Dược điển Mỹ 2008 đã chính thức ghi các chuyên luận bổ sung dinh dưỡng (Dietary supplements) có nguồn gốc từ biển đó là:
Thực phẩm chức năng từ biển
Ở Mỹ, Nhật, Úc ….còn cho phép sử dụng nhiều loại sinh vật biển để sản xuất các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như:
- Sụn cá mập (Shark cartilage)
- Dầu gan cá mập có chứa nhiều DHA, EPA là các acid béo chưa no có hoạt tính sinh học quý giá.
- Hải sản sâm v.v....
- Bào ngư v.v....
Sau đây xin trình bày một số thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng đã dược sản xuất và lưu hành ở Bắc Mỹ ,Tây âu và Úc ....
Sụn cá mập và Chondroitin
Các nhà khoa học Mỹ nhận xét cá mập là loại cá ăn tạp mà lại ít bị bệnh tật nhất và họ suy luận cá mập có các chất tăng cường, kích thích miễn dịch. Đã có một số nghiên cứu xác định bột sụn cá mập có tác dụng phòng chống một số dạng ung thư. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào được đông đảo các nhà khoa học xác nhận. Tuy nhiên đã xác định sụn cá mập có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, phòng và chống bệnh thoái hóa khớp, chống lão hóa xương. Trên thị trường có các viên nang cứng 750-1000mg bột sụn cá mập dùng để hỗ trợ phòng và điều trị viêm khớp, thấp khớp. Đem phân ly sụn cá mập bằng acid mạnh thì được Chondroitin sulfat. Chondroitin sulfat có trọng lượng phân tử khoảng 50.000 (tùy thuộc vào nguyên liệu sụn cá mập, sụn bò và vào các phương pháp điều chế). Đó là mucopolysaccharid (glycosaminoglycan) gắn với các N-acetyl chondroitin
Chondroitin được dùng phối hợp với glucosamin để phòng và điều trị bệnh viên khớp, thấp khớp và dùng riêng để dưỡng mắt, làm sáng mắt.
Glucosamin (2-amino-2-deoxy-D-glucose)
Có trong vỏ tôm, cua dưới dạng chitin, còn có trong sụn cá mập. Phân ly vỏ tôm, cua bằng acid thì được glucosamin theo công thức sau (H2)
Được dùng dưới dạng N-acetyglucosamin, muối sulfat glucosamin. Có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp có thể phối hợp được với chondroitin.
Dầu gan cá mập, squalene và các chất 3-omega
Squalene một chất hydrocacbon có trong dầu gan cá mập được dùng để sản xuất mỹ phẩm bảo vệ da, làm ẩm và làm đẹp da.
Các chất 3-omega: DHA và EPA
DHA : docosahaenoic acid
EPA : eicosapentaenoic acid
Có trong gan cá mập và nhiều loại cá biển khác sống ở vùng biển sâu và lạnh. Các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện người Eskimo rất ít bị bệnh tim mạch là do ăn nhiều cá sống ở biển Bắc cực.
EPA và DHA làm tăng cường hoạt động các chức phận của não, có hoạt tính phòng chống não suy ở người cao tuổi, chứng lãng quên. Chúng còn có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ em. Chúng có tác dụng chống oxy hóa mạnh và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Những người cao tuổi ở Mỹ, Tây Âu thường sử dụng viên nang 3-omega phối hợp với viên cao lá ngân hạnh để chống lão hóa.
Hải sâm
Là sâm của biển khơi ở Việt Nam và Trung Quốc dùng làm thực phẩm cao cấp. Các loại hải sâm khô qua chế biến dược bày bán ở các chợ chính ở Việt Nam và Trung Quốc.
Hải sâm ở Việt Nam có tên khoa học là Stiehopus sp. ở Trung Quốc dùng hải sâm Stychopus chloronotus, còn hải sâm ở Đại Tây dương là Cucumaria frondosa.
Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc dùng hải sâm để tăng cường khả năng hoạt động sinh dục cho nam giới.Trong hải sâm cũng có saponin triterpen gần giống các saponin của nhân sâm.
Y học hiện đại dựng hải sâm để phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp, viêm khớp. Thuốc dùng dưới dạng viên nang chứa bột toàn phần thân hải sâm. Hải sâm có chứa nhiều mucopolysacharid trong đó chủ yếu là chondroitin. Các polysacchrid mạch dài của hải sâm cũng có tác dụng chống virus HIV. Trong khi đó các polysaccharid của một số loài rong biển lại có tác dụng chống virus herpes. Hải sâm cũng có nhiều DHA và EPA. Các nhà khoa học Anh đã công bố hoạt chất của hải sâm có thể dùng để phòng chống sốt rét có hiệu quả. Hải sâm còn chứa taurin,các chất chống oxy hóa như gluthation, superoxid dimustase- SOD. Hải sâm còn chứa nhiều protein. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định hải sâm có hoạt tính tăng cường miễn dịch.
