Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lưu ý về sảy thai ở phụ nữ trên 25
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 38840, member: 11284"]</p><p>Khi mang thai ở độ tuổi càng cao, tỉ lệ xảy thai cũng trở nên lớn hơn. Thông thường, phụ nữ trên 25 cần dành chú ý và cảnh giác hơn với vấn đề này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nữ 28 tuổi bị sảy thai không rõ nguyên nhân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 28 tuổi, em thử que có 2 vạch đỏ, em mới đi siêu âm thì được 5 tuần nhưng chưa thấy rõ phôi và tim thai nên bác sĩ hẹn em 1 tuần sau tái khám (tức là thai được 6 tuần). Bác sĩ phát hiện có phôi thai nhưng tim thai đập chậm (yếu) đã chích cho em 1 mũi thuốc dưỡng thai kèm thuốc uống mỗi ngày viên (Ferrovi, Enat 400, riêng thuốc này sáng 2 viên, tối 2 viên Besins) và hẹn em 2 ngày đến chích thêm thuốc dưỡng thai và vẫn dùng thuốc như trên. Đến ngày hôm sau bác sĩ kêu em siêu âm lại thấy phôi và tim thai tốt. Rồi lại tiếp tục hẹn em 4 ngày sau đến siêu âm lại và nói thai em không còn giữ được nữa, kêu em phải bỏ thai. Xin bác sĩ giải đáp cho em lí do tại sao em lại bị sảy thai?</p><p></p><p>Xin cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đặng Phương Liên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Sự kết thúc thai kỳ trước tuần thứ 20 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng) gọi là sảy thai. Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc bố, khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu ở người mẹ (cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to…). Tuy nhiên, có tới 25% số trường hợp không xác định được nguyên nhân gây sảy thai.</p><p></p><p>Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu, và khi nó đã bắt đầu thì bác sĩ rất khó tiên lượng cũng như kìm hãm được. Bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ để được chữa trị thích hợp, cũng như được giải đáp chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng để có thể thành công trong lần mang thai tiếp theo.</p><p></p><p>Chúc bạn mau khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nữ 26 mới sảy thai 1 tháng giờ lại mang thai liệu có phải thai giả không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: đanlê</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 26 tuổi. Em bị sảy thai tự nhiên hơn 1 tháng thì bị dính bầu lại. Em đi siêu âm thai được 5.5 ngày trong giấy siêu âm bác sĩ có ghi là ECHO kém trong lòng tử cung d=4mm. Em hỏi thì bác sĩ nói em mới sảy mà mang bầu lại nhanh nên chưa phân biệt được thai thật hay thai giả. Bác sĩ hẹn em 3 tuần tái khám và kê thuốc Hemqq Mom cho em. Em rất lo lắng nếu thai giả thì em có phải làm thủ thuật gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp.</p><p></p><p>Em rất cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Anh Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Trong thư em không nói rõ lần sảy thai vừa rồi ở tuổi thai nào, sau sảy thai bạn đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để xác định sảy thai hoàn toàn hay chưa, lần có thai này em xác định có thai bằng biện pháp nào,… nên rất khó để giải đáp cho em một cách chính xác. Ngoài việc siêu âm, còn có nhiều biện pháp để xác định có thai hay không, phổ biến và đơn giản nhất hiện nay là dùng que thử thai để xác định nội tiết tố rau thai trong nước tiểu.</p><p></p><p>Tuy nhiên, nếu sau sảy thai nếu có các biến chứng như sót rau hay chửa trứng thì xét nghiệm bằng que thử thai vẫn có thể cho kết quả dương tính (hai vạch) mặc dù chưa có thai trở lại. Để phân biệt điều này cần đến các cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm định lượng nội tiết tố rau thai (beta HCG).