Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Xạ trị ung thư: Có gây tác dụng phụ?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39207, member: 11284"]</p><p>Xạ trị ung thư là phương pháp sử dụng phóng xạ để làm nhỏ và ngăn cản sự lan rộng của tế bào ung thư, cách điều trị này có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn ở người bệnh. Những giải đáp dưới đây của bác sĩ sẽ giải đáp cho các bạn băn khoăn về cách làm này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Xạ trị ung thư bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn có ảnh hưởng gì không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu có câu hỏi nhờ bác sĩ giúp ạ. Mẹ cháu 47 tuổi 2 năm trước mẹ cháu bị ung thư cổ tử cung, đã chữa trị tại bệnh viện K bằng phương pháp nguồn và xạ trị, từ đó mẹ cháu vẫn đi kiểm tra định kỳ và chưa thấy bệnh tái phát, nhưng từ ngày đó mẹ cháu thường đi đại tiện khó, ra máu, gần đây mẹ cháu phải mổ vì ống niệu quản hẹp, thận giãn độ 3. Mẹ cháu mổ về nhà được 2 tháng nhưng luôn có cảm giác muốn đại tiện, có ngày đi khoảng 8-9 lần, khi đi thì không ra phân, có lần được 1 ít phân mềm hoặc chỉ ra ít máu tươi. Sau mỗi lần đại tiện thường bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn, mẹ cháu đau lắm. Tình trạng trên có phải tác động do chữa trị xạ? Xin bác sĩ cho mẹ cháu lời khuyên để xử lý được tình trạng đó tại nhà.</p><p></p><p>Xin cảm ơn và mong hồi âm của bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đặng Phương Liên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Xạ trị trong hay còn gọi là xạ trị áp sát là phương pháp xạ trị mà nguồn bức xạ được đưa trực tiếp vào khối u hay áp sát khối u. Đây là phương pháp chữa trị rất chính xác, liều tập trung rất cao vào u và liều sẽ giảm nhanh ra các mô lành xung quanh. Trong thời gian chữa trị, mẹ bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng dưới, tiểu tiện rát buốt, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy… Những tác dụng phụ này liên quan việc xạ trị vào vùng chậu. Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể tích và liều lượng xạ trị, sự dung nạp chữa trị…</p><p></p><p>Những tác dụng phụ này thường chỉ có tính tạm thời và sẽ mất đi một thời gian ngắn sau khi kết thúc chữa trị. Qua thư bạn gửi, mẹ bạn có thể bị các tác dụng phụ viêm trực tràng, viêm bàng quang xuất huyết, nhưng sẽ hết khi ngừng xạ trị. Hiện tại, nếu mẹ bạn có các vấn đề về đại tiện, cần thông báo cho bác sĩ chữa trị để có các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá di căn ung thư…, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ bạn cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn dễ tiêu, có đủ chất xơ để tránh táo bón.</p><p></p><p>Chúc mẹ bạn mau khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Có nên đi xạ trị khi bị ung thư nội mạc tử cung</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: tuanna</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Mẹ em năm nay 58 tuổi, sau khi lấy sinh thiết thì kết luận bị không tử cung, phẫu thuật hết tử cung toàn phần và phần phụ, có kết luận carcinoma tuyến nội mạc tử cung biệt hóa rõ, xâm nhập dưới 1/2 lớp cơ, và mổ xong 2 tuần bác sĩ cho về nhà và không chữa trị gì thêm. Như vậy cho em hỏi là ung thư nội mạc tử củng giai đoạn mấy? Và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn hay không? Và thời gian sống có tác động gì không? Trong vòng mấy năm nếu là giai đoạn đầu mà được chữa khỏi. Em có giải đáp thêm một vị bác sĩ về ung thư – bác sĩ có trả lời với em là nên đưa mẹ đi xạ trị vì kết quả chỉ lấy một mẫu nhỏ của tử cung nên sợ chưa chính xác. Em đang rất hoang mang và lo lắng vì sợ đi xạ trị là mẹ sẽ biết bị ung thư thì tinh thần mẹ sẽ suy sụp nhanh, xin các bác sĩ cho em thêm lời giải đáp ạ!