Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Ung thư đại trực tràng lành tính: Cần chú ý điều gì?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39010, member: 11284"]</p><p>Ung thư đại trực tràng lành tính là một dạng của ung thư đại trực tràng trong đó bộ phận ung thư không lan rộng mạnh và gây ra nhiều hậu quả như u ác tính, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần phải cẩn trọng trước căn bệnh này và điều trị cho đúng cách. Những lý giải dưới đây sẽ cho bạn biết phần nào tính nguy hiểm của căn bệnh này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ung thư trực tràng lành tính có nguy hiểm không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Phạm Trung</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi bị chẩn đoán ung thư trực tràng lành tính. Vậy có đáng lo không? Tôi phải kiêng khem gì? Tôi có được ăn bánh chưng không vì đây là món tôi cực kì khoái khẩu?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Qua thông tin bạn mô tả thì chưa rõ tình trạng bệnh lý của bạn ra sao. Với khối u trực tràng nói riêng và các khối u nói chung thì có 2 dạng: U lành tính và u ác tính (ung thư). Như vậy, khi đã xác định là ung thư tức là u ác tính. Trường hợp của bạn, nếu có chẩn đoán khối u lành tính trực tràng thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu có chẩn đoán ung thư trực tràng thì cần giữ gìn sức khỏe, nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về trị liệu và sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng liên quan tới việc hạn chế ăn bánh trưng với ung thư trực tràng, mà chỉ có lời khuyên chung về việc đảm bảo ăn uống thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tư vấn ung thư trực tràng</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Thưa Bác sĩ. Bệnh ung thư trực tràng và ung thư phần mềm liên quan với nhau như thế nào? Cảm ơn Bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p></p><p>Ung thư trực tràng bắt nguồn từ các mô trực tràng (là đoạn cuối cùng của ruột già trước hậu môn). Hầu hết ung thư trực tràng là các khối u ác tính bắt nguồn từ mô tuyến (là các tế bào có chức năng tạo và giải phóng chất nhầy và các chất dịch khác). Hiện nay, y học chưa biết chính xác lí do gây ung thư trực tràng.</p><p></p><p>Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ chắc chắn làm dễ mắc bệnh hơn: </p><p></p><p>Tuổi tác (trên 9% bệnh nhân ung thư đại tràng là trên 50 tuổi)</p><p></p><p>Có tiền sử bị polyp trực tràng</p><p></p><p>Có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại trực tràng</p><p></p><p>Có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn</p><p></p><p>Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hay đường ruột, chế độ ăn – uống nhiều chất mỡ động vật, thịt màu đỏ, nghèo chất xơ nguồn gốc thực vật, ít vận động, béo phì, uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá…</p><p></p><p>Ung thư trực tràng giai đoạn muộn có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, hay gặp nhất là hạch bạch huyết, gan hoặc phổi. Còn về liên quan của ung thư đại tràng với ung thư phần mềm, do trên cơ thể tất cả những bộ phận không phải xương hay sụn đều được gọi là phần mềm, vì thế không rõ bạn muốn nói đến bệnh ung thư ở bộ phận nào. Do đó chúng tôi không thể giải đáp kỹ hơn cho bạn được.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!l</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nên làm gì khi bị chẩn đoán lâm sàng ung thư trực tràng?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 25 tuổi, là nam giới. Hôm qua ngày 24/7/2015 cháu có đi khám và bác sĩ chẩn đoán có u sần sùi chiếm hết lòng trực tràng cách rìa hậu môn 5cm không đưa ống soi qua được.