Hàu biển
(Abalone) là nguyên liệu giàu protein và đặc biệt chứa hàm lượng cao Zn. Được dùng để sản xuất các thực phẩm chức năng bổ và tăng cường sinh lực cho nam giới.
Các loại rong biển
Rong biển được dùng làm thuốc nhiều nhất ở Nhật,Trung Quốc và Nam Hàn… Rong biển chứa nhiều Iod để phòng các bệnh liên qu an đến cơ thể thiếu Iod mà thường gặp ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Rong nâu chứa 1500-1800 ppm (phần triệu) iod. Ngoài Iod, rong còn chứa nhiều canxi.
Tảo đỏ và tảo nâu chứa nhiều caroten, đó là nguồn sản xuất ra caroten để bào chế các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Tảo đỏ và tảo nâu còn chứa nhiều vitamin C, một số tảo còn chứa vitamin B12, cần nhớ là các thực vật trên cạn không chứa vitamin B12. Tảo đỏ còn có chứa EPA. Các loại rong tảo có chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hoá của người. Các loại chất sợi xơ hòa tan có tác dụng phòng bệnh cao cholesterol và đường huyết cao. Người Nhật sử dụng nhiều rong biển làm thực phẩm. Hàng năm nước Nhật thu hái 623.286 tấn tươi các loại rong để làm thực phẩm. Bên cạnh đó còn nhập khẩu rong từ Nam Hàn. Hàng năm nước Nhật nhập 71.800 tấn rong với giá trị 150 triệu đôla Mỹ, trong đó rong Undaria sp được nhập 40.900 tấn.
Hãng Emerson Ecologies đã sản xuất chế phẩm Uni-Jont để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp, có chứa (trong 1 viên nang cứng):
- Glucosamin sulfat 250mg
- Bột hải sâm (Peudocalochirus axiologus) 150mg
- Bột sụn cá mập 150mg
- Bromelain 150 m.c.u
- Bột yucca và cao việt quất 50mg
Ngoài ra ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam còn sử dụng hải mã, hải long, hải cẩu…làm thuốc bổ cường dương, dùng thịt cầu gai (nhím biển) làm thuốc bổ, tăng sinh lực.
Với y học hiện đại, tài nguyên biển là đối tượng đầy tiềm năng, nhều triển vọng để nghiên cứu tìm kiếm các thuốc điều trị ung thư, chống virus và trị các bệnh nan y khác .
Biển chiếm 70% diện tích đất đai chứa nhiều loại vi sinh vật mà con người chưa biết tường tận. Cho đến nay các nhà sinh vật học đã phát hiện dược khoảng 300.000 loài thực vật và động vật biển và còn rất nhiều loài chưa biết (riêng biển Việt Nam đã xác định có 11.000 loài ). Hàng vạn hợp chất thiên nhiên từ biển được phân lập, trong đó nhiều chất đã được làm thuốc và nhiều chất có độc tính rất cao như tetrodotoxin từ cá nóc, nọc rắn biển, độc tố của con sò v.v………
Từ lâu y học đã sử dụng dầu gan cá thu giàu vitamin A và vitamin D3, dùng các loại rong, thạch, chitosan đặc biệt là chủng vi sinh vật Cephalosporium acremonium lấy ở các nước biển địa Trung Hải là nguồn sinh tổng hợp cephalosporin c và các nguyên liệu này đã phát triển thành nhóm kháng sinh quan trọng nhất hiện nay, đó là cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 1,2,3 và 4 có tác dụng điều trị các các bệnh nhiễm khuẩn nặng và các vi khuẩn đã kháng lại các penicillin.
Việc phát hiện các prostaglandin ở san hô mềm ở biển Carribe cũng đã thúc đẩy việc nghiên cứu các loại thuốc quý hiếm từ biển.
Theo Nobuhiro Fuseta (Nhật) trong tài liệu các thuốc từ biển - Drugs from the sea, xuất bản tại Basel -2000 thể qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện được một số hợp chất có hoạt tính cao từ sinh vật bển như sau: (bảng).
ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tài nguyên biển để làm thuốc như khai thác rong mơ chứa hàm lượng cao iod để trị bệnh tuyến giáp, khai thác nước ót (chế biến muối), vỏ hến, vỏ sò để lấy các muối Ca, Mg. Khai thác mai mực làm thuốc điều trị đau dạ dày, dầu gan cá làm thuốc chống suy dinh dưỡng. Nhiều loại sinh vật biển đã được khai thác để làm thuốc ở Việt Nam như:
- Hải mã, Hải long: thuốc tăng sinh lực cho nam giới
- Cầu gai (nhím biển): thuốc bổ
- Hải sao: trị thấp khớp
- Hải sâm: bổ, tăng sinh lực
- San hô đen: giải độc
- Bào ngư: thuốc bổ
Năm 1971, Phan Quốc Kinh cùng các cộng sự đã tiến hành thu bắt rắn biển ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để bào chế thuốc. Đã xác định cao rắn biển (còn gọi là đẻn) có tác dụng chống viêm, trị thấp khớp.
GS.TS Trần Ngọc Ân đã thử lâm sàng thuốc Rắn biển và xác định cao rắn biển có tác dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp, đau lưng.
Năm 1983 Nhật Bản đã cấp bằng sáng chế số N.56-127915 cho công trình xác định hoạt chất rắn biển có tác dụng chống viêm, giảm đau cho tác giả Haneda Takeo.
Tuy vậy việc nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc từ biển ở nước ta còn chỉ là mới bước đầu, cần được nhà nước và các nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư ở quy mô lớn hơn thì mới có khả năng phát triển. Bên cạnh việc khai thác thiên nhiên, tìm các sản phẩm mới thì phải nghiên cứu nuôi trồng một số sinh vật biển đặc hữu và có giá trị ở nước ta. Việc thành lập một viện hay trung tâm nghiên cứu các thuốc và thực phẩm chức năng từ biển ở miền Nam nước ta là một nhu cầu cần thiết và hữu dụng. Mong sao bên cạnh cá, tôm, cua, mực… là nguồn thực phẩm quan trọng trong thực phẩm cho nhân dân ta thì các thuốc và thực phẩm chức năng từ biển sẽ đem lại nhiều sản phẩm phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khoẻ cộng đồng cho nhân dân ta mà còn góp phần xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho xã hội.
Thực phẩm chức năng từ biển
Ở Mỹ, Nhật, Úc ….còn cho phép sử dụng nhiều loại sinh vật biển để sản xuất các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như:
- Sụn cá mập (Shark cartilage)
- Dầu gan cá mập có chứa nhiều DHA, EPA là các acid béo chưa no có hoạt tính sinh học quý giá.
- Hải sản sâm v.v....
- Bào ngư v.v....
Sau đây xin trình bày một số thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng đã dược sản xuất và lưu hành ở Bắc Mỹ ,Tây âu và Úc ....
Sụn cá mập và Chondroitin
Các nhà khoa học Mỹ nhận xét cá mập là loại cá ăn tạp mà lại ít bị bệnh tật nhất và họ suy luận cá mập có các chất tăng cường, kích thích miễn dịch. Đã có một số nghiên cứu xác định bột sụn cá mập có tác dụng phòng chống một số dạng ung thư. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào được đông đảo các nhà khoa học xác nhận. Tuy nhiên đã xác định sụn cá mập có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, phòng và chống bệnh thoái hóa khớp, chống lão hóa xương. Trên thị trường có các viên nang cứng 750-1000mg bột sụn cá mập dùng để hỗ trợ phòng và điều trị viêm khớp, thấp khớp. Đem phân ly sụn cá mập bằng acid mạnh thì được Chondroitin sulfat. Chondroitin sulfat có trọng lượng phân tử khoảng 50.000 (tùy thuộc vào nguyên liệu sụn cá mập, sụn bò và vào các phương pháp điều chế). Đó là mucopolysaccharid (glycosaminoglycan) gắn với các N-acetyl chondroitin
Chondroitin được dùng phối hợp với glucosamin để phòng và điều trị bệnh viên khớp, thấp khớp và dùng riêng để dưỡng mắt, làm sáng mắt.
Glucosamin (2-amino-2-deoxy-D-glucose)
Có trong vỏ tôm, cua dưới dạng chitin, còn có trong sụn cá mập. Phân ly vỏ tôm, cua bằng acid thì được glucosamin theo công thức sau (H2)
Được dùng dưới dạng N-acetyglucosamin, muối sulfat glucosamin. Có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp có thể phối hợp được với chondroitin.
