Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
KIẾN THỨC Y HỌC
Bác sĩ gia đình
Sức khỏe: Phòng bệnh do sử dụng điều hòa
Nội dung
<p>[QUOTE="dungcpc1, post: 37525, member: 728"]</p><p>Hội bác sỹ –</p><p></p><p><strong>Khi nhiệt độ ngoài trời lên đến đỉnh điểm với cái nóng cháy da, cháy thịt thì không gì lý tưởng bằng ngồi trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng điều hòa nhiệt độ quá nhiều lại gây nên những bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.</strong></p><p></p><p>Cứ mỗi khi mùa đông đến là chị Trà, 32 tuổi, ở Hà Nội lại khổ vì bệnh xoang hoành hành khiến chị khó thở, đau đầu. Và khổ nhất là xoang bị viêm nên hơi thở của chị lúc nào cũng có mùi khó chịu khiến chị ngại tiếp xúc gần với bạn bè, đồng nghiệp. Gần đây, chị thấy có các dấu hiệu của bệnh xoang nhưng không nghĩ là bệnh “hoành hành” vì đang giữa mùa hè. Đến khi đi khám, các bác sĩ kết luận bệnh xoang của chị rất nặng do ngồi trong phòng điều hòa quá lạnh, nhiệt độ chênh lệch với bên ngoài lớn.</p><p></p><p><img src="http://bacsytructuyen.com/tin/wp-content/uploads/2013/06/dieu-hoa.jpg" data-url="http://bacsytructuyen.com/tin/wp-content/uploads/2013/06/dieu-hoa.jpg" class="bbImage " style="" alt="v" title="v" /></p><p>Lạm dụng điều hòa có thể gây các bệnh về đường hô hấp</p><p></p><p>Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai-Mũi- Họng Trung ương, những người mắc bệnh xoang thường nặng lên vào mùa đông khi thời tiết lạnh… Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người bị nặng lên ngay cả vào mùa hè nguyên nhân do ngồi điều hòa nhiều, để nhiệt độ quá lạnh.</p><p></p><p>Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng-xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính.</p><p></p><p>Chị Phương làm việc tại một Cty ở phố Duy Tân, Hà Nội cho biết: Từ đầu hè đến nay, người chị lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi vì những cơn nhức đầu, sổ mũi. Dù uống nhiều loại thuốc nhưng tình trạng khó chịu này vẫn không chấm dứt. Chỉ đến khi đi khám, các bác sĩ chẩn đoán chị bị bệnh viêm mũi do dị ứng vì ngồi trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp.</p><p></p><p>Chị Phương cho biết, ở trong phòng có điều hòa tổng, mọi người để nhiệt độ 18 độ C, chị toàn phải mang áo khoác mặc cho đỡ lạnh. Nhưng do đặc thù công việc, chị hay phải đi ra/vào nhiều. Chính sự chênh lệch nhiệt độ ngoài trời với trong phòng khiến cơ thể sinh ra mệt mỏi. Các bác sĩ đã cảnh báo chị nên chăm sóc cơ thể, đặc biệt là mũi và họng, nếu không chị sẽ bị viêm xoang.</p><p></p><p>Ngoài việc bị viêm xoang thì những người ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ quá lạnh khi đi ra ngoài sự thay đổi nhiệt độ chỉ kéo dài vài giây đồng hồ khiến nhiệt độ cơ thể phải chịu sức ép. Sự thay đổi nhiều lần trong ngày làm bào mòn sức đề kháng của cơ thể dần dần gây bệnh viêm họng, viêm mũi, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ thể… Ngồi trong phòng điều hòa còn có nguy cơ bị nhiễm vi trùng legionella Pneumophila-vi khuẩn thường trú ẩn ngay trong các ống nước của điều hòa. Vi khuẩn này có thể làm phát triển nhanh chóng bệnh viêm phổi với các triệu chứng toàn thân trong vài ngày, dẫn đến tử vong. Ban đầu chỉ là cảm cúm, nóng, sốt, sổ mũi và nặng dần là sưng phổi kèm theo đau đớn, nhức đầu, tiêu chảy…</p><p></p><p>Theo cảnh báo của các chuyên gia, để phòng tránh các bệnh do sử dụng điều hòa, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ, thay đổi gió và nhiệt độ đối lưu giữa không khí; mở máy sau 3 tiếng thì nên tắt rồi mở cửa sổ cho không khí trong phòng điều hòa thoát ra để không khí bên ngoài tràn vào. Đặc biệt nên tận dụng gió tự nhiên để làm giảm nhiệt độ phòng, hoặc sử dụng thêm máy tạo i-on âm; nhiệt độ sử dụng điều hòa không nên quá thấp so với nhiệt độ môi trường.</p><p></p><p>Khi ở ngoài đường về, bạn không nên vào phòng điều hòa ngay hoặc để gió quạt thổi vào người mà cần lau mồ hôi, đợi cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Đồng thời, nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, phòng ngủ để giảm tối đa lây nhiễm các bệnh; tốc độ gió điều hòa nên duy trì mức độ trung bình, không nên để gió điều hòa thổi trực tiếp vào người.