Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 38596, member: 11284"]</p><p>Suy thận là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, khiến bệnh nhân tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đi tiểu có bọt có phải bị suy thận?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Minh</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Năm nay em 19 tuổi để ý thì thấy khi đi tiểu là nước có bọt nhất là về sáng sớm khi đi tiểu là thấy có bọt trong ngày thì đi cũng có, nhưng em đã thử uống nhiều nước để tiểu nhiều xem như thế nào thì lúc đó tiểu thì lại không thấy bọt nữa hoặc ít và dễ bể bọt. Cho em hỏi bị như thế là có bình thường không ạ với lại em đã thủ dâm trong khoảng 6-8 năm, không biết như thế có gây ra bệnh suy thận không ạ? Em đang rất lo lắng.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Khi các chức năng của thận không hoạt động hoàn thiện, nó sẽ không thể lọc hết protein trong nước tiểu. Sau đó protein tạo lớp bọt khi gặp nước trong bồn cầu. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào hiện tượng nước tiểu có bọt mà khẳng định có protein trong nước tiểu hay em có vấn đề về thận. Vì nước tiểu sau một đêm ngủ dậy thường hay đậm màu hơn và có bọt, sau đó uống nước nhiều, đi tiểu nhiều thì sẽ trong hơn (màu vàng trong) và không bọt. Đi tiểu có bọt còn phụ thuộc vào tia nước tiểu bắn ra mạnh… sẽ tạo bọt. Vì vậy muốn khẳng định em có bệnh hay không thì em cần đi làm xét nghiệm nước tiểu.</p><p></p><p>Về việc thủ dâm. Em cần biết lạm dụng thủ dâm trước mắt là tác động tới sức khỏe của em, như khiến em mệt mỏi, kết quả học tập giảm sút, sao lãng công việc,… lâu dần có thể dẫn đến suy giảm khả năng tình dục và sinh sản thậm chí là vô sinh, mắc các bệnh về đường tiết niệu, tuyến tiền liệt, thận… Em đã thủ dâm trong thời gian dài, không biết tần suất thủ dâm như thế nào. Nhưng tốt nhất là em nên hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Nếu không chấm dứt được hẳn thì chỉ nên duy trì 1-2 lần/tuần. Ngoài ra em cần tăng cường tập luyện, sắp xếp thời gian học tập – làm việc – ngủ – nghỉ hợp lý để nâng cao sức khỏe. Để yên tâm, em nên đi thử nước tiểu.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đang bị suy thận mãn giai đoạn 3, tự nhiên không đi tiểu đêm nữa có phải bệnh nặng hơn không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Đang nguyễn</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Em đang bị suy thận mãn tính giai đoạn 3. Trước giờ em đi tiểu 1 đêm 2 lần. Nhưng tự nhiên mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa. Em sợ có phải bệnh nặng hơn không bác sĩ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Bệnh suy thận mãn tính tiến triển qua 4 giai đoạn:</p><p></p><p>– Giai đoạn 1: Giảm khả năng dự trữ của thận. Không có các biểu hiện và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường</p><p></p><p>– Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các biểu hiện: tiểu đêm,tiểu nhiều và thiếu máu nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.</p><p></p><p>– Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt, bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng, tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển hoá.</p><p></p><p>– Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đầy đủ các triệu chứng về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu.</p><p></p><p>Như vậy, mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa có thể là triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn 4. Em nên đi kiểm tra lại sớm.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Suy thận, tim to, huyết áp cao nên ăn gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Mẹ cháu năm nay 53 tuổi, bị suy thận cấp 1 và tim to, huyết áp cao. Bây giờ mẹ cháu đang chữa trị huyết áp cao trước theo yêu cầu của bác sĩ. Trong ăn uống thì cần tránh đồ ăn và hoa quả nào ạ? Và đồ ăn cũng như hoa quả nào thì tốt ạ. Bác sĩ hãy trả lời giúp cháu ạ.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Cao huyết áp (CHA) là căn bệnh nguy hiểm bởi nó gây ra các biến chứng nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng biến chứng thường đột ngột và tàn khốc, do đó cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Các biến chứng của CHA:</p><p></p><p>Tại tim, CHA gây phì đại tim, suy tim. CHA gây bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…</p><p></p><p>Tại não, CHA gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người. CHA gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận.</p><p></p><p>Tại mắt CHA gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.</p><p></p><p>Tất cả biến chứng này làm bệnh nặng dần lên, tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Mẹ cháu bị cao huyết áp, ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mẹ cháu cần tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích… Những loại thực phẩm nên dùng là:</p><p></p><p>Cần tây: dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.</p><p></p><p>Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Mẹ cháu có thể dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.</p><p></p><p>Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo biểu hiện đau đầu.</p><p></p><p>Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.</p><p></p><p>Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rốiloạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.