Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Một số trường hợp đặc biệt về đau mắt hột
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 38711, member: 11284"]</p><p>Có rất nhiều cách để phòng tránh căn bệnh này như rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch, giữ tay sạch, không dùng tay bẩn để dụi lên mắt, nhất là các em nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt về căn bệnh này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Mắt bị mụn, dễ khô có nguy hiểm không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: trangjava</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cách đây khoảng một năm cháu phát hiện ở kết mạc có lên mụn trắng trong như mụn nước, thấy ngứa và cộm nên đã mua thuốc về tra thi thấy đỡ nhưng ít ngày sau lại bị lên. Cháu đã tra rất nhiều kháng sinh nhưng không khỏi. Cháu cũng đã đi khám nhưng bác sĩ bảo không việc gì. Nhưng tra và dùng thuốc bác sĩ cho thì vẫn không khỏi, lại bị sưng đỏ như bị đau mắt. Hiện tại cháu đã ngừng thuốc nhưng mắt vẫn còn mụn cộm, không ngứa nhưng cháu thấy mắt rất khô, dễ bị nhức mỏi khi nhìn lên bảng hay tập trung vào cái gì một lúc. Mắt cháu như vậy có nguy hiểm và có thể chữa dứt điểm được không ạ?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Nếu mắt có hạt kèm theo ngứa mắt; cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt; đau nhẹ, cộm xốn trong mắt thì có thể là đau mắt hột, một loại của viêm kết mạc. Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Bệnh nhân có thể chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Nhiều khi bệnh nhân không biết, không chữa trị, bệnh có thể tự khỏi nhờ giữ vệ sinh sạch sẽ.</p><p></p><p>Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như lông quặm, lông siêu, sẹo giác mạc, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa. Bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được chữa trị tốt. Phác đồ chữa trị đau mắt hột thường kéo dài 6 tháng đến 1 năm. Nếu hạt màu trắng nằm chính giữa con ngươi, mắt nhìn mờ, không đau nhức thì đó là bệnh đục thủy tinh thể. Với bệnh này để chữa trị triệt để cần phẫu thuật để lấy thủy tinh thể đục ra, sau đó thay thủy tinh thể nhân tạo vào. Trường hợp của cháu vì bệnh đã kéo dài quá lâu, nếu chưa đi khám ở bệnh viện mắt lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương thì cháu nên đi khám để chữa trị dứt điểm tránh để lâu có thể gây biến chứng dẫn đến mù lòa.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị cộm ở mắt trái nhưng không đau rát phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu 19 tuổi bị cộm ở mắt trái thường xuyên, cháu đã rửa mắt rồi nhưng không được, lâu ngày rồi mà vẫn không hết, chỉ bị cộm thôi chứ không đau rát hay sưng gì cả, cháu cảm nhận như có hột gì đó trong mắt. Cách đây 1 tháng cháu có bị lẹo và chắp nhưng đã chữa trị và hết rồi. Nhờ bác sĩ giải đáp dùm cháu ạ.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Cách dây 1 tháng, bạn bị lẹo và chắp mắt. Hiện tại chỉ bị cộm mắt, không sưng. Như vậy, có thể việc chữa trị lẹo của bạn đã để lại sẹo gây cộm mắt. Cũng không loại trừ tình huống bạn bị khô mắt. Trong tình huống này mắt dễ bị cộm, rát, nhìn lúc nhòe lúc tỏ. Mắt dễ bị kích thích khi nhìn hay làm việc với tầm gần trong thời gian kéo dài. Điều trị dứt điểm khô mắt cần phải tìm lí do.</p><p></p><p>Do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ mắt để kiểm tra. Dưới đây là những cách đơn giản và hiệu quả có thể giúp bạn xử lý tình trạng này.</p><p></p><p>Sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao: Có nhiều loại thuốc nhỏ trị khô mắt và bổ sung độ nhờn. Tuy nhiên, nên sử dụng loại có độ nhờn cao nhưng không có chứa chất bảo quản, nhằm giúp bảo vệ bề mặt nhãn cầu, bổ sung và duy trì độ ẩm cho mắt, hạn chế nước mắt bốc hơi.</p><p></p><p>Chớp mắt thường xuyên: Mắt luôn cần được nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Bạn nên chớp mắt chậm và nhiều lần, giúp nước mắt được trải đều và làm ẩm bề mặt giác mạc.</p><p></p><p>Đeo kính bảo vệ mắt: Bạn nên đeo kính ôm bảo vệ mắt, tránh để mắt làm việc nhiều. Với kính áp tròng, nên chọn và sử dụng kính đúng cách.</p><p></p><p>Chườm hoặc massage mắt: Massage nhẹ nhàng giúp mắt được thư giãn và nhanh chóng phục hồi chức năng.