</p><p></p><p>Chẩn đoán lâm sàng: không trực tràng. Đã lấy sinh thiết và chờ 2 tuần sau 31/7/2015 đến lấy kết quả. Cháu có đọc qua bài viết ”Bài thuốc dân gian chữa ung thư trực tràng”. Bác sĩ cho cháu hỏi hiện giờ cháu nên làm gì ạ? Nếu cần dùng thuốc đông y để ngăn chặn sự phát triển của u thì dùng thuốc (hoặc khám) đông y thì ra đâu ạ. Hay ăn uống kiêng khem, nên ăn những loại hoa quả rau gì (mong bác sĩ kể rõ tên các loại ạ) vì cháu có xem trên mạng thì hầu hết các bài viết đều nói chung chung không nói rõ tên. Hiện tại cháu đang rất hoang mang không biết phải làm như nào. Cháu còn rất trẻ và chưa là được gì nhiều cả. Chẳng lẽ cuộc sống của cháu ngắn ngủi như vậy thôi ạ? Mong được bác sĩ giải đáp. Mong chờ phản hồi của bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tôi hiểu những lo lắng của bạn, tuy nhiên hiện tại bạn không nên làm gì cả mà hãy bình tâm chờ kết quả sinh thiết. Nếu kết quả lành tính chỉ cần phẫu thuật loại bỏ u. Ngoài ra, ung thư đại tràng là bệnh có tiên lượng khá tốt, đáp ứng tốt chữa trị nếu phát hiện sớm. Hơn 90% bệnh nhân có cơ hội sống sau 5 năm nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.</p><p></p><p>Các biện pháp chữa trị ung thư trực tràng hiện nay bao gồm:</p><p></p><p>Phẫu thuật: Áp dụng phẫu thuật nhằm loại bỏ các mô có khối u và các mô/hạch bạch huyết lân cận. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua mổ nội soi ổ bụng (phẫu thuật lỗ khóa) hoặc phẫu thuật mở khoang bụng.</p><p></p><p>Hóa trị: Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư để thu nhỏ/tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc đi vào máu và có thể ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể.</p><p></p><p>Liệu pháp nhắm trúng đích: Một số người bị ung thư đại trực tràng đã di căn được chữa trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Bệnh nhân được cho sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư. Các loại thuốc này có tác dụng can thiệp vào các phân tử cụ thể liên quan đến sự phát triển và lây lan của khối u.</p><p></p><p>Xạ trị: Xạ trị là sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư trong khu vực được chữa trị.</p><p></p><p>Chúc bạn mọi điều may mắn!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Hỏi về chế độ ăn của người bị ung thư trực tràng</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ vui lòng cho hỏi, mẹ cháu (71 tuổi) bị ung thư trực tràng, không phẫu thuật. Giờ hiện tượng đi ngoài rất khó chịu, cả ngày và đêm thường bị xón ra nước nhiều lần, 2-3 ngày phân mới ra bã, vậy có thể uống thuốc gì và chế độ ăn uống như nào?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Với tình trạng của mẹ bạn nếu không được chữa trị thì các biểu hiện không thể thuyên giảm được. Hiện nay có các phương pháp chữa trị sau: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, trong đó phẫu thuật là phương pháp căn bản. Bạn nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện Ung bướu khám và giải đáp chữa trị từ bác sĩ chuyên khoa.</p><p></p><p>Chúc gia đình bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh ung thư trực tràng tiến triển nhanh phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Mẹ tôi sinh năm 1955, hơn 2 năm nay được phát hiện là bị mắc bệnh ung thư trực tràng. Khi vào bệnh viện làm các thủ tục xét nghiệm và kiểm tra, sau đó phẫu thuật cắt bỏ chỗ bị nhiễm bệnh đó. Bác sĩ ở bệnh viện đó có kết luận thông báo với gia đình tôi là mẹ tôi mới ở giai đoạn 2 nên vẫn còn chưa nguy hiểm mấy. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ và đi vào chữa trị chuyền hoá chất trong 8 lần liền. Xong lại làm kiểm tra tổng thể, thì lại được bác sĩ chữa trị nói là tế bào không thuyên giảm mà ngược lại còn di căn (nặng hơn).</p><p></p><p>Vậy tôi muốn hỏi là như thế trường hợp của mẹ tôi sao lại bị như vậy? Có phải do sự chủ quan của bác sĩ của nơi mẹ tôi chữa bệnh chủ quan hay không? Kính mong “songkhoe. vn” tư vấn hộ tôi thắc mặc trên. Gia đình đang trong hoàn cảnh rất hoang mang lo lắng. Khi làm theo sự chỉ bảo của bác sĩ ở đấy, thuốc thang đầy đủ mà bệnh của mẹ tôi đã không giảm đi mà còn nặng lên như thế. Vậy tôi mong sớm nhận được hồi âm của các bác sĩ có chuyên môn lắm ạ.</p><p></p><p>Xin chân thành cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của mẹ bạn, bệnh ung thư trực tràng tiến triển qua các giai đoạn sau đây:</p><p></p><p>Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư biểu mô tại chỗ là một tên khác cho ung thư đại trực tràng.</p><p></p><p>Giai đoạn I: Khối u đã phát triển vào thành trong của đại tràng hoặc trực tràng. Khối u chưa phát triển vượt qua thành.</p><p></p><p>Giai đoạn II: Khối u phát triển sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng. Nó có thể đã xâm lấn các mô lân cận, nhưng các tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.</p><p></p><p>Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể.</p><p></p><p>Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, như gan hoặc phổi.</p><p></p><p>Tái phát: Đây là ung thư đã được chữa trị và tái phát trở lại sau một khoảng thời gian khi ung thư không thể được phát hiện. Bệnh có thể tái phát trở lại trong đại tràng hay trực tràng, hoặc trong một bộ phận khác của cơ thể. Tốc độ tiến triển của bệnh là khác nhau ở từng bệnh nhân.</p><p></p><p>Mẹ bạn đã được chỉ định phẫu thuật và chữa trị hóa chất, đây là hai phương pháp chỉ định chữa trị hợp lí, tuy nhiên tốc độ tiến triển bệnh của mẹ bạn quá nhanh nên nó đã tiến triển tới giai đoạn di căn rất sớm. Với tình trạng hiện tại gia đình nên xin ý kiến, giải đáp từ bác sĩ chữa trị trực tiếp để phồi hợp nhiều phương pháp làm chậm diễn biến của bệnh.</p><p></p><p>Chúc gia đình sức khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39010, member: 11284"] Ung thư đại trực tràng lành tính là một dạng của ung thư đại trực tràng trong đó bộ phận ung thư không lan rộng mạnh và gây ra nhiều hậu quả như u ác tính, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần phải cẩn trọng trước căn bệnh này và điều trị cho đúng cách. Những lý giải dưới đây sẽ cho bạn biết phần nào tính nguy hiểm của căn bệnh này. [SIZE=5][B]Ung thư trực tràng lành tính có nguy hiểm không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Phạm Trung Chào bác sĩ! Tôi bị chẩn đoán ung thư trực tràng lành tính. Vậy có đáng lo không? Tôi phải kiêng khem gì? Tôi có được ăn bánh chưng không vì đây là món tôi cực kì khoái khẩu? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào bạn! Qua thông tin bạn mô tả thì chưa rõ tình trạng bệnh lý của bạn ra sao. Với khối u trực tràng nói riêng và các khối u nói chung thì có 2 dạng: U lành tính và u ác tính (ung thư). Như vậy, khi đã xác định là ung thư tức là u ác tính. Trường hợp của bạn, nếu có chẩn đoán khối u lành tính trực tràng thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu có chẩn đoán ung thư trực tràng thì cần giữ gìn sức khỏe, nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về trị liệu và sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng liên quan tới việc hạn chế ăn bánh trưng với ung thư trực tràng, mà chỉ có lời khuyên chung về việc đảm bảo ăn uống thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm. Chúc