Dầu gan cá mập, squalene và các chất 3-omega
Squalene một chất hydrocacbon có trong dầu gan cá mập được dùng để sản xuất mỹ phẩm bảo vệ da, làm ẩm và làm đẹp da.
Các chất 3-omega: DHA và EPA
DHA : docosahaenoic acid
EPA : eicosapentaenoic acid
Có trong gan cá mập và nhiều loại cá biển khác sống ở vùng biển sâu và lạnh. Các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện người Eskimo rất ít bị bệnh tim mạch là do ăn nhiều cá sống ở biển Bắc cực.
EPA và DHA làm tăng cường hoạt động các chức phận của não, có hoạt tính phòng chống não suy ở người cao tuổi, chứng lãng quên. Chúng còn có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ em. Chúng có tác dụng chống oxy hóa mạnh và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Những người cao tuổi ở Mỹ, Tây Âu thường sử dụng viên nang 3-omega phối hợp với viên cao lá ngân hạnh để chống lão hóa.
Hải sâm
Là sâm của biển khơi ở Việt Nam và Trung Quốc dùng làm thực phẩm cao cấp. Các loại hải sâm khô qua chế biến dược bày bán ở các chợ chính ở Việt Nam và Trung Quốc.
Hải sâm ở Việt Nam có tên khoa học là Stiehopus sp. ở Trung Quốc dùng hải sâm Stychopus chloronotus, còn hải sâm ở Đại Tây dương là Cucumaria frondosa.
Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc dùng hải sâm để tăng cường khả năng hoạt động sinh dục cho nam giới.Trong hải sâm cũng có saponin triterpen gần giống các saponin của nhân sâm.
Y học hiện đại dựng hải sâm để phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp, viêm khớp. Thuốc dùng dưới dạng viên nang chứa bột toàn phần thân hải sâm. Hải sâm có chứa nhiều mucopolysacharid trong đó chủ yếu là chondroitin. Các polysacchrid mạch dài của hải sâm cũng có tác dụng chống virus HIV. Trong khi đó các polysaccharid của một số loài rong biển lại có tác dụng chống virus herpes. Hải sâm cũng có nhiều DHA và EPA. Các nhà khoa học Anh đã công bố hoạt chất của hải sâm có thể dùng để phòng chống sốt rét có hiệu quả. Hải sâm còn chứa taurin,các chất chống oxy hóa như gluthation, superoxid dimustase- SOD. Hải sâm còn chứa nhiều protein. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định hải sâm có hoạt tính tăng cường miễn dịch.
Hàu biển
(Abalone) là nguyên liệu giàu protein và đặc biệt chứa hàm lượng cao Zn. Được dùng để sản xuất các thực phẩm chức năng bổ và tăng cường sinh lực cho nam giới.
Các loại rong biển
Rong biển được dùng làm thuốc nhiều nhất ở Nhật,Trung Quốc và Nam Hàn… Rong biển chứa nhiều Iod để phòng các bệnh liên qu an đến cơ thể thiếu Iod mà thường gặp ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Rong nâu chứa 1500-1800 ppm (phần triệu) iod. Ngoài Iod, rong còn chứa nhiều canxi.
Tảo đỏ và tảo nâu chứa nhiều caroten, đó là nguồn sản xuất ra caroten để bào chế các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Tảo đỏ và tảo nâu còn chứa nhiều vitamin C, một số tảo còn chứa vitamin B12, cần nhớ là các thực vật trên cạn không chứa vitamin B12. Tảo đỏ còn có chứa EPA. Các loại rong tảo có chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hoá của người. Các loại chất sợi xơ hòa tan có tác dụng phòng bệnh cao cholesterol và đường huyết cao. Người Nhật sử dụng nhiều rong biển làm thực phẩm. Hàng năm nước Nhật thu hái 623.286 tấn tươi các loại rong để làm thực phẩm. Bên cạnh đó còn nhập khẩu rong từ Nam Hàn. Hàng năm nước Nhật nhập 71.800 tấn rong với giá trị 150 triệu đôla Mỹ, trong đó rong Undaria sp được nhập 40.900 tấn.
Hãng Emerson Ecologies đã sản xuất chế phẩm Uni-Jont để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp, có chứa (trong 1 viên nang cứng):
- Glucosamin sulfat 250mg
- Bột hải sâm (Peudocalochirus axiologus) 150mg
- Bột sụn cá mập 150mg
- Bromelain 150 m.c.u
- Bột yucca và cao việt quất 50mg
Ngoài ra ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam còn sử dụng hải mã, hải long, hải cẩu…làm thuốc bổ cường dương, dùng thịt cầu gai (nhím biển) làm thuốc bổ, tăng sinh lực.