</p><p></p><p>Em xin chân thành cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Qua thông tin em cung cấp, mẹ em đã đi khám kiểm tra và xác định Carcinoma nội mạc tử cung, đã có chỉ định cắt tử cung toàn phần và phần phụ. Thông thường, qua khám, xét nghiệm giải phẫu bệnh kết hợp với một số xét nghiệm khác thì các bác sỹ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp. Các bác sỹ có thể đánh giá mức độ xâm lấn, di căn của ung thư qua khám và các xét nghiệm bổ trợ (siêu âm, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, PetCT,…), kết hợp với đánh giá trong phẫu thuật, từ đó đưa ra hướng chữa trị sau phẫu thuật.</p><p></p><p>Trường hợp của mẹ em, mặc dù đã có chẩn đoán ung thư tử cung nhưng chưa rõ giai đoạn nào. Quyết định có chữa trị bổ trợ sau phẫu thuật hay không, hay chữa trị bằng phương pháp gì phải do bác sỹ trực tiếp chữa trị, bác sỹ chuyên khoa Ung bướu quyết định. Do vậy, gia đình em có thể trao đổi với bác sỹ chữa trị và nếu cần thì mời hội chẩn chuyên gia để đưa ra hướng chữa trị thích hợp nhất. Tùy theo tình trạng bệnh, có thể sau phẫu thuật có chỉ cần theo dõi và khám lại theo hẹn, nhưng có thể cần chữa trị bổ trợ bằng thuốc, hóa chất, tia xạ,…</p><p></p><p>Chúc mẹ em sớm lành bệnh.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Các di chứng sau xạ trị điều trị ung thư vòm hầu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bố cháu đã điều trị ung thư vòm hầu từ năm 2009, bằng phương pháp xạ trị kết hợp hóa trị, sức khỏe đã ổn định. Đầu năm 2015 bố cháu thường xuyên bị đau đầu, nên đã quay trở lại Bệnh viện Ung Bướu để khám và làm một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như chụp MRI, xạ hình xương. Kết quả bác sĩ bảo không có dấu hiệu tái phát bệnh ung thư đau đầu là do di chứng sau xạ trị và chỉ cho uống thuốc giảm đau. Mong bác sĩ giải thích rõ hơn giúp cháu về di chứng này được không ạ và có cách nào điều trị hoặc làm giảm cơn đau không? Vì hiện nay bố cháu đau đầu rất nhiều và hàng ngày phải uống rất nhiều thuốc giảm đau. Cháu rất mong bác sĩ lưu tâm và trả lời giúp cháu.</p><p></p><p>Cháu xin chân thành cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Xạ trị là một phương pháp chữa trị ung thư khá phổ biến, tuy nhiên phương pháp này cũng có rất nhiều tác dụng phụ:</p><p></p><p>Tổn thương da, viêm da: Xạ trị có thể gây tổn thương da, viêm da. Mức độ tổn thương nhẹ hay nặng phụ thuộc vào liều lượng bức xạ. Đây là một trong các tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị và có thể gây đau và khó chịu. Khô miệng sản xuất nước bọt bị giảm dẫn tới khô miệng là biểu hiện phổ biến và lâu dài của xạ trị Bệnh về răng miệng bệnh nhân bị giảm chức năng của tuyến nước bọt và khô miệng phải duy trì vệ sinh răng miệng tốt để giảm thiểu nguy cơ tổn thương răng miệng như bệnh nha chu và sâu răng. Người bệnh nên đánh răng 4 lần một ngày, dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.Tránh các thức ăn và các chất lỏng có hàm lượng đường cao. Sự thay đổi trong hương vị: Xạ trị có thể gây đau lưỡi, khô miệng, khó nuốt, thay đổi hương vị, khiến người bệnh chán ăn và thường bị giảm cân. Bức xạ có thể gây ra những thay đổi trong hương