</p><p></p><p>Kết quả siêu âm của em có nghĩa rằng âm vang (ECHO) thai chưa rõ ràng, chưa thể xác định được chính xác đó là phôi thai hay không phải. Đó cũng là điều thường thấy ở độ tuổi thai này. Theo tôi hiểu, ý bác sĩ là ở lần siêu âm này, bác sĩ chưa thể xác định được chính xác em có thai trong buồng tử cung hay không và hẹn em khám lại sau 3 tuần để xác định lại. Như vậy em có thể yên tâm và đến khám lại theo lời hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này, nếu em thấy có triệu chứng bất thường như sốt, đau bụng, ra máu, ra dịch âm đạo bất thường hoặc chỉ đơn thuần là em lo lắng quá, em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để được thăm khám và giải đáp một cách chính xác nhất.</p><p></p><p>Chúc em luôn hạnh phúc!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Không có khối thai trong tử cung có phải là mang thai ngoài tử cung?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: ngme lon tuoi</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 35 tuổi, vừa rồi tôi có bầu lần thứ hai nhưng có lẽ do đi lại nhiều nên tôi bị sảy thai. Trường hợp của tôi là bị ra máu, tôi liền đến bác sĩ chuyên khoa Sản khám thì bác sĩ siêu âm không có có khối thai trong tử cung, cùng đồ có ít dịch. Bác sĩ cho rằng một là tôi sảy thai, hai là bị thai ngoài tử cung. Bác sĩ cho tôi đi xét nghiệm BHCG hôm trước, kết quả là 860,5. Hôm sau lại cho tôi siêu âm thì cùng đồ không có dịch, BHCG là 370,5. Vậy tôi bị sảy thai hay bị thai ngoài tử cung? Nếu sảy thai thì tại sao siêu âm lại không có hình ảnh túi ối trong buồng tử cung, có phải là thai chưa di chuyển được tới tử cung thì đã bị sảy hay không? Với kết quả như vậy liệu tôi có thể yên tâm là không phải chửa ngoài dạ con chưa? Vậy tôi đã có bầu được khoảng mấy tuần thì sảy? Theo trí nhớ thì tôi có kinh ngày đầu là 07/12, đến hôm sảy là 29/1, chu kì kinh của tôi lại không đều. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi để tôi yên tâm với.</p><p></p><p>Rất cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tuổi thai tính bắt đầu ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, do vậy nếu ngày đầu kỳ kinh cuối của bạn là 07/12 thì tính đến 29/1 tuổi thai sẽ khoảng 7 tuần. Trường hợp sảy thai tức là thai đã sảy ra ngoài cho nên siêu âm trong buồng tử cung không còn thai nữa, nên không nhìn thấy là điều đương nhiên. Sau khi trứng gặp tinh trùng thành hợp tử chỉ 1 đến 2 ngày là vào trong buồng tử cung rồi.</p><p></p><p>Hiện nay beta HCG của bạn lần 2 có giảm so với lần 1 như vậy có 2 khả năng, một là thai đã sảy hoàn toàn, beta HCG sẽ giảm dần và hết (beta HCG là chất do rau thai tiết ra). Hai là có thể chửa ngoài tử cung nhưng thai đã lưu đang thoái triển nên beta HCG hạ dần – tuy nhiên tình huống này ít khi vì nếu có thì sẽ có các triệu chứng khác kèm theo (Ví dụ xét nghiệm sinh sợi huyết giảm, siêu âm có thể thấy bất thường). Nếu bạn không có triệu chứng lâm sàng gì thì khả năng của bạn là đã sảy thai. Bạn nên trao đổi với bác sĩ khám trực tiếp cho bạn như thế sẽ rõ ràng và cụ thể hơn vì những tình huống như bạn là những ca khó cần khám và theo dõi trực tiếp.