Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những câu hỏi thường gặp vè tiêm phòng thủy đậu
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39148, member: 11284"]</p><p>Thủy đậu là bệnh do virus Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh cũng mang theo nhiều triệu chứng và di chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần chủ động để chọn cách phòng ngừa tốt nhất. Một trong số đó chính là tiêm phòng thủy đậu.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thắc mắc về tiêm phòng thủy đậu.</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ! Cháu là nữ, năm nay 25 tuổi. Cách đây 8 năm cháu có tiêm phòng thủy đậu. Tuy nhiên, liều tiêm yêu cầu là hai mũi, nhưng cháu chỉ mới tiêm một mũi, rồi đi học xa nhà nên không tiêm mũi thứ hai. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu cháu có khả năng bị lây nhiễm thủy đậu hay không? Nếu có, bây giờ cháu có nên đi tiêm phòng thủy đậu lại không và có tác hại gì không ạ?</p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu:</p><p>Sau đây bác cung cấp thông tin về văcxin thủy đậu về số lần tiêm,vị trí tiêm.</p><p></p><p>Cách đây 8 năm tức là lúc đó cháu 17 tuổi cháu chích ngừa thủy đậu (vaccine Varilix) chỉ tiêm 1 mũi và ngay cả những thông tin đi kèm trong hộp đựng vaccine Varilrix cũng khuyến cáo như vậy. Nhưng trên thực tế tình trạng tiêm rồi vẫn bị thủy đậu khi đã tiêm chủng 1 lần tiêm và trong một số nghiên cứu về thủy đậu của công ty Glaxo SmithKline cũng đã khuyến cáo nên chích ngừa 2 mũi đối với vaccine Varilrix.</p><p></p><p>Vị trí tiêm vắc xin:</p><p>Tiêm bắp:Ở trẻ nhỏ dưới24 tháng, đặc biệt khi <12 tháng khi tiêm bắp thông thường nhân viên y tế chọn tiêm đùi vì cơ đùi củatrẻ tương đối lớn và ngay dướida hơn những nơi khác của cơ thể. Khi trẻ lớn cơ delta cánh tay cũng đã phát triển nên vị trị trí này để tiêm sẽ thuậntiện, dễ dàng trong thao tác và vệ sinh hơn những nơi khác.</p><p>Tiêm dướida: thông thường tiêm vùng cánh tay thì dễ thaotác và giữ vệ sinh sau tiêm hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫncó thể tiêm dưới da những nơi khác nếu vẫn đảm bảo vô trùng cũng như kỹ thuật tiêm và giữ vệ sinh sau tiêm để không bị nhiễm trùng. </p><p>Chúng tôi cũng xin thông tin thêm cho cháu là trên thị trường cũng có 1 vaccin ngừa thủy đậu khác có tên Okavax, có thành phần và liều lượng tương tự nhưng nhà sản xuất khuyến cáo chỉ chích 1 lần mà thôi.</p><p>Như vậy cháu tiêm 1 mũi có tác dụng bảo vệ.Còn khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào kháng thể của cơ thể cháu sinh ra.</p><p>Nếu cháu còn chưa yên tâm cháu có thể tiêm lại.Tiêm đa số là bình thường, tỷ lệ rất nhỏ có những phản ứng không mong muốn.</p><p>Chúc cháu mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đang cho con bú có được tiêm phòng thủy đậu không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: đặng thúy</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em 26 tuổi, hiện em đang cho con bú. Bé được 4 tháng rưỡi. Chồng em hiện đang bị thủy đậu, sợ lây sang em và con nên em hỏi bác sĩ xem em và con em có được tiêm phòng thủy đậu ngay không ạ?</p><p></p><p>Xin cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Nếu em có sổ tiêm chủng của bản thân, em cần kiểm tra lại xem mình đã được tiêm phòng thủy đậu đầy đủ hay chưa. Nếu em đã tiêm phòng bệnh thủy đậu đủ 2 mũi thì không cần tiêm phòng nữa. Bệnh thủy đậu sau khi khỏi có miễn dịch suốt đời, do đó nếu trước kia em đã từng mắc bệnh thủy đậu, thì cũng không cần tiêm phòng nữa. Trong tình huống em chưa tiêm phòng bệnh và chưa từng mắc bênh thủy đậu thì em có thể tiêm được vắc-xin phòng bệnh thủy đậu trong thời gian đang cho con bú, mà không có tác động đến em bé. Con em hiện được 4 tháng rưỡi, cháu chưa đủ tuổi để tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. Độ tuổi tối thiểu để tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em là 12 tháng tuổi.