), thài lài tía, mã đề; mỗi thứ một nắm bằng nhau (chừng 50g) đem sắc uống. Dùng ngoài, hoa dâm bụt với lá trầu không, lá thồm lồm, mỗi thứ 50g, để tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, nhất là nhọt đang nung mủ, đau nhức. Viêm tuyến mang tai: Lá hoặc hoa tươi 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tươi cùng với lá phù dung giã nát đắp ngoài. Chữa quai bị: Lá dâm bụt 50g, hành củ 50g, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống còn lại bã đắp. Chữa chân bị đau nhức, đôi khi co cứng không đi lại được: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g, thái nhỏ, phơi khô, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hàng ngày. Chữa tràng nhạc: Lá dâm bụt 10g, lá hoặc quả cây ngoi 10g, vỏ rễ cây gạo 20g; tất cả dùng tươi, giã nhỏ với ít muối, đổ ngập xâm xấp nước vo gạo đặc, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc sền sệt. Để nguội, đem đắp và băng. Ngày làm 1 lần. Chữa kinh nhiều, rong huyết: Tách lấy vỏ rễ, phơi khô, lấy 30g thái nhỏ, sắc uống chữa kinh nguyệt không đều. Có thể phối hợp với lá huyết dụ với liều lượng bằng nhau. Chữa khí hư: Lấy vỏ thân cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, lấy 50g, thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng 5 ngày. Chữa chàm mặt: Lấy vỏ thân cây dâm bụt 50g, phối hợp với bồ kết 10 quả, bỏ hạt, gừng tươi 20g, thái nhỏ, sắc rồi cô đặc sền sệt. Để nguội. Bôi ngày 2 lần Chữa kiết lỵ: Lấy vỏ thân dâm bụt 40g, búp hoặc lá táo 40g, gừng tươi 5 lát, thái nhỏ, sao vàng (trừ gừng), hạ thổ, rồi sắc chia 2 lần uống trong ngày. Viêm kết mạc cấp: Rễ dâm bụt 30g sắc uống. Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Bài thuốc này không độc, trẻ em rất thích ăn, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Trúng thử cấm khẩu: Lá dâm bụt tươi, giã nát, thêm ít muối, vắt nước uống. Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng hay ra nhiều máu, rong huyết: Vỏ rễ dâm bụt, lá huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống. Trị mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá dâm bụt rửa sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ đều bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự. Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà. Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g) và 40 – 50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống (Nam dược thần hiệu). Tiêu viêm tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt... Lấy hoa, lá, vỏ và rễ của cây dâm bụt cũng được dùng làm thuốc sắc uống ngày 1 thang. Lưu ý cần phân biệt dâm bụt ta, với cây dâm bụt Tây (có nguồn gốc từ Nam Mỹ) còn gọi dâm bụt dấm, hoa có màu đỏ tía, cấu trúc hoa có khác khi nhìn gần. Loại cây này mới được du nhập vào trồng ở nước ta, những năm gần đây, cũng có nhiều lợi ích tốt nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên. [I][RIGHT]Nông nghiệp[/RIGHT][/I] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
THUỐC VÀ BIỆT DƯỢC
THUỐC ĐÔNG Y
Bài thuốc
Cây dâm bụt chữa mộng tinh, di tinh
Top
Dưới