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ngứa mi dưới mắt phải, nổi hột, có nguy hiểm không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: lùn</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu tên Liên 19 tuổi. Khoảng 2 tháng trước cháu đang ngồi chơi thì bỗng dưng thấy ngứa mi dưới mắt phải, cháu đi soi gương thì thì thấy mắt của cháu đỏ nhưng không sưng. Sáng ngày hôm sau, mắt cháu đã sưng lên và cháu đã mua thuốc uống. Cháu dùng thuốc được một thời gian thì thấy mắt cháu đã giảm sưng và không còn ngứa nữa. Nhưng nó không lành hẳn mà đã để lại một cái hột không to ở phần mi dưới mắt phải nhưng cháu không cảm thấy ngứa hay cộm. Tới bây giờ, cái hột ở dưới mi của cháu vẫn chưa biến mất. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu đã mắt phải căn bệnh gì? Và có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Qua thông tin cháu cung cấp, cháu bị xuất hiện sưng đỏ, ngứa mi mắt phải,… Đây là tình trạng có thể do các yếu tố bên ảnh hưởng: lông mi, côn trùng, bụi, khói,… gây ngứa, sưng đỏ. Tuy nhiên, việc cháu tự đi mua thuốc và chữa trị là cách khắc phục chưa đúng. Tổn thương sau đó có thể diễn biến thành viêm bờ mi, hình thành khối viêm và tụ thành hạt ở mi mắt. Tuy nhiên, cháu cũng không nên lo lắng quá mức gây tác động tới sức khỏe và để xác định chính xác tình trạng tổn thương thì phải khám trực tiếp. Do vậy, cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để khám, xác định tổn thương và có biện pháp chữa trị thích hợp. </p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Mọc mụn trong mắt có phải đau mắt hột?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Năm nay cháu 32 tuổi. Cháu bị mọc mụn nấm tâm ở trong mắt ở mi trên có phải là đau mắt hột không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C. Trường hợp của bạn có thể là biểu hiện của bệnh mắt hột giai đoạn I.</p><p></p><p>Bệnh này có các biểu hiện như: </p><p></p><p>Thường xuất hiện âm thầm, không thấy dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt. Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột. Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ. Rất hiếm tình huống có hột ở kết mạc sụn mi dưới.</p><p></p><p>Bạn nên đi khám mắt để bác sĩ soi và phát hiện xem có ngoài hột trên kết mạc sụn mi trên thì có hột hoặc di chứng của hột (lõm hột) ở vùng rìa giác mạc, màng máu chủ yếu ở cực trên, sẹo đặc trưng trên kết mạc không. Vì nếu đúng là mắt hột giai đoan 1 thì việc chữa trị rất đơn giản. Bạn chỉ cần tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ chữa trị liên tục hoặc tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ chữa trị ngắt quãng.</p><p></p><p>Chúc bạn chóng khỏi!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 38711, member: 11284"] Có rất nhiều cách để phòng tránh căn bệnh này như rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch, giữ tay sạch, không dùng tay bẩn để dụi lên mắt, nhất là các em nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt về căn bệnh này. [SIZE=5][B]Mắt bị mụn, dễ khô có nguy hiểm không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: trangjava Chào bác sĩ. Cách đây khoảng một năm cháu phát hiện ở kết mạc có lên mụn trắng trong như mụn nước, thấy ngứa và cộm nên đã mua thuốc về tra thi thấy đỡ nhưng ít ngày sau lại bị lên. Cháu đã tra rất nhiều kháng sinh nhưng không khỏi. Cháu cũng đã đi khám nhưng bác sĩ bảo không việc gì. Nhưng tra và dùng thuốc bác sĩ cho thì vẫn không khỏi, lại bị sưng đỏ như bị đau mắt. Hiện tại cháu đã ngừng thuốc nhưng mắt vẫn còn mụn cộm, không ngứa nhưng cháu thấy mắt rất khô, dễ bị nhức mỏi khi nhìn lên bảng hay tập trung vào cái gì một lúc. Mắt cháu như vậy có nguy hiểm và có thể chữa dứt điểm được không ạ? Cháu cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào cháu! Nếu mắt có hạt kèm theo ngứa mắt; cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt; đau nhẹ, cộm xốn trong mắt thì có thể là đau mắt hột, một loại của viêm kết mạc. Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Bệnh nhân có thể chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Nhiều khi bệnh nhân không biết, không chữa trị, bệnh có thể tự khỏi nhờ giữ vệ sinh sạch sẽ. Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như lông quặm, lông siêu, sẹo giác mạc, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa. Bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được chữa trị tốt. Phác đồ chữa trị đau mắt hột thường kéo dài 6 tháng đến 1 năm. Nếu hạt màu trắng nằm chính giữa con ngươi, mắt nhìn mờ, không đau nhức thì đó là bệnh đục thủy tinh thể. Với bệnh này để chữa trị triệt để cần phẫu thuật để lấy thủy tinh thể đục ra, sau đó thay thủy tinh thể nhân tạo vào. Trường hợp của cháu vì bệnh đã kéo dài quá lâu, nếu chưa đi khám ở bệnh viện mắt lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương thì cháu nên đi khám để chữa trị dứt điểm tránh để lâu có thể gây biến chứng dẫn đến mù lòa. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị cộm ở mắt trái nhưng không đau rát phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Cháu 19 tuổi bị cộm ở mắt trái thường xuyên, cháu đã rửa mắt rồi nhưng không được, lâu ngày rồi mà vẫn không hết, chỉ bị cộm thôi chứ không đau rát hay sưng gì cả, cháu cảm nhận như có hột gì đó trong mắt. Cách đây 1 tháng cháu có bị lẹo và chắp nhưng đã chữa trị và hết rồi. Nhờ bác sĩ giải đáp dùm cháu ạ. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Cách dây 1 tháng, bạn bị lẹo và chắp mắt. Hiện tại chỉ bị cộm mắt, không sưng. Như vậy, có thể việc chữa trị lẹo của bạn đã để lại sẹo gây cộm mắt. Cũng không loại trừ tình huống bạn bị khô mắt. Trong tình huống này mắt dễ bị cộm, rát, nhìn lúc nhòe lúc tỏ. Mắt dễ bị kích thích khi nhìn hay làm việc với tầm gần trong thời gian kéo dài. Điều trị dứt điểm khô mắt cần phải tìm lí do. Do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ mắt để kiểm tra. Dưới đây là những cách đơn giản và hiệu quả có thể giúp bạn xử lý tình trạng này. Sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao: Có nhiều loại thuốc nhỏ trị khô mắt và bổ sung độ nhờn. Tuy nhiên, nên sử dụng loại có độ nhờn cao nhưng không có chứa chất bảo quản, nhằm giúp bảo vệ bề mặt nhãn cầu, bổ sung và duy trì độ ẩm cho mắt, hạn chế nước mắt bốc hơi. Chớp mắt thường xuyên: Mắt luôn cần được nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Bạn nên chớp mắt chậm và nhiều lần, giúp nước mắt được trải đều và làm ẩm bề mặt giác mạc. Đeo kính bảo vệ mắt: Bạn nên đeo kính ôm bảo vệ mắt, tránh để mắt làm việc nhiều. Với kính áp tròng, nên chọn và sử dụng kính đúng cách. Chườm hoặc massage mắt: Massage nhẹ nhàng giúp mắt được thư giãn và nhanh chóng phục hồi chức năng. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Ngứa mi dưới mắt phải, nổi hột, có nguy hiểm không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: lùn Chào bác sĩ. Cháu tên Liên 19 tuổi. Khoảng 2 tháng trước cháu đang ngồi chơi thì bỗng dưng thấy ngứa mi dưới mắt phải, cháu đi soi gương thì thì thấy mắt của cháu đỏ nhưng không sưng. Sáng ngày hôm sau, mắt cháu đã sưng lên và cháu đã mua thuốc uống. Cháu dùng thuốc được một thời gian thì thấy mắt cháu đã giảm sưng và không còn ngứa nữa. Nhưng nó không lành hẳn mà đã để lại một cái hột không to ở phần mi dưới mắt phải nhưng cháu không cảm thấy ngứa hay cộm. Tới bây giờ, cái hột ở dưới mi của cháu vẫn chưa biến mất. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu đã mắt phải căn bệnh gì? Và có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào cháu! Qua thông tin cháu cung cấp, cháu bị xuất hiện sưng đỏ, ngứa mi mắt phải,… Đây là tình trạng có thể do các yếu tố bên ảnh hưởng: lông mi, côn trùng, bụi, khói,… gây ngứa, sưng đỏ. Tuy nhiên, việc cháu tự đi mua thuốc và chữa trị là cách khắc phục chưa đúng. Tổn thương sau đó có thể diễn biến thành viêm bờ mi, hình thành khối viêm và tụ thành hạt ở mi mắt. Tuy nhiên, cháu cũng không nên lo lắng quá mức gây tác động tới sức khỏe và để xác định chính xác tình trạng tổn thương thì phải khám trực tiếp. Do vậy, cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để khám, xác định tổn thương và có biện pháp chữa trị thích hợp. Chúc cháu mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Mọc mụn trong mắt có phải đau mắt hột?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ. Năm nay cháu 32 tuổi. Cháu bị mọc mụn nấm tâm ở trong mắt ở mi trên có phải là đau mắt hột không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn. Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C. Trường hợp của bạn có thể là biểu hiện của bệnh mắt hột giai đoạn I. Bệnh này có các biểu hiện như: Thường xuất hiện âm thầm, không thấy dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt. Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột. Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ. Rất hiếm tình huống có hột ở kết mạc sụn mi dưới. Bạn nên đi khám mắt để bác sĩ soi và phát hiện xem có ngoài hột trên kết mạc sụn mi trên thì có hột hoặc di chứng của hột (lõm hột) ở vùng rìa giác mạc, màng máu chủ yếu ở cực trên, sẹo đặc trưng trên kết mạc không. Vì nếu đúng là mắt hột giai đoan 1 thì việc chữa trị rất đơn giản. Bạn chỉ cần tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ chữa trị liên tục hoặc tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ chữa trị ngắt quãng. Chúc bạn chóng khỏi! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Một số trường hợp đặc biệt về đau mắt hột
Top
Dưới