</p><p></p><p>Chúc em và gia đình mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sau khi tiếp xúc trong 72 giờ cho trẻ tiêm phòng thủy đậu có hiệu quả không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 25 tuổi, cách đây 3 ngày em có biểu hiện sốt và nổi hạch cổ, nổi 1 nốt phỏng ở mi mắt, ngày hôm đó em có tiếp xúc với con gái em, cháu được 1 tuổi, vậy trong vòng 72 giờ em cho cháu đi tiêm phòng thủy đậu có hiệu quả không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Khi trong gia đình có người nhiễm vi-rút thủy đậu, và có trẻ nhỏ trên 1 tuổi, trẻ chưa từng mắc bệnh thủy đậu, chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, trẻ có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh. Nếu trẻ được tiêm vắc-xin phòng bệnh sớm trong vòng 72 giờ đầu tiên, hiệu quả bảo vệ sẽ đạt được từ 70% – 100%.</p><p></p><p>Chúc gia đình em mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Làm thế nào để biết bé đã tiêm phòng thủy đậu chưa?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Mai Duyên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con em sinh ngày 24/08/2011, đã tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng nhưng còn mũi tiêm thủy đậu em quên không biết bé đã tiêm chưa, do giấy tờ tiêm chủng dịch vụ ở ngoài không ghi vào sổ tiêm chủng cá nhân của bé. Trường hợp này em cho bé đi xét nghiệm có kiểm tra được không ạ? Nếu không kiểm tra được thì em cho bé đi tiêm trong trường hợp bé tiêm rồi thì có tác động gì không? Mũi tiêm thủy đậu thường để lại sẹo ở bắp tay phải không? Con em cũng có một mũi tiêm ở bắp tay có để lại sẹo. Mong nhận được hồi âm của bác sĩ. Em là Nguyễn Mai Duyên, sống tại Mê Linh, Hà Nội.</p><p></p><p>Em cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Vết sẹo ở bắp tay thường là sẹo do tiêm phòng lao. Để biết em bé đã được tiêm vắc-xin thủy đậu hay chưa có thể kiểm tra xét nghiệm kháng thể.</p><p></p><p>Chúc hai mẹ con mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tiêm phòng thủy đậu ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh liệu có tác dụng?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: choisiro</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em cháu bắt đầu có nốt phỏng từ 5 hôm trước, có 1 mụn trên trán. Cháu vẫn ngủ và nói chuyện cùng nó vì tưởng muỗi đốt thôi. Đến sáng hôm sau, khi được mọi người bảo rằng em ý bị thủy đậu thì cháu không tiếp xúc với em cháu nữa. Cháu chưa bị thủy đậu bao giờ nên rất sợ lây. Vậy bây giờ cháu nên làm gì? Cháu nghe nói nếu tiếp xúc với bệnh nhân mà sau 3 ngày đi tiêm phòng cũng được. Nhưng như trường hợp của cháu có tiêm được nữa không ạ?</p><p></p><p>Cháu cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh ngắn, từ khi nhiễm vi-rút tới khi có triệu chứng bệnh khoảng 10-20 ngày. Một nghiên cứu y khoa công bố năm 2008 của một tác giả nước ngoài cho thấy: So sánh 2 nhóm trẻ cùng tiếp xúc với vi-rút thủy đậu, một nhóm được tiêm vắc-xin trong vòng 5 ngày và một nhóm dùng Placebo (giả dược) cho thấy thì nhóm trẻ có tiêm vắc-xin chỉ có 23% mắc bệnh sau đó (trong khi có tới 78% số trẻ ở nhóm sử dụng Placebo mắc bệnh thủy đậu sau đó). Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc có hiệu quả bảo vệ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh. Nếu cháu tiêm phòng bệnh thủy đậu thì cháu có thể tới trung tâm Y tế Dự phòng của địa phương mình để giải đáp tiêm phòng nhé.