Trục trặc thưNhững gợi ý dưới đây giúp cha mẹ khắc phục khó khăn khi chăm con ăn.
1. Bé tránh đồ ăn mới
Đây là tình trạng khá thường gặp. “Các bé dường như có phản ứng tự nhiên là từ chối những thực phẩm mới, lạ” – Elizabeth Ward (tác giả cuốn The Complete Idiot's Guide to Feeding Your Baby and Toddle – tạm dịch Những chỉ dẫn ngốc nghếch khi nuôi con) cho biết.
Để giúp con bạn chấp nhận món mới, nên bắt đầu với những phần nhỏ. Cũng có thể chế biến món mới tương tự món mà bé từng quen thuộc và yêu thích. Nếu bé thích carrot nghiền thì có thể thử nghiền khoai lang theo cách tương tự.
2. Thích tự ăn nên gây bừa bãi
Vụn bánh rơi đầy sàn nhà và vương lên cả tóc của bé khi bé ăn bốc. Đừng hoảng lên vì bé đang chứng minh tính độc lập của mình. Khoảng 9 tháng tuổi, rất nhiều bé bắt đầu thích tự ăn. Thay vì cứ nhặng xị chạy quanh quát nạt, lau chùi, sao bạn không để cho bé được tự xúc hay bốc thức ăn. Đây là bước quan trọng hỗ trợ bé học hỏi, phát triển và độc lập.
3. Nôn trớ
Nôn trớ là bình thường ở bé, nhất là những bé còn nhỏ, do hệ tiêu hóa của bé còn đang phát triển. Bé còn có thể mắc chứng trào ngược, khi mà thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Để khắc phục, nên cho bé bú chậm, nới lỏng áo quần khi bé bú, giữ bé thẳng sau khi bú xong và nhất là đừng quên vỗ ợ hơi cho con. Chứng trào ngược có thể tự cải thiện mà không cần điều trị khi bé khoảng 1-2 tuổi.
4. Từ chối ăn
Bé xúc cho con một thìa bột nhưng bé phản ứng bằng cách quay đầu đi, gạt thìa ra, mím môi lại và... mếu. Bé từ chối ăn có thể do nhiều nguyên nhân: mệt mỏi, đau ốm, bị phân tâm hoặc đơn giản là không đói. Đừng ép bé phải ăn nhưng nên đưa con đi khám viện dinh dưỡng nếu bạn lo lắng.
5. Lười ăn kinh niên
Với một số bé, lười ăn kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí lâu hơn. Bé trở nên lười ăn có thể tại nhiều lý do; chẳng hạn, khi bé thấy khó chịu trong người như lúc mọc răng hoặc chán vị một món ăn mới.
Lười ăn đôi khi là hậu quả vì được mẹ cho ăn vặt quá nhiều. Tránh cho bé ăn vặt những món bé thích, chỉ nên cho bé những món phụ nhỏ, giàu dinh dưỡng. Một khi đói, bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn.
6. Dị ứng thức ăn và bất dung nạp thực phẩm
Thực tế, có tới 70-80% số bé bị dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng gồm nổi ban, tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng và khởi phát đột ngột. Bé có thể bị dị ứng với bất kỳ đồ ăn nào, từ sữa, các loại hạt, trứng, sữa đậu nành tới bột mỳ, các loại động vật có vỏ...
Bất dung nạp thức ăn cũng phổ biến như dị ứng thức ăn. Dấu hiệu gồm đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng hay bất dung nạp thực phẩm, nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có lời khuyên phù hợp.
7. Khóc kéo dài và sự thèm bú
Khoảng 2/5 số bé có dấu hiệu khóc kéo dài (khóc không rõ nguyên nhân hầu như tất cả thời gian). Tình trạng này xuất hiện ở bé 3 tuần tuổi và chấm dứt ở 3 tháng tuổi. Trong khi khóc kéo dài không ảnh hưởng tới sự thèm bú ở bé thì những cơn khóc này cũng khiến bé khó bình tĩnh trước khi bú.
Tuy nhiên, cần đưa bé đi khám nếu bé tiêu chảy, nôn trớ, sụt cân, có màu và nhầy trong phân vì đó không phải triệu chứng của khóc kéo dài thông thường.
8. Tiêu chảy và táo bón
Tiêu chảy ở bé nhũ nhi có thể nhanh chóng gây mất nước, rất nguy hiểm. Các triệu chứng gồm khô môi, giảm tiểu, khóc không ra nước mắt, mắt trũng, thõm trũng, sụt cân. Tất cả những dấu hiệu kể trên cần đưa bé đi khám ngay lập tức.