</p><p></p><p>Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.</p><p></p><p>Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè – thu.</p><p></p><p>Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thựcphẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.</p><p></p><p>Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5 ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.</p><p></p><p>Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Có thể dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn rất hay.</p><p></p><p>Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, mẹ cháu có thể dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.</p><p></p><p>Táo: là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, mẹ cháu nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.</p><p></p><p>Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen…đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Mẹ cháu nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…</p><p></p><p>Chúc mẹ cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Hội chứng thận hư tái phát có dẫn đến suy thận?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: nikihoa123</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu bị bệnh viên cầu thận – hội chứng thận hư tái phát một lần. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tái phát bệnh có nặng hơn hay không và bị tái phát bao nhiêu lần sẽ dẫn tới suy thận ạ? Biến chứng của việc tái phát lại có gây ra các bệnh khác không ạ?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Viêm cầu thận rất dễ bị biến chứng sang các dạng sau: Suy thận cấp, suy thận mạn, tăng huyết áp và hội chứng thận hư.</p><p></p><p>Suy thận cấp: Xảy ra ở thể bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh. Biểu hiện bằng việc mất chức năng lọc của các đơn vị thận một cách nhanh chóng, gây tích lũy các chất độc. Việc cần thiết phải làm là lọc máu cấp cứu. Suy thận mãn: Chức năng thận tổn thương dần dần. Khi mức lọc cầu thận dưới 10%, đòi hỏi phải lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận. Tăng huyết áp: Tổn thương cầu thận dẫn đến kích hoạt hệ thống Renin – Angiotensin do tổ chức cận cầu thận tiết ra gây tăng huyết áp. Hội chứng thận hư: Đặc trưng bởi nồng độ protein niệu cao trong nước tiểu dẫn đến giảm protein máu, cholesterol máu cao, phù nhiều…</p><p></p><p>Bạn bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư đã tái phát nên bạn phải rất thận trọng vì bệnh có thể biến chứng sang suy thận. Việc biến chứng này không phụ thuộc vào số lượng tái phát bao nhiêu lần mà tùy vào mức độ tiến triển của bệnh.</p><p></p><p>Để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế tái phát bệnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:</p><p></p><p>Điều trị kịp thời các bệnh viêm họng, viêm da hoặc viêm gan Thực hiện tình dục an toàn Hạn chế việc lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó phải rất hay theo dõi, kiểm soát tăng huyết áp, giảm nguy cơ tổn thượng thận.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 38596, member: 11284"] Suy thận là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, khiến bệnh nhân tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận. [SIZE=5][B]Đi tiểu có bọt có phải bị suy thận?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Minh Chào bác sĩ! Năm nay em 19 tuổi để ý thì thấy khi đi tiểu là nước có bọt nhất là về sáng sớm khi đi tiểu là thấy có bọt trong ngày thì đi cũng có, nhưng em đã thử uống nhiều nước để tiểu nhiều xem như thế nào thì lúc đó tiểu thì lại không thấy bọt nữa hoặc ít và dễ bể bọt. Cho em hỏi bị như thế là có bình thường không ạ với lại em đã thủ dâm trong khoảng 6-8 năm, không biết như thế có gây ra bệnh suy thận không ạ? Em đang rất lo lắng. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào em! Khi các chức năng của thận không hoạt động hoàn thiện, nó sẽ không thể lọc hết protein trong nước tiểu. Sau đó protein tạo lớp bọt khi gặp nước trong bồn cầu. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào hiện tượng nước tiểu có bọt mà khẳng định có protein trong nước tiểu hay em có vấn đề về thận. Vì nước tiểu sau một đêm ngủ dậy thường hay đậm màu hơn và có bọt, sau đó uống nước nhiều, đi tiểu nhiều thì sẽ trong hơn (màu vàng trong) và không bọt. Đi tiểu có bọt còn phụ thuộc vào tia nước tiểu bắn ra mạnh… sẽ tạo bọt. Vì vậy muốn khẳng định em có bệnh hay không thì em cần đi làm xét nghiệm nước tiểu. Về việc thủ dâm. Em cần biết lạm dụng thủ dâm trước mắt là tác động tới sức khỏe của em, như khiến em mệt mỏi, kết quả học tập giảm sút, sao lãng công việc,… lâu dần có thể dẫn đến suy giảm khả năng tình dục và sinh sản thậm chí là vô sinh, mắc các bệnh về đường tiết niệu, tuyến tiền liệt, thận… Em đã thủ dâm trong thời gian dài, không biết tần suất thủ dâm như thế nào. Nhưng tốt nhất là em nên hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Nếu không chấm dứt được hẳn thì chỉ nên duy trì 1-2 lần/tuần. Ngoài ra em cần tăng cường tập luyện, sắp xếp thời gian học tập – làm việc – ngủ – nghỉ hợp lý để nâng cao sức khỏe. Để yên tâm, em nên đi thử nước tiểu. Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đang bị suy thận mãn giai đoạn 3, tự nhiên không đi tiểu đêm nữa có phải bệnh nặng hơn không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Đang nguyễn Thưa bác sĩ! Em đang bị suy thận mãn tính giai đoạn 3. Trước giờ em đi tiểu 1 đêm 2 lần. Nhưng tự nhiên mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa. Em sợ có phải bệnh nặng hơn không bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào em! Bệnh suy thận mãn tính tiến triển qua 4 giai đoạn: – Giai đoạn 1: Giảm khả năng dự trữ của thận. Không có các biểu hiện và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường – Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các biểu hiện: tiểu đêm,tiểu nhiều và thiếu máu nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu. – Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt, bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng, tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển hoá. – Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đầy đủ các triệu chứng về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu. Như vậy, mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa có thể là triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn 4. Em nên đi kiểm tra lại sớm. Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Suy thận, tim to, huyết áp cao nên ăn gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay 53 tuổi, bị suy thận cấp 1 và tim to, huyết áp cao. Bây giờ mẹ cháu đang chữa trị huyết áp cao trước theo yêu cầu của bác sĩ. Trong ăn uống thì cần tránh đồ ăn và hoa quả nào ạ? Và đồ ăn cũng như hoa quả nào thì tốt ạ. Bác sĩ hãy trả lời giúp cháu ạ. Cháu xin cảm ơn ạ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào cháu! Cao huyết áp (CHA) là căn bệnh nguy hiểm bởi nó gây ra các biến chứng nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng biến chứng thường đột ngột và tàn khốc, do đó cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Các biến chứng của CHA: Tại tim, CHA gây phì đại tim, suy tim. CHA gây bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,… Tại não, CHA gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người. CHA gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận. Tại mắt CHA gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù. Tất cả biến chứng này làm bệnh nặng dần lên, tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Mẹ cháu bị cao huyết áp, ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mẹ cháu cần tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích… Những loại thực phẩm nên dùng là: Cần tây: dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Mẹ cháu có thể dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo biểu hiện đau đầu. Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rốiloạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt. Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè – thu. Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thựcphẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng. Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5 ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường. Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Có thể dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn rất hay. Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, mẹ cháu có thể dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Táo: là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, mẹ cháu nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml. Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen…đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Mẹ cháu nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng… Chúc mẹ cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Hội chứng thận hư tái phát có dẫn đến suy thận?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: nikihoa123 Thưa bác sĩ! Cháu bị bệnh viên cầu thận – hội chứng thận hư tái phát một lần. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tái phát bệnh có nặng hơn hay không và bị tái phát bao nhiêu lần sẽ dẫn tới suy thận ạ? Biến chứng của việc tái phát lại có gây ra các bệnh khác không ạ? Cháu xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Viêm cầu thận rất dễ bị biến chứng sang các dạng sau: Suy thận cấp, suy thận mạn, tăng huyết áp và hội chứng thận hư. Suy thận cấp: Xảy ra ở thể bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh. Biểu hiện bằng việc mất chức năng lọc của các đơn vị thận một cách nhanh chóng, gây tích lũy các chất độc. Việc cần thiết phải làm là lọc máu cấp cứu. Suy thận mãn: Chức năng thận tổn thương dần dần. Khi mức lọc cầu thận dưới 10%, đòi hỏi phải lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận. Tăng huyết áp: Tổn thương cầu thận dẫn đến kích hoạt hệ thống Renin – Angiotensin do tổ chức cận cầu thận tiết ra gây tăng huyết áp. Hội chứng thận hư: Đặc trưng bởi nồng độ protein niệu cao trong nước tiểu dẫn đến giảm protein máu, cholesterol máu cao, phù nhiều… Bạn bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư đã tái phát nên bạn phải rất thận trọng vì bệnh có thể biến chứng sang suy thận. Việc biến chứng này không phụ thuộc vào số lượng tái phát bao nhiêu lần mà tùy vào mức độ tiến triển của bệnh. Để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế tái phát bệnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Điều trị kịp thời các bệnh viêm họng, viêm da hoặc viêm gan Thực hiện tình dục an toàn Hạn chế việc lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó phải rất hay theo dõi, kiểm soát tăng huyết áp, giảm nguy cơ tổn thượng thận. Chúc bạn mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận
Top
Dưới