vị cũng như đau lưỡi. Người bệnh có thể thấy thức ăn quá nhạt nhẽo, hoặc quá cay, đắng. Xạ trị cũng như hóa trị có thể làm thay đổi vị giác khiến người bệnh không muốn ăn, dẫn tới giảm cân</p><p></p><p>Triệu chứng này có thể cải thiện từ 3 tuần – 2 tháng sau xạ trị. Để đối phó với sự thay đổi về vị giác, bệnh nhân nên ăn thức ăn để nguội, tăng các món hấp, luộc và đựng thức ăn vào đĩa, bát nhựa, thủy tinh để giảm mùi kim loại. Thay thế các loại thịt đỏ bằng các nguồn protein khác. Không ăn 1-2 giờ trước và ba tiếng sau khi hóa trị để ngăn cảm giác buồn nôn.</p><p></p><p>Giữ miệng sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Viêm niêm mạc hầu họng bức xạ, cũng như hóa trị liệu, gây tổn hại niêm mạc hầu họng dẫn đến viêm niêm mạc và nuốt đau. Triệu chứng này phát triển dần dần, thường là 2-3 tuần sau khi bắt đầu xạ trị.</p><p></p><p>Viêm niêm mạc có thể gây đau và tác động đến việc ăn uống và dinh dưỡng. Đau ở miệng hoặc mặt đau ở miệng hoặc mặt là biểu hiện phổ biến ở những bệnh nhân xạ trị ung thư đầu và cổ. Cơn đau có thể là do viêm niêm mạc, nhiễm trùng, viêm, và sẹo do phẫu thuật hoặc chữa trị khác. Bệnh nhân có thể thông báo với bác sĩ để uống thuốc giảm đau.</p><p></p><p>Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị ung thư đầu cổ. Xạ trị thường gây ra buồn nôn. Để xử lý người bệnh nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ. Thức ăn nên để nguội để tránh buồn nôn. Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều gia vị. Nên uống nhiều nước sau bữa ăn. Nôn mửa kéo dài có thể làm giảm tác dụng của thuốc, do vậy nếu nôn ói liên tục, bác sĩ có yêu cầu dừng xạ trị tạm thời và tiêm tĩnh mạch giúp cơ thể lấy lại được chất dinh dưỡng và chất điện giải.</p><p></p><p>Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị. Nó thường kéo dài từ ba đến bốn tuần sau khi ngừng chữa trị, nhưng có thể kéo dài đến 2-3 tháng. Các yếu tố khác cũng góp phần vào sự mệt mỏi là thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và nước, do uống thuốc, suy giáp, đau đớn, căng thẳng, trầm cảm và thiếu ngủ.</p><p></p><p>Người bệnh bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc, cần duy trì chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe để giúp giảm mệt mỏi. Trường hợp của bố bạn nếu không phát hiện các bệnh lý khác gây đau đầu thì chỉ còn cách uống thuốc giảm đau và tránh căng thẳng. Bố bạn có thể áp dụng thêm các biên pháp massa thư giãn. Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc giảm đau đối với dạ dày và đường tiêu hóa nhé.</p><p></p><p>Chúc gia đình bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ung thư biểu mô tuyến típ kém biệt hoá sau khi xạ trị hoặc truyền hoá chất có thể khỏi bệnh?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác gái tôi năm nay 59 tuổi, vừa rồi đi khám nội soi thì phát hiện ra bị ung thư dạ dày (kết quả bác sĩ ghi là ung thư biểu mô tuyến típ kém biệt hoá). Bác tôi hiện nay đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày được 3 tuần. Bác bị tiểu đường nên vết mổ vẫn chưa được khô miệng nên vẫn nằm viện, sức khoẻ thì đã khá hơn. Gia đình đang phân vân giữa làm xạ trị và truyền hoá chất. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi kém biệt hoá là giai đoạn mấy, bác tôi sau khi xạ trị hoặc truyền hoá chất có thể khỏi bệnh không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên!</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Theo OMS 1977 chia ung thư dạ dày thành 2 nhóm lớn:</p><p></p><p>Ung thư dạ dày dạng biểu mô (Carcinoma): Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma): tuyến nhú – tuyến ống – chế nhày – tế bào nhẫn.</p><p></p><p>Ung thư biểu mô không biệt hoá (Undifferentated carcinoma). Một số loại ít gặp: ung thư tuyến biểu bì…</p><p></p><p>Ung thư không biểu mô gồm các Lipomas các Sarcome của cơ, mạch và đặc biệt là u lympho ác tính. Tiên lượng chung của ung thư dạ dày phụ thuộc vào các yếu tố sau:</p><p></p><p>Thể bệnh: Ung thư thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi.</p><p></p><p>Vị trí ung thư ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn ung thư ở đoạn giữa và dưới dạ dày.</p><p></p><p>Xâm nhập theo chiều sâu: càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%.</p><p></p><p>Về mô bệnh học: tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn.</p><p></p><p>Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ.</p><p></p><p>Nếu mọi cái đều giống nhau mà không thấy tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%.</p><p></p><p>Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá.</p><p></p><p>Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương ung thư càng ăn sâu vào thành dạ dày (<10% đối với ung thư thuần tuý ở niêm mạc, >80% nếu thanh mạc đã bị ung thư xâm nhiễm) hoặc khi ung thư ở vị trí trên cao của dạ dày. Ung thư ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng.</p><p></p><p>Với tình huống của bác bạn vừa là ung thư dạng kém biệt hóa lại có bệnh tiểu đường nên tiên lượng sẽ nặng hơn, cụ thể đây là ung thư giai đoạn mấy thì với thông tin bạn cung cấp chưa đủ để trả lời. Gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn sống bạn!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Điều trị ung thư thực quản giai đoạn 1 bằng xạ hoá trị thì tỷ lệ sống được bao lâu?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bố cháu năm nay 54 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư thực quản giai đoạn 1. Bác sĩ cho bố cháu chữa trị bằng xạ hoá trị thì tỷ lệ sống được bao lâu ạ? Do bố cháu bị lao phổi nên không phẫu thuật được.</p><p></p><p>Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Xạ trị là phương pháp dùng tia phóng xạ chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt tế báo ác tính và ngăn không cho chúng phát triển nữa. Giống như phẫu trị, xạ trị là phương pháp chữa trị tại chỗ, chỉ ảnh hưởng lên các tế bào ở vùng chữa trị. Xạ trị có thể thực hiện trước phẫu trị để tiêu diệt và thu nhỏ khối u hoặc cũng có thể thực hiện sau phẫu trị để tiêu diệt nốt những tế bào ác tính còn sót lại sau mổ.</p><p></p><p>Đôi khi kích thước và vị trí của khối u gây khó khăn cho việc phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh nhân không cho phép phẫu thuật thì xạ trị được áp dụng để thay thế hoàn toàn phẫu trị. Thậm chí khi phẫu thuật và xạ trị không tiêu diệt hoàn toàn tế bào ác tính, thì xạ trị cũng có thể làm giảm đau và giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn. Hoá trị thì lại là phương pháp uống thuốc để tiêu diệt tế bào ác tính.</p><p></p><p>Bác sĩ chữa trị có thể dùng một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc trong khi điều. Hoá trị có thể áp dụng một mình hoặc kết hợp với xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u và sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Hoá trị cũng được dùng trong tình huống không thể mổ được hoặc khi khối u tái phát sau mổ và sau xạ trị. Đối với ung thư thực quản để dự đoán tiện lượng sống phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp chữa trị, khả năng đáp ứng chữa trị và toàn trạng sức khỏe của bệnh nhận. Bố bạn bị ung thư thực quản giai đoạn 1, hiện chữa trị bằng hóa trị và xạ trị, tỉ lệ sống được 5 năm của bố bạn là khá cao, khoảng 39%.