bạn mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Tư vấn ung thư trực tràng[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Thưa Bác sĩ. Bệnh ung thư trực tràng và ung thư phần mềm liên quan với nhau như thế nào? Cảm ơn Bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào bạn, Ung thư trực tràng bắt nguồn từ các mô trực tràng (là đoạn cuối cùng của ruột già trước hậu môn). Hầu hết ung thư trực tràng là các khối u ác tính bắt nguồn từ mô tuyến (là các tế bào có chức năng tạo và giải phóng chất nhầy và các chất dịch khác). Hiện nay, y học chưa biết chính xác lí do gây ung thư trực tràng. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ chắc chắn làm dễ mắc bệnh hơn: Tuổi tác (trên 9% bệnh nhân ung thư đại tràng là trên 50 tuổi) Có tiền sử bị polyp trực tràng Có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại trực tràng Có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hay đường ruột, chế độ ăn – uống nhiều chất mỡ động vật, thịt màu đỏ, nghèo chất xơ nguồn gốc thực vật, ít vận động, béo phì, uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá… Ung thư trực tràng giai đoạn muộn có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, hay gặp nhất là hạch bạch huyết, gan hoặc phổi. Còn về liên quan của ung thư đại tràng với ung thư phần mềm, do trên cơ thể tất cả những bộ phận không phải xương hay sụn đều được gọi là phần mềm, vì thế không rõ bạn muốn nói đến bệnh ung thư ở bộ phận nào. Do đó chúng tôi không thể giải đáp kỹ hơn cho bạn được. Chúc bạn sức khỏe!l [SIZE=5][B]Nên làm gì khi bị chẩn đoán lâm sàng ung thư trực tràng?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi, là nam giới. Hôm qua ngày 24/7/2015 cháu có đi khám và bác sĩ chẩn đoán có u sần sùi chiếm hết lòng trực tràng cách rìa hậu môn 5cm không đưa ống soi qua được. Chẩn đoán lâm sàng: không trực tràng. Đã lấy sinh thiết và chờ 2 tuần sau 31/7/2015 đến lấy kết quả. Cháu có đọc qua bài viết ”Bài thuốc dân gian chữa ung thư trực tràng”. Bác sĩ cho cháu hỏi hiện giờ cháu nên làm gì ạ? Nếu cần dùng thuốc đông y để ngăn chặn sự phát triển của u thì dùng thuốc (hoặc khám) đông y thì ra đâu ạ. Hay ăn uống kiêng khem, nên ăn những loại hoa quả rau gì (mong bác sĩ kể rõ tên các loại ạ) vì cháu có xem trên mạng thì hầu hết các bài viết đều nói chung chung không nói rõ tên. Hiện tại cháu đang rất hoang mang không biết phải làm như nào. Cháu còn rất trẻ và chưa là được gì nhiều cả. Chẳng lẽ cuộc sống của cháu ngắn ngủi như vậy thôi ạ? Mong được bác sĩ giải đáp. Mong chờ phản hồi của bác sĩ. Cháu cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Tôi hiểu những lo lắng của bạn, tuy nhiên hiện tại bạn không nên làm gì cả mà hãy bình tâm chờ kết quả sinh thiết. Nếu kết quả lành tính chỉ cần phẫu thuật loại bỏ u. Ngoài ra, ung thư đại tràng là bệnh có tiên lượng khá tốt, đáp ứng tốt chữa trị nếu phát hiện sớm. Hơn 90% bệnh nhân có cơ hội sống sau 5 năm nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Các biện pháp chữa trị ung thư trực tràng hiện nay bao gồm: Phẫu thuật: Áp dụng phẫu thuật nhằm loại bỏ các mô có khối u và các mô/hạch bạch huyết lân cận. