Hãng AFP dẫn báo cáo của tổ chức Save the Children cảnh báo rằng 15 năm tới, 450 triệu trẻ em trên thế giới có nguy cơ bị còi cọc và suy nhược tinh thần.
Tổ chức của Anh này cho biết, mỗi giờ có 300 trẻ em chết vì chế độ ăn uống nghèo nàn. Giám đốc điều hành tổ chức Save the Children - ông Justin Forsyth cho biết: “Mặc dù thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ trẻ em tử vong, nhưng thành quả đó sẽ chững lại nếu chúng ta không chung tay giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng".
Vấn đề càng trở nên cấp bách khi tình hình giá lương thực biến động, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu và thay đổi nhân khẩu học. Ví dụ, ở châu Á có khoảng 100 triệu trẻ em còi cọc, và con số này sẽ tăng thêm 7 triệu vào năm 2050 do tác động của biến đổi khí hậu đến việc sản xuất lương thực.
Ông Forsyth kêu gọi Chính phủ Anh tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về đói nghèo vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới đến dự Thế vận hội 2012 tổ chức ở London vào tháng 7.
Suy dinh dưỡng còn tác động rất lớn đến nền kinh tế vì nếu một đứa bé bị suy dinh dưỡng thì khi lớn lên có thu nhập ít hơn 20% so với mức trung bình. Ở các nước nghèo, nơi có phân nửa trẻ em suy dinh dưỡng sống, 1/6 cặp cha mẹ nói rằng con cái họ phải bỏ học để kiếm ăn.
AloBacsi.
Tổ chức của Anh này cho biết, mỗi giờ có 300 trẻ em chết vì chế độ ăn uống nghèo nàn. Giám đốc điều hành tổ chức Save the Children - ông Justin Forsyth cho biết: “Mặc dù thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ trẻ em tử vong, nhưng thành quả đó sẽ chững lại nếu chúng ta không chung tay giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng".
Vấn đề càng trở nên cấp bách khi tình hình giá lương thực biến động, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu và thay đổi nhân khẩu học. Ví dụ, ở châu Á có khoảng 100 triệu trẻ em còi cọc, và con số này sẽ tăng thêm 7 triệu vào năm 2050 do tác động của biến đổi khí hậu đến việc sản xuất lương thực.
Ông Forsyth kêu gọi Chính phủ Anh tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về đói nghèo vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới đến dự Thế vận hội 2012 tổ chức ở London vào tháng 7.
Suy dinh dưỡng còn tác động rất lớn đến nền kinh tế vì nếu một đứa bé bị suy dinh dưỡng thì khi lớn lên có thu nhập ít hơn 20% so với mức trung bình. Ở các nước nghèo, nơi có phân nửa trẻ em suy dinh dưỡng sống, 1/6 cặp cha mẹ nói rằng con cái họ phải bỏ học để kiếm ăn.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,352
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140