</p><p></p><p>Chúc bố bạn sức khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39207, member: 11284"] Xạ trị ung thư là phương pháp sử dụng phóng xạ để làm nhỏ và ngăn cản sự lan rộng của tế bào ung thư, cách điều trị này có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn ở người bệnh. Những giải đáp dưới đây của bác sĩ sẽ giải đáp cho các bạn băn khoăn về cách làm này. [SIZE=5][B]Xạ trị ung thư bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn có ảnh hưởng gì không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu có câu hỏi nhờ bác sĩ giúp ạ. Mẹ cháu 47 tuổi 2 năm trước mẹ cháu bị ung thư cổ tử cung, đã chữa trị tại bệnh viện K bằng phương pháp nguồn và xạ trị, từ đó mẹ cháu vẫn đi kiểm tra định kỳ và chưa thấy bệnh tái phát, nhưng từ ngày đó mẹ cháu thường đi đại tiện khó, ra máu, gần đây mẹ cháu phải mổ vì ống niệu quản hẹp, thận giãn độ 3. Mẹ cháu mổ về nhà được 2 tháng nhưng luôn có cảm giác muốn đại tiện, có ngày đi khoảng 8-9 lần, khi đi thì không ra phân, có lần được 1 ít phân mềm hoặc chỉ ra ít máu tươi. Sau mỗi lần đại tiện thường bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn, mẹ cháu đau lắm. Tình trạng trên có phải tác động do chữa trị xạ? Xin bác sĩ cho mẹ cháu lời khuyên để xử lý được tình trạng đó tại nhà. Xin cảm ơn và mong hồi âm của bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đặng Phương Liên[/B][/SIZE] Chào bạn! Xạ trị trong hay còn gọi là xạ trị áp sát là phương pháp xạ trị mà nguồn bức xạ được đưa trực tiếp vào khối u hay áp sát khối u. Đây là phương pháp chữa trị rất chính xác, liều tập trung rất cao vào u và liều sẽ giảm nhanh ra các mô lành xung quanh. Trong thời gian chữa trị, mẹ bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng dưới, tiểu tiện rát buốt, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy… Những tác dụng phụ này liên quan việc xạ trị vào vùng chậu. Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể tích và liều lượng xạ trị, sự dung nạp chữa trị… Những tác dụng phụ này thường chỉ có tính tạm thời và sẽ mất đi một thời gian ngắn sau khi kết thúc chữa trị. Qua thư bạn gửi, mẹ bạn có thể bị các tác dụng phụ viêm trực tràng, viêm bàng quang xuất huyết, nhưng sẽ hết khi ngừng xạ trị. Hiện tại, nếu mẹ bạn có các vấn đề về đại tiện, cần thông báo cho bác sĩ chữa trị để có các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá di căn ung thư…, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ bạn cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn dễ tiêu, có đủ chất xơ để tránh táo bón. Chúc mẹ bạn mau khỏe! [SIZE=5][B]Có nên đi xạ trị khi bị ung thư nội mạc tử cung[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: tuanna Chào bác sĩ. Mẹ em năm nay 58 tuổi, sau khi lấy sinh thiết thì kết luận bị không tử cung, phẫu thuật hết tử cung toàn phần và phần phụ, có kết luận carcinoma tuyến nội mạc tử cung biệt hóa rõ, xâm nhập dưới 1/2 lớp cơ, và mổ xong 2 tuần bác sĩ cho về nhà và không chữa trị gì thêm. Như vậy cho em hỏi là ung thư nội mạc tử củng giai đoạn mấy? Và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn hay không? Và thời gian sống có tác động gì không? Trong vòng mấy năm nếu là giai đoạn