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua mổ nội soi ổ bụng (phẫu thuật lỗ khóa) hoặc phẫu thuật mở khoang bụng. Hóa trị: Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư để thu nhỏ/tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc đi vào máu và có thể ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Liệu pháp nhắm trúng đích: Một số người bị ung thư đại trực tràng đã di căn được chữa trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Bệnh nhân được cho sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư. Các loại thuốc này có tác dụng can thiệp vào các phân tử cụ thể liên quan đến sự phát triển và lây lan của khối u. Xạ trị: Xạ trị là sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư trong khu vực được chữa trị. Chúc bạn mọi điều may mắn! [SIZE=5][B]Hỏi về chế độ ăn của người bị ung thư trực tràng[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bác sĩ vui lòng cho hỏi, mẹ cháu (71 tuổi) bị ung thư trực tràng, không phẫu thuật. Giờ hiện tượng đi ngoài rất khó chịu, cả ngày và đêm thường bị xón ra nước nhiều lần, 2-3 ngày phân mới ra bã, vậy có thể uống thuốc gì và chế độ ăn uống như nào? Cháu xin cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Với tình trạng của mẹ bạn nếu không được chữa trị thì các biểu hiện không thể thuyên giảm được. Hiện nay có các phương pháp chữa trị sau: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, trong đó phẫu thuật là phương pháp căn bản. Bạn nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện Ung bướu khám và giải đáp chữa trị từ bác sĩ chuyên khoa. Chúc gia đình bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh ung thư trực tràng tiến triển nhanh phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Mẹ tôi sinh năm 1955, hơn 2 năm nay được phát hiện là bị mắc bệnh ung thư trực tràng. Khi vào bệnh viện làm các thủ tục xét nghiệm và kiểm tra, sau đó phẫu thuật cắt bỏ chỗ bị nhiễm bệnh đó. Bác sĩ ở bệnh viện đó có kết luận thông báo với gia đình tôi là mẹ tôi mới ở giai đoạn 2 nên vẫn còn chưa nguy hiểm mấy. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ và đi vào chữa trị chuyền hoá chất trong 8 lần liền. Xong lại làm kiểm tra tổng thể, thì lại được bác sĩ chữa trị nói là tế bào không thuyên giảm mà ngược lại còn di căn (nặng hơn). Vậy tôi muốn hỏi là như thế trường hợp của mẹ tôi sao lại bị như vậy? Có phải do sự chủ quan của bác sĩ của nơi mẹ tôi chữa bệnh chủ quan hay không? Kính mong “songkhoe. vn” tư vấn hộ tôi thắc mặc trên. Gia đình đang trong hoàn cảnh rất hoang mang lo lắng. Khi làm theo sự chỉ bảo của bác sĩ ở đấy, thuốc thang đầy đủ mà bệnh của mẹ tôi đã không giảm đi mà còn nặng lên như thế. Vậy tôi mong sớm nhận được hồi âm của các bác sĩ có chuyên môn lắm ạ. Xin chân thành cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của mẹ bạn, bệnh ung thư trực tràng tiến triển qua các giai đoạn sau đây: Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư biểu mô tại chỗ là một tên khác cho ung thư đại trực tràng. Giai đoạn I: Khối u đã phát triển vào thành trong của đại tràng hoặc trực tràng. Khối u chưa phát triển vượt qua thành. Giai đoạn II: Khối u phát triển sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng. Nó có thể đã xâm lấn các mô lân cận, nhưng các tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, như gan hoặc phổi. Tái phát: Đây là ung thư đã được chữa trị và tái phát trở lại sau một khoảng thời gian khi ung thư không thể được phát hiện. Bệnh có thể tái phát trở lại trong đại tràng hay trực tràng, hoặc trong một bộ phận khác của cơ thể. Tốc độ tiến triển của bệnh là khác nhau ở từng bệnh nhân. Mẹ bạn đã được chỉ định phẫu thuật và chữa trị hóa chất, đây là hai phương pháp chỉ định chữa trị hợp lí, tuy nhiên tốc độ tiến triển bệnh của mẹ bạn quá nhanh nên nó đã tiến triển tới giai đoạn di căn rất sớm. Với tình trạng hiện tại gia đình nên xin ý kiến, giải đáp từ bác sĩ chữa trị trực tiếp để phồi hợp nhiều phương pháp làm chậm diễn biến của bệnh. Chúc gia đình sức khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Ung thư đại trực tràng lành tính: Cần chú ý điều gì?
Top
Dưới