Các bé đang tuổi bú mẹ thì hiếm khi bị táo bón. Tần suất đi tiêu ở mỗi bé là khác nhau, có bé đi hàng ngày, có bé đi cách ngày, có bé đi ngày mấy lần nhưng cũng có bé mấy lần mới đi một lần... – đó cũng không hẳn là triệu chứng của táo. Triệu chứng của táo bón gồm khó và bị đau khi đi tiêu, tiêu ra phân có máu...
9. Đồ hộp và trục trặc tiêu hóa
Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết đồ hộp có gây rối loạn tiêu hóa cho bé? Điều này có thể xảy ra nếu bạn cho bé ăn trực tiếp từ lọ và cất phần thừa cho bữa sau của con. Làm như vậy là bạn đã trực tiếp đưa vi khuẩn từ miệng của bé vào lọ thức ăn. Đến lần sau bé ăn, vi khuẩn trong lọ sinh sôi và gây bệnh.
10. Bé lớn hơn và đồ ăn vặt
Đôi khi, chính cha mẹ là “thủ phạm” gây thói quen ăn uống kém lành mạnh ở con. Bạn có thể đưa cho con món ăn của người lớn, nhất là những món ăn vặt, đồ ăn nhanh nhiều đường, lắm muối mặn.
11. Thực phẩm nên tránh cho bé ăn
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé không thể tiêu được một số thức ăn mà người lớn vẫn tiêu hóa. Mật ong, chẳng hạn, có thể dẫn tới chứng botulism ở bé, khiến bé bị lơ mơ. Ngoài ra, cần tránh cho bé đồ ăn vặt dễ hóc, nghẹn như bỏng ngô, rau củ quả sống, cắt to, nho khô, xúc xích, các miếng thịt to...
12. Thời điểm cần lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng
Do rất nhiều nguyên nhân gây trục trặc trong ăn uống của bé nên cách tốt nhất là đưa con đi khám nếu bạn lo lắng. Đồng thời, cần đưa bé đi khám ngay nếu bé sút cân, nôn trớ khi ăn một số thực phẩm nào đó; bé tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc bạn nghi con mắc chứng trào ngược. Đừng ngại đặt cho bác sĩ những câu hỏi hoặc bất kỳ thắc mắc nào của bạn về con.
AloBacsi.
1. Bé tránh đồ ăn mới
Đây là tình trạng khá thường gặp. “Các bé dường như có phản ứng tự nhiên là từ chối những thực phẩm mới, lạ” – Elizabeth Ward (tác giả cuốn The Complete Idiot's Guide to Feeding Your Baby and Toddle – tạm dịch Những chỉ dẫn ngốc nghếch khi nuôi con) cho biết.
Để giúp con bạn chấp nhận món mới, nên bắt đầu với những phần nhỏ. Cũng có thể chế biến món mới tương tự món mà bé từng quen thuộc và yêu thích. Nếu bé thích carrot nghiền thì có thể thử nghiền khoai lang theo cách tương tự.
2. Thích tự ăn nên gây bừa bãi
Vụn bánh rơi đầy sàn nhà và vương lên cả tóc của bé khi bé ăn bốc. Đừng hoảng lên vì bé đang chứng minh tính độc lập của mình. Khoảng 9 tháng tuổi, rất nhiều bé bắt đầu thích tự ăn. Thay vì cứ nhặng xị chạy quanh quát nạt, lau chùi, sao bạn không để cho bé được tự xúc hay bốc thức ăn. Đây là bước quan trọng hỗ trợ bé học hỏi, phát triển và độc lập.
3. Nôn trớ
Nôn trớ là bình thường ở bé, nhất là những bé còn nhỏ, do hệ tiêu hóa của bé còn đang phát triển. Bé còn có thể mắc chứng trào ngược, khi mà thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Để khắc phục, nên cho bé bú chậm, nới lỏng áo quần khi bé bú, giữ bé thẳng sau khi bú xong và nhất là đừng quên vỗ ợ hơi cho con. Chứng trào ngược có thể tự cải thiện mà không cần điều trị khi bé khoảng 1-2 tuổi.
4. Từ chối ăn
Bé xúc cho con một thìa bột nhưng bé phản ứng bằng cách quay đầu đi, gạt thìa ra, mím môi lại và... mếu. Bé từ chối ăn có thể do nhiều nguyên nhân: mệt mỏi, đau ốm, bị phân tâm hoặc đơn giản là không đói. Đừng ép bé phải ăn nhưng nên đưa con đi khám viện dinh dưỡng nếu bạn lo lắng.