đầu mà được chữa khỏi. Em có giải đáp thêm một vị bác sĩ về ung thư – bác sĩ có trả lời với em là nên đưa mẹ đi xạ trị vì kết quả chỉ lấy một mẫu nhỏ của tử cung nên sợ chưa chính xác. Em đang rất hoang mang và lo lắng vì sợ đi xạ trị là mẹ sẽ biết bị ung thư thì tinh thần mẹ sẽ suy sụp nhanh, xin các bác sĩ cho em thêm lời giải đáp ạ! Em xin chân thành cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào em! Qua thông tin em cung cấp, mẹ em đã đi khám kiểm tra và xác định Carcinoma nội mạc tử cung, đã có chỉ định cắt tử cung toàn phần và phần phụ. Thông thường, qua khám, xét nghiệm giải phẫu bệnh kết hợp với một số xét nghiệm khác thì các bác sỹ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp. Các bác sỹ có thể đánh giá mức độ xâm lấn, di căn của ung thư qua khám và các xét nghiệm bổ trợ (siêu âm, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, PetCT,…), kết hợp với đánh giá trong phẫu thuật, từ đó đưa ra hướng chữa trị sau phẫu thuật. Trường hợp của mẹ em, mặc dù đã có chẩn đoán ung thư tử cung nhưng chưa rõ giai đoạn nào. Quyết định có chữa trị bổ trợ sau phẫu thuật hay không, hay chữa trị bằng phương pháp gì phải do bác sỹ trực tiếp chữa trị, bác sỹ chuyên khoa Ung bướu quyết định. Do vậy, gia đình em có thể trao đổi với bác sỹ chữa trị và nếu cần thì mời hội chẩn chuyên gia để đưa ra hướng chữa trị thích hợp nhất. Tùy theo tình trạng bệnh, có thể sau phẫu thuật có chỉ cần theo dõi và khám lại theo hẹn, nhưng có thể cần chữa trị bổ trợ bằng thuốc, hóa chất, tia xạ,… Chúc mẹ em sớm lành bệnh. [SIZE=5][B]Các di chứng sau xạ trị điều trị ung thư vòm hầu[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bố cháu đã điều trị ung thư vòm hầu từ năm 2009, bằng phương pháp xạ trị kết hợp hóa trị, sức khỏe đã ổn định. Đầu năm 2015 bố cháu thường xuyên bị đau đầu, nên đã quay trở lại Bệnh viện Ung Bướu để khám và làm một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như chụp MRI, xạ hình xương. Kết quả bác sĩ bảo không có dấu hiệu tái phát bệnh ung thư đau đầu là do di chứng sau xạ trị và chỉ cho uống thuốc giảm đau. Mong bác sĩ giải thích rõ hơn giúp cháu về di chứng này được không ạ và có cách nào điều trị hoặc làm giảm cơn đau không? Vì hiện nay bố cháu đau đầu rất nhiều và hàng ngày phải uống rất nhiều thuốc giảm đau. Cháu rất mong bác sĩ lưu tâm và trả lời giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Xạ trị là một phương pháp chữa trị ung thư khá phổ biến, tuy nhiên phương pháp này cũng có rất nhiều tác dụng phụ: Tổn thương da, viêm da: Xạ trị có thể gây tổn thương da, viêm da. Mức độ tổn thương nhẹ hay nặng phụ thuộc vào liều lượng bức xạ. Đây là một trong các tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị và có thể gây đau và khó chịu. Khô miệng sản xuất nước bọt bị giảm dẫn tới khô miệng là biểu hiện phổ biến và lâu dài của xạ trị Bệnh về răng miệng bệnh nhân bị giảm chức năng của tuyến nước bọt và khô miệng phải duy trì vệ sinh răng miệng tốt để giảm thiểu nguy cơ tổn thương răng miệng như bệnh nha chu và sâu răng. Người bệnh nên đánh răng 4 lần một ngày, dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.Tránh các thức ăn và các chất lỏng có hàm lượng đường cao. Sự thay đổi trong hương vị: Xạ trị có thể gây đau lưỡi, khô miệng, khó nuốt, thay đổi hương vị, khiến người bệnh chán ăn và thường bị giảm cân. Bức xạ có thể gây ra những thay đổi trong hương vị cũng như đau lưỡi. Người bệnh có thể thấy thức ăn quá nhạt nhẽo, hoặc quá cay, đắng. Xạ trị cũng như hóa trị có thể làm thay đổi vị giác khiến người bệnh không muốn ăn, dẫn tới giảm cân Triệu chứng này có thể cải thiện từ 3 tuần – 2 tháng sau xạ trị. Để đối phó với sự thay đổi về vị giác, bệnh nhân nên ăn thức ăn để nguội, tăng các món hấp, luộc và đựng thức ăn vào đĩa, bát nhựa, thủy tinh để giảm mùi kim loại. Thay thế các loại thịt đỏ bằng các nguồn protein khác. Không ăn 1-2 giờ trước và ba tiếng sau khi hóa trị để ngăn cảm giác buồn nôn. Giữ miệng sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Viêm niêm mạc hầu họng bức xạ, cũng như hóa trị liệu, gây tổn hại niêm mạc hầu họng dẫn đến viêm niêm mạc và nuốt đau. Triệu chứng này phát triển dần dần, thường là 2-3 tuần sau khi bắt đầu xạ trị. Viêm niêm mạc có thể gây đau và tác động đến việc ăn uống và dinh dưỡng. Đau ở miệng hoặc mặt đau ở miệng hoặc mặt là biểu hiện phổ biến ở những bệnh nhân xạ trị ung thư đầu và cổ. Cơn đau có thể là do viêm niêm mạc, nhiễm trùng, viêm, và sẹo do phẫu thuật hoặc chữa trị khác. Bệnh nhân có thể thông báo với bác sĩ để uống thuốc giảm đau. Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị ung thư đầu cổ. Xạ trị thường gây ra buồn nôn. Để xử lý người bệnh nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ. Thức ăn nên để nguội để tránh buồn nôn. Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều gia vị. Nên uống nhiều nước sau bữa ăn. Nôn mửa kéo dài có thể làm giảm tác dụng của thuốc, do vậy nếu nôn ói liên tục, bác sĩ có yêu cầu dừng xạ trị tạm thời và tiêm tĩnh mạch giúp cơ thể lấy lại được chất dinh dưỡng và chất điện giải. Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị. Nó thường kéo dài từ ba đến bốn tuần sau khi ngừng chữa trị, nhưng có thể kéo dài đến 2-3 tháng. Các yếu tố khác cũng góp phần vào sự mệt mỏi là thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và nước, do uống thuốc, suy giáp, đau đớn, căng thẳng, trầm cảm và thiếu ngủ. Người bệnh bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc, cần duy trì chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe để giúp giảm mệt mỏi. Trường hợp của bố bạn nếu không phát hiện các bệnh lý khác gây đau đầu thì chỉ còn cách uống thuốc giảm đau và tránh căng thẳng. Bố bạn có thể áp dụng thêm các biên pháp massa thư giãn. Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc giảm đau đối với dạ dày và đường tiêu hóa nhé. Chúc gia đình bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Ung thư biểu mô tuyến típ kém biệt hoá sau khi xạ trị hoặc truyền hoá chất có thể khỏi bệnh?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Bác gái tôi năm nay 59 tuổi, vừa rồi đi khám nội soi thì phát hiện ra bị ung thư dạ dày (kết quả bác sĩ ghi là ung thư biểu mô tuyến típ kém biệt hoá). Bác tôi hiện nay đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày được 3 tuần. Bác bị tiểu đường nên vết mổ vẫn chưa được khô miệng nên vẫn nằm viện, sức khoẻ thì đã khá hơn. Gia đình đang phân vân giữa làm xạ trị và truyền hoá chất. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi kém biệt hoá là giai đoạn mấy, bác tôi sau khi xạ trị hoặc truyền hoá chất có thể khỏi bệnh không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên! Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Theo OMS 1977 chia ung thư dạ dày thành 2 nhóm lớn: Ung thư dạ dày dạng biểu mô (Carcinoma): Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma): tuyến nhú – tuyến ống – chế nhày – tế bào nhẫn. Ung thư biểu mô không biệt hoá (Undifferentated carcinoma). Một số loại ít gặp: ung thư tuyến biểu bì… Ung thư không biểu mô gồm các Lipomas các Sarcome của cơ, mạch và đặc biệt là u lympho ác tính. Tiên lượng chung của ung thư dạ dày phụ thuộc vào các yếu tố sau: Thể bệnh: Ung thư thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi. Vị trí ung thư ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn ung thư ở đoạn giữa và dưới dạ dày. Xâm nhập theo chiều sâu: càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%. Về mô bệnh học: tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn. Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ. Nếu mọi cái đều giống nhau mà không thấy tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%. Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá. Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương ung thư càng ăn sâu vào thành dạ dày (<10% đối với ung thư thuần tuý ở niêm mạc, >80% nếu thanh mạc đã bị ung thư xâm nhiễm) hoặc khi ung thư ở vị trí trên cao của dạ dày. Ung thư ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng. Với tình huống của bác bạn vừa là ung thư dạng kém biệt hóa lại có bệnh tiểu đường nên tiên lượng sẽ nặng hơn, cụ thể đây là ung thư giai đoạn mấy thì với thông tin bạn cung cấp chưa đủ để trả lời. Gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị nhé. Chúc bạn sống bạn! [SIZE=5][B]Điều trị ung thư thực quản giai đoạn 1 bằng xạ hoá trị thì tỷ lệ sống được bao lâu?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bố cháu năm nay 54 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư thực quản giai đoạn 1. Bác sĩ cho bố cháu chữa trị bằng xạ hoá trị thì tỷ lệ sống được bao lâu ạ? Do bố cháu bị lao phổi nên không phẫu thuật được. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Xạ trị là phương pháp dùng tia phóng xạ chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt tế báo ác tính và ngăn không cho chúng phát triển nữa. Giống như phẫu trị, xạ trị là phương pháp chữa trị tại chỗ, chỉ ảnh hưởng lên các tế bào ở vùng chữa trị. Xạ trị có thể thực hiện trước phẫu trị để tiêu diệt và thu nhỏ khối u hoặc cũng có thể thực hiện sau phẫu trị để tiêu diệt nốt những tế bào ác tính còn sót lại sau mổ. Đôi khi kích thước và vị trí của khối u gây khó khăn cho việc phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh nhân không cho phép phẫu thuật thì xạ trị được áp dụng để thay thế hoàn toàn phẫu trị. Thậm chí khi phẫu thuật và xạ trị không tiêu diệt hoàn toàn tế bào ác tính, thì xạ trị cũng có thể làm giảm đau và giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn. Hoá trị thì lại là phương pháp uống thuốc để tiêu diệt tế bào ác tính. Bác sĩ chữa trị có thể dùng một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc trong khi điều. Hoá trị có thể áp dụng một mình hoặc kết hợp với xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u và sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Hoá trị cũng được dùng trong tình huống không thể mổ được hoặc khi khối u tái phát sau mổ và sau xạ trị. Đối với ung thư thực quản để dự đoán tiện lượng sống phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp chữa trị, khả năng đáp ứng chữa trị và toàn trạng sức khỏe của bệnh nhận. Bố bạn bị ung thư thực quản giai đoạn 1, hiện chữa trị bằng hóa trị và xạ trị, tỉ lệ sống được 5 năm của bố bạn là khá cao, khoảng 39%. Chúc bố bạn sức khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Xạ trị ung thư: Có gây tác dụng phụ?
Top
Dưới