</p><p></p><p>(Pháp Luật Xã Hội)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="dungcpc1, post: 37525, member: 728"] Hội bác sỹ – [B]Khi nhiệt độ ngoài trời lên đến đỉnh điểm với cái nóng cháy da, cháy thịt thì không gì lý tưởng bằng ngồi trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng điều hòa nhiệt độ quá nhiều lại gây nên những bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.[/B] Cứ mỗi khi mùa đông đến là chị Trà, 32 tuổi, ở Hà Nội lại khổ vì bệnh xoang hoành hành khiến chị khó thở, đau đầu. Và khổ nhất là xoang bị viêm nên hơi thở của chị lúc nào cũng có mùi khó chịu khiến chị ngại tiếp xúc gần với bạn bè, đồng nghiệp. Gần đây, chị thấy có các dấu hiệu của bệnh xoang nhưng không nghĩ là bệnh “hoành hành” vì đang giữa mùa hè. Đến khi đi khám, các bác sĩ kết luận bệnh xoang của chị rất nặng do ngồi trong phòng điều hòa quá lạnh, nhiệt độ chênh lệch với bên ngoài lớn. [IMG alt="v"]http://bacsytructuyen.com/tin/wp-content/uploads/2013/06/dieu-hoa.jpg[/IMG] Lạm dụng điều hòa có thể gây các bệnh về đường hô hấp Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai-Mũi- Họng Trung ương, những người mắc bệnh xoang thường nặng lên vào mùa đông khi thời tiết lạnh… Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người bị nặng lên ngay cả vào mùa hè nguyên nhân do ngồi điều hòa nhiều, để nhiệt độ quá lạnh. Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng-xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính. Chị Phương làm việc tại một Cty ở phố Duy Tân, Hà Nội cho biết: Từ đầu hè đến nay, người chị lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi vì những cơn nhức đầu, sổ mũi. Dù uống nhiều loại thuốc nhưng tình trạng khó chịu này vẫn không chấm dứt. Chỉ đến khi đi khám, các bác sĩ chẩn đoán chị bị bệnh viêm mũi do dị ứng vì ngồi trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp. Chị Phương cho biết, ở trong phòng có điều hòa tổng, mọi người để nhiệt độ 18 độ C, chị toàn phải mang áo khoác mặc cho đỡ lạnh. Nhưng do đặc thù công việc, chị hay phải đi ra/vào nhiều. Chính sự chênh lệch nhiệt độ ngoài trời với trong phòng khiến cơ thể sinh ra mệt mỏi. Các bác sĩ đã cảnh báo chị nên chăm sóc cơ thể, đặc biệt là mũi và họng, nếu không chị sẽ bị viêm xoang. Ngoài việc bị viêm xoang thì những người ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ quá lạnh khi đi ra ngoài sự thay đổi nhiệt độ chỉ kéo dài vài giây đồng hồ khiến nhiệt độ cơ thể phải chịu sức ép. Sự thay đổi nhiều lần trong ngày làm bào mòn sức đề kháng của cơ thể dần dần gây bệnh viêm họng, viêm mũi, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ thể… Ngồi trong phòng điều hòa còn có nguy cơ bị nhiễm vi trùng legionella Pneumophila-vi khuẩn thường trú ẩn ngay trong các ống nước của điều hòa. Vi khuẩn này có thể làm phát triển nhanh chóng bệnh viêm phổi với các triệu chứng toàn thân trong vài ngày, dẫn đến tử vong. Ban đầu chỉ là cảm cúm, nóng, sốt, sổ mũi và nặng dần là sưng phổi kèm theo đau đớn, nhức đầu, tiêu chảy… Theo cảnh báo của các chuyên gia, để phòng tránh các bệnh do sử dụng điều hòa, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ, thay đổi gió và nhiệt độ đối lưu giữa không khí; mở máy sau 3 tiếng thì nên tắt rồi mở cửa sổ cho không khí trong phòng điều hòa thoát ra để không khí bên ngoài tràn vào. Đặc biệt nên tận dụng gió tự nhiên để làm giảm nhiệt độ phòng, hoặc sử dụng thêm máy tạo i-on âm; nhiệt độ sử dụng điều hòa không nên quá thấp so với nhiệt độ môi trường. Khi ở ngoài đường về, bạn không nên vào phòng điều hòa ngay hoặc để gió quạt thổi vào người mà cần lau mồ hôi, đợi cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Đồng thời, nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, phòng ngủ để giảm tối đa lây nhiễm các bệnh; tốc độ gió điều hòa nên duy trì mức độ trung bình, không nên để gió điều hòa thổi trực tiếp vào người. (Pháp Luật Xã Hội) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
CÙNG NHAU TRAO ĐỔI
KIẾN THỨC Y HỌC
Bác sĩ gia đình
Sức khỏe: Phòng bệnh do sử dụng điều hòa
Top
Dưới