60% trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa trong những năm đầu đời
Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Tuy nhiên theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% . Theo thống kê của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám mỗi ngày.
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi len dạ cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng
Đây là căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, theo thống kê 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi, rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Bệnh không phân biệt nam nữ và có yếu tố di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì 60% con của họ khi sinh ra cũng có thể mắc căn bệnh này. Còn nếu như cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi lên da cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng Staphylococus aureus. Hoặc trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc do một số loại thức ăn có thể gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…
Bệnh thường bùng phát vào mùa thu đông và giảm nhẹ vào mùa hè, vì mùa đông trời lạnh trẻ hay được cha mẹ mặc ấm bằng đồ len, dạ, hay quần áo len dạ của cha mẹ, thảm lót sàn, chăn đệm… cũng có thể khiến bệnh của trẻ tăng nặng hơn.
Bệnh biểu hiện bệnh cấp tính là khi đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Bệnh nhân bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
Nếu bệnh đã vào giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Triệu chứng điển hình của bệnh đó là khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi - ban đỏ -ngứa... Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa. bệnh thường hay gặp ở các vị trí như mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng khoảng 50% người bệnh sẽ khỏi hẳn khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, cũng có người bệnh dai dẳng đến tận tuổi trưởng thành, kéo theo các bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Khi mắc bệnh viêm da cơ địa người bệnh tránh chà xát, không gãi, nên đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc gia truyền, thuốc truyền miệng để bôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Khi người bệnh được chẩn đoán là viêm da cơ địa nên sử dụng đồng thời sử dụng cả thuốc uống lẫn thuốc bôi. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Cha mẹ không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Tuy nhiên theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% . Theo thống kê của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám mỗi ngày.
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi len dạ cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng
Đây là căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, theo thống kê 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi, rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Bệnh không phân biệt nam nữ và có yếu tố di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì 60% con của họ khi sinh ra cũng có thể mắc căn bệnh này. Còn nếu như cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi lên da cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng Staphylococus aureus. Hoặc trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc do một số loại thức ăn có thể gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…
Bệnh thường bùng phát vào mùa thu đông và giảm nhẹ vào mùa hè, vì mùa đông trời lạnh trẻ hay được cha mẹ mặc ấm bằng đồ len, dạ, hay quần áo len dạ của cha mẹ, thảm lót sàn, chăn đệm… cũng có thể khiến bệnh của trẻ tăng nặng hơn.
Bệnh biểu hiện bệnh cấp tính là khi đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Bệnh nhân bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
Nếu bệnh đã vào giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Triệu chứng điển hình của bệnh đó là khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi - ban đỏ -ngứa... Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa. bệnh thường hay gặp ở các vị trí như mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng khoảng 50% người bệnh sẽ khỏi hẳn khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, cũng có người bệnh dai dẳng đến tận tuổi trưởng thành, kéo theo các bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Khi mắc bệnh viêm da cơ địa người bệnh tránh chà xát, không gãi, nên đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc gia truyền, thuốc truyền miệng để bôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Khi người bệnh được chẩn đoán là viêm da cơ địa nên sử dụng đồng thời sử dụng cả thuốc uống lẫn thuốc bôi. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Cha mẹ không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167