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sảy thai liên tiếp</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Hà Trang</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi và lấy chồng được 1 năm. Cuối năm 2015 tháng 12 cháu có bầu được 5 tuần thì bị ra máu và bị sảy tự nhiên do không can thiệp bất kì loại thuốc nào. Sau đó năm 2016 tháng 6 cháu lại mang bầu lần 2 nhưng lại được 6 tuần cũng hiện tượng ra máu ồ ạt và lại sảy tự nhiên ạ. Bây giờ cháu muốn đi khám và làm xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân nhưng do chưa có kinh nghiệm về khám phụ sản nên cháu không biết mình nên khám và làm những xét nghiệm gì để biết nguyên nhân ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Việt Hùng</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p>Khi bị sảy thai liên tiếp, tạm thời gác đau buồn, lo lắng, sợ hãi qua một bên để đi tìm kiếm nguyên nhân nào gây ra điều này qua các thông số khoa học. Khi tìm được nguyên nhân chính xác rồi, hành trình tìm con của bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.</p><p>Trong vòng 1 tháng sau khi sảy thai, vợ chồng bạn cần thực hiện ngay những xét nghiệm này:</p><p>1. Khám phụ khoa( Người vợ): nên soi tươi dịch tế bào âm đạo để kiểm tra cầu khuẩn, bạch cầu, nấm… Bởi, nếu mắc các bệnh như lậu, giang mai, nhiễm trùng đường sinh dục, polyp cổ tử cung, nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma… có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, khiến thai ngừng phát triển hoặc sảy thai ự nhiên.</p><p>2. Xét nghiệm máu( Cả 2 vợ chồng): Người vợ xét nghiệm công thức máu xem có bị mắc các bệnh về máu như: Thiếu máu, bất thường tế bào máu, nhóm máu… hay không. Đồng thời, bạn cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu xem có bị mắc bệnh đái tháo đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện bất thường khác (nếu có).</p><p>Cả hai vợ chồng nên xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV, HBsAg (viêm gan B), virus Toxo, CMV, Rubella hay không.</p><p>3. Xét nghiệm tinh dịch đồ( Chồng): Để kiểm tra và đánh giá số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, hình dạng của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, độ pH, kháng thể kháng tinh trùng…</p><p>Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp – Ảnh 3Các chỉ số khi xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn WHO</p><p>4. Xét nghiệm Halosperm tinh trùng( Chồng): Xét nghiệm này sẽ kiểm tra đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng, kiểm tra xem tinh trùng có bị dị tật hay không. Nếu tinh trùng bị đứt gãy nhiễm sắc thể, dị tật sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển (thai lưu) hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ.</p><p>5. Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ( Cả hai vợ chồng): Bất thường nhiễm sắc thể ở người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có thể khiến thai ngừng phát triển, sảy sớm.</p><p>6. Xét nghiệm anti phospholipid và anti cardiolipin( Người vợ)</p><p>Xét nghiệm này cần được thực hiện ngay khi đang có thai hoặc khi vừa mới sảy thai (không quá 1 tháng), bởi nếu bình thường thì tất cả các chỉ số đều âm tính hết. Anti phosholipid và anti cardiolipin gọi là hội chứng miễn dịch, khi có sự thụ thai, cơ thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng viêm, tắc mạch vi thể khiến máu và chất dinh dưỡng không thể truyền cho thai nhi được khiến thai ngừng phát triển. Nếu không may bị dương tính với hội chứng này, thì khi chuẩn bị có thai và ngay khi bắt đầu phát hiện có thai, mẹ cần phải gặp bác sỹ chuyên gia để theo dõi, điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.</p><p>7. Xét nghiệm nội tiết( Người vợ): Những chỉ số cần kiểm tra là: FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone, Progesterone (kiểm tra vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt) và AMH – dự trữ buồng trứng (kiểm tra vào ngày nào cũng được, nhưng để tiện lợi nên kiểm tra cùng ngày với các chỉ số kia.