Với y học hiện đại, tài nguyên biển là đối tượng đầy tiềm năng, nhều triển vọng để nghiên cứu tìm kiếm các thuốc điều trị ung thư, chống virus và trị các bệnh nan y khác .
Biển chiếm 70% diện tích đất đai chứa nhiều loại vi sinh vật mà con người chưa biết tường tận. Cho đến nay các nhà sinh vật học đã phát hiện dược khoảng 300.000 loài thực vật và động vật biển và còn rất nhiều loài chưa biết (riêng biển Việt Nam đã xác định có 11.000 loài ). Hàng vạn hợp chất thiên nhiên từ biển được phân lập, trong đó nhiều chất đã được làm thuốc và nhiều chất có độc tính rất cao như tetrodotoxin từ cá nóc, nọc rắn biển, độc tố của con sò v.v………
Từ lâu y học đã sử dụng dầu gan cá thu giàu vitamin A và vitamin D3, dùng các loại rong, thạch, chitosan đặc biệt là chủng vi sinh vật Cephalosporium acremonium lấy ở các nước biển địa Trung Hải là nguồn sinh tổng hợp cephalosporin c và các nguyên liệu này đã phát triển thành nhóm kháng sinh quan trọng nhất hiện nay, đó là cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 1,2,3 và 4 có tác dụng điều trị các các bệnh nhiễm khuẩn nặng và các vi khuẩn đã kháng lại các penicillin.
Việc phát hiện các prostaglandin ở san hô mềm ở biển Carribe cũng đã thúc đẩy việc nghiên cứu các loại thuốc quý hiếm từ biển.
Theo Nobuhiro Fuseta (Nhật) trong tài liệu các thuốc từ biển - Drugs from the sea, xuất bản tại Basel -2000 thể qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện được một số hợp chất có hoạt tính cao từ sinh vật bển như sau: (bảng).
ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tài nguyên biển để làm thuốc như khai thác rong mơ chứa hàm lượng cao iod để trị bệnh tuyến giáp, khai thác nước ót (chế biến muối), vỏ hến, vỏ sò để lấy các muối Ca, Mg. Khai thác mai mực làm thuốc điều trị đau dạ dày, dầu gan cá làm thuốc chống suy dinh dưỡng. Nhiều loại sinh vật biển đã được khai thác để làm thuốc ở Việt Nam như:
- Hải mã, Hải long: thuốc tăng sinh lực cho nam giới
- Cầu gai (nhím biển): thuốc bổ
- Hải sao: trị thấp khớp
- Hải sâm: bổ, tăng sinh lực
- San hô đen: giải độc
- Bào ngư: thuốc bổ
Năm 1971, Phan Quốc Kinh cùng các cộng sự đã tiến hành thu bắt rắn biển ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để bào chế thuốc. Đã xác định cao rắn biển (còn gọi là đẻn) có tác dụng chống viêm, trị thấp khớp.
GS.TS Trần Ngọc Ân đã thử lâm sàng thuốc Rắn biển và xác định cao rắn biển có tác dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp, đau lưng.
Năm 1983 Nhật Bản đã cấp bằng sáng chế số N.56-127915 cho công trình xác định hoạt chất rắn biển có tác dụng chống viêm, giảm đau cho tác giả Haneda Takeo.
Tuy vậy việc nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc từ biển ở nước ta còn chỉ là mới bước đầu, cần được nhà nước và các nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư ở quy mô lớn hơn thì mới có khả năng phát triển. Bên cạnh việc khai thác thiên nhiên, tìm các sản phẩm mới thì phải nghiên cứu nuôi trồng một số sinh vật biển đặc hữu và có giá trị ở nước ta. Việc thành lập một viện hay trung tâm nghiên cứu các thuốc và thực phẩm chức năng từ biển ở miền Nam nước ta là một nhu cầu cần thiết và hữu dụng. Mong sao bên cạnh cá, tôm, cua, mực… là nguồn thực phẩm quan trọng trong thực phẩm cho nhân dân ta thì các thuốc và thực phẩm chức năng từ biển sẽ đem lại nhiều sản phẩm phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khoẻ cộng đồng cho nhân dân ta mà còn góp phần xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho xã hội.
Shopping24h.vn
Bài viết cùng chủ đề
- Đường Thế hệ mới Nutrinose
- 0
- 1,760