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39148, member: 11284"] Thủy đậu là bệnh do virus Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh cũng mang theo nhiều triệu chứng và di chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần chủ động để chọn cách phòng ngừa tốt nhất. Một trong số đó chính là tiêm phòng thủy đậu. [SIZE=5][B]Thắc mắc về tiêm phòng thủy đậu.[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Cháu là nữ, năm nay 25 tuổi. Cách đây 8 năm cháu có tiêm phòng thủy đậu. Tuy nhiên, liều tiêm yêu cầu là hai mũi, nhưng cháu chỉ mới tiêm một mũi, rồi đi học xa nhà nên không tiêm mũi thứ hai. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu cháu có khả năng bị lây nhiễm thủy đậu hay không? Nếu có, bây giờ cháu có nên đi tiêm phòng thủy đậu lại không và có tác hại gì không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều. [SIZE=3][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào cháu: Sau đây bác cung cấp thông tin về văcxin thủy đậu về số lần tiêm,vị trí tiêm. Cách đây 8 năm tức là lúc đó cháu 17 tuổi cháu chích ngừa thủy đậu (vaccine Varilix) chỉ tiêm 1 mũi và ngay cả những thông tin đi kèm trong hộp đựng vaccine Varilrix cũng khuyến cáo như vậy. Nhưng trên thực tế tình trạng tiêm rồi vẫn bị thủy đậu khi đã tiêm chủng 1 lần tiêm và trong một số nghiên cứu về thủy đậu của công ty Glaxo SmithKline cũng đã khuyến cáo nên chích ngừa 2 mũi đối với vaccine Varilrix. Vị trí tiêm vắc xin: Tiêm bắp:Ở trẻ nhỏ dưới24 tháng, đặc biệt khi <12 tháng khi tiêm bắp thông thường nhân viên y tế chọn tiêm đùi vì cơ đùi củatrẻ tương đối lớn và ngay dướida hơn những nơi khác của cơ thể. Khi trẻ lớn cơ delta cánh tay cũng đã phát triển nên vị trị trí này để tiêm sẽ thuậntiện, dễ dàng trong thao tác và vệ sinh hơn những nơi khác. Tiêm dướida: thông thường tiêm vùng cánh tay thì dễ thaotác và giữ vệ sinh sau tiêm hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫncó thể tiêm dưới da những nơi khác nếu vẫn đảm bảo vô trùng cũng như kỹ thuật tiêm và giữ vệ sinh sau tiêm để không bị nhiễm trùng. Chúng tôi cũng xin thông tin thêm cho cháu là trên thị trường cũng có 1 vaccin ngừa thủy đậu khác có tên Okavax, có thành phần và liều lượng tương tự nhưng nhà sản xuất khuyến cáo chỉ chích 1 lần mà thôi. Như vậy cháu tiêm 1 mũi có tác dụng bảo vệ.Còn khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào kháng thể của cơ thể cháu sinh ra. Nếu cháu còn chưa yên tâm cháu có thể tiêm lại.Tiêm đa số là bình thường, tỷ lệ rất nhỏ có những phản ứng không mong muốn. Chúc cháu mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Đang cho con bú có được tiêm phòng thủy đậu không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: đặng thúy Chào bác sĩ! Em 26 tuổi, hiện em đang cho con bú. Bé được 4 tháng rưỡi. Chồng em hiện đang bị thủy đậu, sợ lây sang em và con nên em hỏi bác sĩ xem em và con em có được tiêm phòng thủy đậu ngay không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Nếu em có sổ tiêm chủng của bản thân, em cần kiểm tra lại xem mình đã được tiêm phòng thủy đậu đầy đủ hay chưa. Nếu em đã tiêm phòng bệnh thủy đậu đủ 2 mũi thì không cần tiêm phòng nữa. Bệnh thủy đậu sau khi khỏi có miễn dịch suốt đời, do đó nếu trước kia em đã từng mắc bệnh thủy đậu, thì cũng không cần tiêm phòng nữa. Trong tình huống em chưa tiêm phòng bệnh và chưa từng mắc bênh thủy đậu thì em có thể tiêm được vắc-xin phòng bệnh thủy đậu trong thời gian đang cho con bú, mà không có tác động đến em bé. Con em hiện được 4 tháng