5. Lười ăn kinh niên
Với một số bé, lười ăn kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí lâu hơn. Bé trở nên lười ăn có thể tại nhiều lý do; chẳng hạn, khi bé thấy khó chịu trong người như lúc mọc răng hoặc chán vị một món ăn mới.
Lười ăn đôi khi là hậu quả vì được mẹ cho ăn vặt quá nhiều. Tránh cho bé ăn vặt những món bé thích, chỉ nên cho bé những món phụ nhỏ, giàu dinh dưỡng. Một khi đói, bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn.
6. Dị ứng thức ăn và bất dung nạp thực phẩm
Thực tế, có tới 70-80% số bé bị dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng gồm nổi ban, tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng và khởi phát đột ngột. Bé có thể bị dị ứng với bất kỳ đồ ăn nào, từ sữa, các loại hạt, trứng, sữa đậu nành tới bột mỳ, các loại động vật có vỏ...
Bất dung nạp thức ăn cũng phổ biến như dị ứng thức ăn. Dấu hiệu gồm đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng hay bất dung nạp thực phẩm, nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có lời khuyên phù hợp.
7. Khóc kéo dài và sự thèm bú
Khoảng 2/5 số bé có dấu hiệu khóc kéo dài (khóc không rõ nguyên nhân hầu như tất cả thời gian). Tình trạng này xuất hiện ở bé 3 tuần tuổi và chấm dứt ở 3 tháng tuổi. Trong khi khóc kéo dài không ảnh hưởng tới sự thèm bú ở bé thì những cơn khóc này cũng khiến bé khó bình tĩnh trước khi bú.
Tuy nhiên, cần đưa bé đi khám nếu bé tiêu chảy, nôn trớ, sụt cân, có màu và nhầy trong phân vì đó không phải triệu chứng của khóc kéo dài thông thường.
8. Tiêu chảy và táo bón
Tiêu chảy ở bé nhũ nhi có thể nhanh chóng gây mất nước, rất nguy hiểm. Các triệu chứng gồm khô môi, giảm tiểu, khóc không ra nước mắt, mắt trũng, thõm trũng, sụt cân. Tất cả những dấu hiệu kể trên cần đưa bé đi khám ngay lập tức.
Các bé đang tuổi bú mẹ thì hiếm khi bị táo bón. Tần suất đi tiêu ở mỗi bé là khác nhau, có bé đi hàng ngày, có bé đi cách ngày, có bé đi ngày mấy lần nhưng cũng có bé mấy lần mới đi một lần... – đó cũng không hẳn là triệu chứng của táo. Triệu chứng của táo bón gồm khó và bị đau khi đi tiêu, tiêu ra phân có máu...
9. Đồ hộp và trục trặc tiêu hóa
Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết đồ hộp có gây rối loạn tiêu hóa cho bé? Điều này có thể xảy ra nếu bạn cho bé ăn trực tiếp từ lọ và cất phần thừa cho bữa sau của con. Làm như vậy là bạn đã trực tiếp đưa vi khuẩn từ miệng của bé vào lọ thức ăn. Đến lần sau bé ăn, vi khuẩn trong lọ sinh sôi và gây bệnh.
10. Bé lớn hơn và đồ ăn vặt
Đôi khi, chính cha mẹ là “thủ phạm” gây thói quen ăn uống kém lành mạnh ở con. Bạn có thể đưa cho con món ăn của người lớn, nhất là những món ăn vặt, đồ ăn nhanh nhiều đường, lắm muối mặn.
11. Thực phẩm nên tránh cho bé ăn
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé không thể tiêu được một số thức ăn mà người lớn vẫn tiêu hóa. Mật ong, chẳng hạn, có thể dẫn tới chứng botulism ở bé, khiến bé bị lơ mơ. Ngoài ra, cần tránh cho bé đồ ăn vặt dễ hóc, nghẹn như bỏng ngô, rau củ quả sống, cắt to, nho khô, xúc xích, các miếng thịt to...
12. Thời điểm cần lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng
Do rất nhiều nguyên nhân gây trục trặc trong ăn uống của bé nên cách tốt nhất là đưa con đi khám nếu bạn lo lắng. Đồng thời, cần đưa bé đi khám ngay nếu bé sút cân, nôn trớ khi ăn một số thực phẩm nào đó; bé tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc bạn nghi con mắc chứng trào ngược. Đừng ngại đặt cho bác sĩ những câu hỏi hoặc bất kỳ thắc mắc nào của bạn về con.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170