</p><p>8. Chụp HSG (chụp vòi trứng tử cung bằng cản quang Người vợ) : Một số bất thường về buồng trứng như tắc vòi trứng, hẹp, giãn vòi trứng; Bất thường về tử cung như tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa, dính lòng tử cung, dính cổ tử cung… chỉ có thể được kiểm tra khi chụp. Nếu phát hiện thấy có bất thường, bác sỹ theo dõi trực tiếp sẽ gợi ý phương pháp điều trị giúp bạn: Như bơm kháng sinh thông tắc vòi trứng, nong tách dính tử cung, mổ nội soi tử cung… Trong trường hợp tử cung nhi hóa hoặc tử cung xơ hóa không thể mang thai được, thì không có biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể nhờ đến biện pháp mang thai hộ.</p><p>Chụp tử cung vòi trứng là một thủ thuật rất đơn giản, chỉ hơi đau tức bụng một chút nhưng cần được bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên, lưu ý là trong tháng chụp, nhất định không được để có thai, vì bạn sẽ phải uống thuốc kháng sinh trước và sau khi chụp để tránh viêm nhiễm.</p><p>9. Siêu âm nang thứ cấp: Người vợ Việc siêu âm này để biết chức năng buồng trứng có bị suy giảm hay không (việc này cũng được coi như là theo dõi trứng).</p><p>Khi đã tìm được nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp, bác sỹ điều trị/theo dõi sẽ có lên phác đồ và có chỉ định cụ thể cho bạn.</p><p>Chào bạn.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sảy thai, thai chết lưu nguyên nhân do đâu?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Năm nay em 29 tuổi, lập gia đình năm 2014. Tháng 04/2014 em mang thai được 6 tuần và bị sảy thai. Khi đến bệnh viện thì các bác sĩ chẩn đoán là sảy thai tự nhiên. Tới tháng 8/2014 thì em lại mang thai lần 2, khi thai được 23 tuần thì em bị sinh non (với hiện tượng chỉ ra 1 ít máu) em nhập viện ở bệnh viện Từ Dũ nhưng các bác sĩ ở đó cũng không nói rõ cho em biết lí do tại sao, sau đó em có đi khám Phụ khoa cũng ở bệnh viện Từ Dũ các bác sĩ ở đó cũng chẩn đoán không thấy vấn đề gì. Tháng 07/2015 em mang thai lại lần 3, khi thai được 17 tuần thì xảy ra hiện tượng vỡ ối ngay tại nhà. Khi vào tới bệnh viện được khoảng 3 giờ thì thai bị chết lưu và các bác sĩ cũng không nói cho em biết tại sao em bị như vậy mặc dù em có trình bày tất cả các bệnh lý sảy thai của em trước đây.</p><p></p><p>Vào ngày 20/11/2015 em có đi khám Phụ khoa 1 lần nữa và làm các xét nghiệm nhưng kết quả không thấy gì bất thường. Bác sĩ có thể cho em hỏi là lí do bệnh lý của em bắt nguồn như thế nào không ạ? Và thời gian bao lâu thì em nên mang thai lại? Khi mang thai lại thì em nên làm gì? (trong quá trình có bầu, sức khỏe em bình thường và khám thai định kỳ 1 tháng/lần).</p><p></p><p>Em cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Thai lưu có rất nhiều lí do gây ra ví dụ như bản thân người mẹ đang mắc bệnh cấp hoặc mãn tính, sốt cao trên 39 độ C, bất thường ở tử cung như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, bất thường ở buồng trứng, hoặc do nội tiết kém hoặc cho chấn thương, sang chấn vào vùng bụng, tử cung gây tác động đến thai hoặc có thể có gen di truyền của bố hoặc của mẹ có vấn đề …vv Thường chẩn đoán khi xảy ra thai lưu mới có thể xác định được lí do còn chẩn đoán hồi cứu đa phần dựa trên lý thuyết do vậy rất khó xác định chính xác.</p><p></p><p>Bạn hãy đi khám cả hai vợ chồng nhé, khám cụ thể như sau: chồng: khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không, làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào, xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hoặc virut không? Vợ: khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không, siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng, chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH, xét nghiệm gen như thế nào… Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 38840, member: 11284"] Khi mang thai ở độ tuổi càng cao, tỉ lệ xảy thai cũng trở nên lớn hơn. Thông thường, phụ nữ trên 25 cần dành chú ý và cảnh giác hơn với vấn đề này. [SIZE=5][B]Nữ 28 tuổi bị sảy thai không rõ nguyên nhân[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em năm nay 28 tuổi, em thử que có 2 vạch đỏ, em mới đi siêu âm thì được 5 tuần nhưng chưa thấy rõ phôi và tim thai nên bác sĩ hẹn em 1 tuần sau tái khám (tức là thai được 6 tuần). Bác sĩ phát hiện có phôi thai nhưng tim thai đập chậm (yếu) đã chích cho em 1 mũi thuốc dưỡng thai kèm thuốc uống mỗi ngày viên (Ferrovi, Enat 400, riêng thuốc này sáng 2 viên, tối 2 viên Besins) và hẹn em 2 ngày đến chích thêm thuốc dưỡng thai và vẫn dùng thuốc như trên. Đến ngày hôm sau bác sĩ kêu em siêu âm lại thấy phôi và tim thai tốt. Rồi lại tiếp tục hẹn em 4 ngày sau đến siêu âm lại và nói thai em không còn giữ được nữa, kêu em phải bỏ thai. Xin bác sĩ giải đáp cho em lí do tại sao em lại bị sảy thai? Xin cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đặng Phương Liên[/B][/SIZE] Chào bạn! Sự kết thúc thai kỳ trước tuần thứ 20 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng) gọi là sảy thai. Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc bố, khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu ở người mẹ (cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to…). Tuy nhiên, có tới 25% số trường hợp không xác định được nguyên nhân gây sảy thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu, và khi nó đã bắt đầu thì bác sĩ rất khó tiên lượng cũng như kìm hãm được. Bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ để được chữa trị thích hợp, cũng như được giải đáp chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng để có thể thành công trong lần mang thai tiếp theo. Chúc bạn mau khỏe! [SIZE=5][B]Nữ 26 mới sảy thai 1 tháng giờ lại mang thai liệu có phải thai giả không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: đanlê Chào bác sĩ! Em năm nay 26 tuổi. Em bị sảy thai tự nhiên hơn 1 tháng thì bị dính bầu lại. Em đi siêu âm thai được 5.5 ngày trong giấy siêu âm bác sĩ có ghi là ECHO kém trong lòng tử cung d=4mm. Em hỏi thì bác sĩ nói em mới sảy mà mang bầu lại nhanh nên chưa phân biệt được thai thật hay thai giả. Bác sĩ hẹn em 3 tuần tái khám và kê thuốc Hemqq Mom cho em. Em rất lo lắng nếu thai giả thì em có phải làm thủ thuật gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp. Em rất cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Anh Tuấn[/B][/SIZE] Chào em! Trong thư em không nói rõ lần sảy thai vừa rồi ở tuổi thai nào, sau sảy thai bạn đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để xác định sảy thai hoàn toàn hay chưa, lần có thai này em xác định có thai bằng biện pháp nào,… nên rất khó để giải đáp cho em một cách chính xác. Ngoài việc siêu âm, còn có nhiều biện pháp để xác định có thai hay không, phổ biến và đơn giản nhất hiện nay là dùng que thử thai để xác định nội tiết tố rau thai trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu sau sảy thai nếu có các biến chứng như sót rau hay chửa trứng thì xét nghiệm bằng que thử thai vẫn có thể cho kết quả dương tính (hai vạch) mặc dù chưa có thai trở lại. Để phân biệt điều này cần đến các cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm định lượng nội tiết tố rau thai (beta HCG). Kết quả siêu âm của em có nghĩa rằng âm vang (ECHO) thai chưa rõ ràng, chưa thể xác định được chính xác đó là phôi thai hay không phải. Đó cũng là điều thường thấy ở độ tuổi thai này. Theo tôi hiểu, ý bác sĩ là ở lần siêu âm này, bác sĩ chưa thể xác định được chính xác em có thai trong buồng tử cung hay không và hẹn em khám lại sau 3 tuần để xác định lại. Như vậy em có thể yên tâm và đến khám lại theo lời hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này, nếu em thấy có triệu chứng bất thường như sốt, đau bụng, ra máu, ra dịch âm đạo bất thường hoặc chỉ đơn thuần là em lo lắng quá, em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để được thăm khám và giải đáp một cách chính xác nhất. Chúc em luôn hạnh phúc! [SIZE=5][B]Không có khối thai trong tử cung có phải là mang thai ngoài tử cung?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: ngme lon tuoi Chào bác sĩ! Tôi năm nay 35 tuổi, vừa rồi tôi có bầu lần thứ hai nhưng có lẽ do đi lại nhiều nên tôi bị sảy thai. Trường hợp của tôi là bị ra máu, tôi liền đến bác sĩ chuyên khoa Sản khám thì bác sĩ siêu âm không có có khối thai trong tử cung, cùng đồ có ít dịch. Bác sĩ cho rằng một là tôi sảy thai, hai là bị thai ngoài tử cung. Bác sĩ cho tôi đi xét nghiệm BHCG hôm trước, kết quả là 860,5. Hôm sau lại cho tôi siêu âm thì cùng đồ không có dịch, BHCG là 370,5. Vậy tôi bị sảy thai hay bị thai ngoài tử cung? Nếu sảy thai thì tại sao siêu âm lại không có hình ảnh túi ối trong buồng tử cung, có phải là thai chưa di chuyển được tới tử cung thì đã bị sảy hay không? Với kết quả như vậy liệu tôi có thể yên tâm là không phải chửa ngoài dạ con chưa? Vậy tôi đã có bầu được khoảng mấy tuần thì sảy? Theo trí nhớ thì tôi có kinh ngày đầu là 07/12, đến hôm sảy là 29/1, chu kì kinh của tôi lại không đều. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi để tôi yên tâm với. Rất cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Tuổi thai tính bắt đầu ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, do vậy nếu ngày đầu kỳ kinh cuối của bạn là 07/12 thì tính đến 29/1 tuổi thai sẽ khoảng 7 tuần. Trường hợp sảy thai tức là thai đã sảy ra ngoài cho nên siêu âm trong buồng tử cung không còn thai nữa, nên không nhìn thấy là điều đương nhiên. Sau khi trứng gặp tinh trùng thành hợp tử chỉ 1 đến 2 ngày là vào trong buồng tử cung rồi. Hiện nay beta HCG của bạn lần 2 có giảm so với lần 1 như vậy có 2 khả năng, một là thai đã sảy hoàn toàn, beta HCG sẽ giảm dần và hết (beta HCG là chất do rau thai tiết ra). Hai là có thể chửa ngoài tử cung nhưng thai đã lưu đang thoái triển nên beta HCG hạ dần – tuy nhiên tình huống này ít khi vì nếu có thì sẽ có các triệu chứng khác kèm theo (Ví dụ xét nghiệm sinh sợi huyết giảm, siêu âm có thể thấy bất thường). Nếu bạn không có triệu chứng lâm sàng gì thì khả năng của bạn là đã sảy thai. Bạn nên trao đổi với bác sĩ khám trực tiếp cho bạn như thế sẽ rõ ràng và cụ thể hơn vì những tình huống như bạn là những ca khó cần khám và theo dõi trực tiếp. Chúc bạn khỏe. [SIZE=5][B]Sảy thai liên tiếp[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Hà Trang Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi và lấy chồng được 1 năm. Cuối năm 2015 tháng 12 cháu có bầu được 5 tuần thì bị ra máu và bị sảy tự nhiên do không can thiệp bất kì loại thuốc nào. Sau đó năm 2016 tháng 6 cháu lại mang bầu lần 2 nhưng lại được 6 tuần cũng hiện tượng ra máu ồ ạt và lại sảy tự nhiên ạ. Bây giờ cháu muốn đi khám và làm xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân nhưng do chưa có kinh nghiệm về khám phụ sản nên cháu không biết mình nên khám và làm những xét nghiệm gì để biết nguyên nhân ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Việt Hùng[/B][/SIZE] Chào bạn. Khi bị sảy thai liên tiếp, tạm thời gác đau buồn, lo lắng, sợ hãi qua một bên để đi tìm kiếm nguyên nhân nào gây ra điều này qua các thông số khoa học. Khi tìm được nguyên nhân chính xác rồi, hành trình tìm con của bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Trong vòng 1 tháng sau khi sảy thai, vợ chồng bạn cần thực hiện ngay những xét nghiệm này: 1. Khám phụ khoa( Người vợ): nên soi tươi dịch tế bào âm đạo để kiểm tra cầu khuẩn, bạch cầu, nấm… Bởi, nếu mắc các bệnh như lậu, giang mai, nhiễm trùng đường sinh dục, polyp cổ tử cung, nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma… có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, khiến thai ngừng phát triển hoặc sảy thai ự nhiên. 2. Xét nghiệm máu( Cả 2 vợ chồng): Người vợ xét nghiệm công thức máu xem có bị mắc các bệnh về máu như: Thiếu máu, bất thường tế bào máu, nhóm máu… hay không. Đồng thời, bạn cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu xem có bị mắc bệnh đái tháo đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện bất thường khác (nếu có). Cả hai vợ chồng nên xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV, HBsAg (viêm gan B), virus Toxo, CMV, Rubella hay không. 3. Xét nghiệm tinh dịch đồ( Chồng): Để kiểm tra và đánh giá số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, hình dạng của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, độ pH, kháng thể kháng tinh trùng… Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp – Ảnh 3Các chỉ số khi xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn WHO 4. Xét nghiệm Halosperm tinh trùng( Chồng): Xét nghiệm này sẽ kiểm tra đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng, kiểm tra xem tinh trùng có bị dị tật hay không. Nếu tinh trùng bị đứt gãy nhiễm sắc thể, dị tật sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển (thai lưu) hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ. 5. Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ( Cả hai vợ chồng): Bất thường nhiễm sắc thể ở người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có thể khiến thai ngừng phát triển, sảy sớm. 6. Xét nghiệm anti phospholipid và anti cardiolipin( Người vợ) Xét nghiệm này cần được thực hiện ngay khi đang có thai hoặc khi vừa mới sảy thai (không quá 1 tháng), bởi nếu bình thường thì tất cả các chỉ số đều âm tính hết. Anti phosholipid và anti cardiolipin gọi là hội chứng miễn dịch, khi có sự thụ thai, cơ thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng viêm, tắc mạch vi thể khiến máu và chất dinh dưỡng không thể truyền cho thai nhi được khiến thai ngừng phát triển. Nếu không may bị dương tính với hội chứng này, thì khi chuẩn bị có thai và ngay khi bắt đầu phát hiện có thai, mẹ cần phải gặp bác sỹ chuyên gia để theo dõi, điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối. 7. Xét nghiệm nội tiết( Người vợ): Những chỉ số cần kiểm tra là: FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone, Progesterone (kiểm tra vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt) và AMH – dự trữ buồng trứng (kiểm tra vào ngày nào cũng được, nhưng để tiện lợi nên kiểm tra cùng ngày với các chỉ số kia. 8. Chụp HSG (chụp vòi trứng tử cung bằng cản quang Người vợ) : Một số bất thường về buồng trứng như tắc vòi trứng, hẹp, giãn vòi trứng; Bất thường về tử cung như tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa, dính lòng tử cung, dính cổ tử cung… chỉ có thể được kiểm tra khi chụp. Nếu phát hiện thấy có bất thường, bác sỹ theo dõi trực tiếp sẽ gợi ý phương pháp điều trị giúp bạn: Như bơm kháng sinh thông tắc vòi trứng, nong tách dính tử cung, mổ nội soi tử cung… Trong trường hợp tử cung nhi hóa hoặc tử cung xơ hóa không thể mang thai được, thì không có biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể nhờ đến biện pháp mang thai hộ. Chụp tử cung vòi trứng là một thủ thuật rất đơn giản, chỉ hơi đau tức bụng một chút nhưng cần được bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên, lưu ý là trong tháng chụp, nhất định không được để có thai, vì bạn sẽ phải uống thuốc kháng sinh trước và sau khi chụp để tránh viêm nhiễm. 9. Siêu âm nang thứ cấp: Người vợ Việc siêu âm này để biết chức năng buồng trứng có bị suy giảm hay không (việc này cũng được coi như là theo dõi trứng). Khi đã tìm được nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp, bác sỹ điều trị/theo dõi sẽ có lên phác đồ và có chỉ định cụ thể cho bạn. Chào bạn. [SIZE=5][B]Sảy thai, thai chết lưu nguyên nhân do đâu?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Năm nay em 29 tuổi, lập gia đình năm 2014. Tháng 04/2014 em mang thai được 6 tuần và bị sảy thai. Khi đến bệnh viện thì các bác sĩ chẩn đoán là sảy thai tự nhiên. Tới tháng 8/2014 thì em lại mang thai lần 2, khi thai được 23 tuần thì em bị sinh non (với hiện tượng chỉ ra 1 ít máu) em nhập viện ở bệnh viện Từ Dũ nhưng các bác sĩ ở đó cũng không nói rõ cho em biết lí do tại sao, sau đó em có đi khám Phụ khoa cũng ở bệnh viện Từ Dũ các bác sĩ ở đó cũng chẩn đoán không thấy vấn đề gì. Tháng 07/2015 em mang thai lại lần 3, khi thai được 17 tuần thì xảy ra hiện tượng vỡ ối ngay tại nhà. Khi vào tới bệnh viện được khoảng 3 giờ thì thai bị chết lưu và các bác sĩ cũng không nói cho em biết tại sao em bị như vậy mặc dù em có trình bày tất cả các bệnh lý sảy thai của em trước đây. Vào ngày 20/11/2015 em có đi khám Phụ khoa 1 lần nữa và làm các xét nghiệm nhưng kết quả không thấy gì bất thường. Bác sĩ có thể cho em hỏi là lí do bệnh lý của em bắt nguồn như thế nào không ạ? Và thời gian bao lâu thì em nên mang thai lại? Khi mang thai lại thì em nên làm gì? (trong quá trình có bầu, sức khỏe em bình thường và khám thai định kỳ 1 tháng/lần). Em cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Thai lưu có rất nhiều lí do gây ra ví dụ như bản thân người mẹ đang mắc bệnh cấp hoặc mãn tính, sốt cao trên 39 độ C, bất thường ở tử cung như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, bất thường ở buồng trứng, hoặc do nội tiết kém hoặc cho chấn thương, sang chấn vào vùng bụng, tử cung gây tác động đến thai hoặc có thể có gen di truyền của bố hoặc của mẹ có vấn đề …vv Thường chẩn đoán khi xảy ra thai lưu mới có thể xác định được lí do còn chẩn đoán hồi cứu đa phần dựa trên lý thuyết do vậy rất khó xác định chính xác. Bạn hãy đi khám cả hai vợ chồng nhé, khám cụ thể như sau: chồng: khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không, làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào, xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hoặc virut không? Vợ: khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không, siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng, chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH, xét nghiệm gen như thế nào… Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được. Chúc bạn khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lưu ý về sảy thai ở phụ nữ trên 25
Top
Dưới