rưỡi, cháu chưa đủ tuổi để tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. Độ tuổi tối thiểu để tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em là 12 tháng tuổi. Chúc em và gia đình mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Sau khi tiếp xúc trong 72 giờ cho trẻ tiêm phòng thủy đậu có hiệu quả không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi, cách đây 3 ngày em có biểu hiện sốt và nổi hạch cổ, nổi 1 nốt phỏng ở mi mắt, ngày hôm đó em có tiếp xúc với con gái em, cháu được 1 tuổi, vậy trong vòng 72 giờ em cho cháu đi tiêm phòng thủy đậu có hiệu quả không ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em. Khi trong gia đình có người nhiễm vi-rút thủy đậu, và có trẻ nhỏ trên 1 tuổi, trẻ chưa từng mắc bệnh thủy đậu, chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, trẻ có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh. Nếu trẻ được tiêm vắc-xin phòng bệnh sớm trong vòng 72 giờ đầu tiên, hiệu quả bảo vệ sẽ đạt được từ 70% – 100%. Chúc gia đình em mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Làm thế nào để biết bé đã tiêm phòng thủy đậu chưa?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Mai Duyên Chào bác sĩ. Con em sinh ngày 24/08/2011, đã tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng nhưng còn mũi tiêm thủy đậu em quên không biết bé đã tiêm chưa, do giấy tờ tiêm chủng dịch vụ ở ngoài không ghi vào sổ tiêm chủng cá nhân của bé. Trường hợp này em cho bé đi xét nghiệm có kiểm tra được không ạ? Nếu không kiểm tra được thì em cho bé đi tiêm trong trường hợp bé tiêm rồi thì có tác động gì không? Mũi tiêm thủy đậu thường để lại sẹo ở bắp tay phải không? Con em cũng có một mũi tiêm ở bắp tay có để lại sẹo. Mong nhận được hồi âm của bác sĩ. Em là Nguyễn Mai Duyên, sống tại Mê Linh, Hà Nội. Em cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Vết sẹo ở bắp tay thường là sẹo do tiêm phòng lao. Để biết em bé đã được tiêm vắc-xin thủy đậu hay chưa có thể kiểm tra xét nghiệm kháng thể. Chúc hai mẹ con mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Tiêm phòng thủy đậu ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh liệu có tác dụng?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: choisiro Chào bác sĩ. Em cháu bắt đầu có nốt phỏng từ 5 hôm trước, có 1 mụn trên trán. Cháu vẫn ngủ và nói chuyện cùng nó vì tưởng muỗi đốt thôi. Đến sáng hôm sau, khi được mọi người bảo rằng em ý bị thủy đậu thì cháu không tiếp xúc với em cháu nữa. Cháu chưa bị thủy đậu bao giờ nên rất sợ lây. Vậy bây giờ cháu nên làm gì? Cháu nghe nói nếu tiếp xúc với bệnh nhân mà sau 3 ngày đi tiêm phòng cũng được. Nhưng như trường hợp của cháu có tiêm được nữa không ạ? Cháu cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu. Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh ngắn, từ khi nhiễm vi-rút tới khi có triệu chứng bệnh khoảng 10-20 ngày. Một nghiên cứu y khoa công bố năm 2008 của một tác giả nước ngoài cho thấy: So sánh 2 nhóm trẻ cùng tiếp xúc với vi-rút thủy đậu, một nhóm được tiêm vắc-xin trong vòng 5 ngày và một nhóm dùng Placebo (giả dược) cho thấy thì nhóm trẻ có tiêm vắc-xin chỉ có 23% mắc bệnh sau đó (trong khi có tới 78% số trẻ ở nhóm sử dụng Placebo mắc bệnh thủy đậu sau đó). Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc có hiệu quả bảo vệ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh. Nếu cháu tiêm phòng bệnh thủy đậu thì cháu có thể tới trung tâm Y tế Dự phòng của địa phương mình để giải đáp tiêm phòng nhé. Chúc cháu mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những câu hỏi thường gặp vè tiêm phòng thủy đậu
Top
Dưới