Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tổng hợp những tư vấn của bác sĩ về bệnh sốt virus
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39253, member: 11284"]</p><p>Sốt virus rất dễ gặp phải ở cả trẻ em và cả người lớn. Chính vì vậy, bạn không thể bỏ qua những tư vấn của bác sĩ chuyên ngành dưới đây.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé bị sốt vi-rút, sổ mũi và ho chữa trị thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Hiện tại cháu rất lo lắng về tình trạng của bé. Bé nhà cháu 3 tuổi, sốt kèm theo ho 1 ngày. Cháu đưa bé vào viện Nhi Trung ương khám bác sĩ cho làm xét nghiệm, nước tiểu, chụp X-quang và kết luận bị sốt vi-rút bội nhiễm đường hô hấp. Cháu về dùng thuốc 2 ngày nhưng vẫn ho nhiều và sốt cao hơn có lúc lên 40,5 độ, có ngày cháu sốt liên tục cả ngày đêm. Cháu lại đưa bé ra phòng khám Tai – Mũi – Họng gần nhà khám bác sĩ nội soi tai mũi họng không có bất thường nhưng phát hiện cháu bị áp xe răng có mủ, bác sĩ Răng – Hàm – Mặt trích mủ làm thuốc tủy cho cháu. Về nhà cháu có giảm thời gian sốt hơn rất nhiều nhưng vẫn sốt tầm 39 độ vào chiều tối và đêm. Hiện tại, cháu sốt 5 ngày, sổ mũi và ho rất nhiều không ăn uống, quấy khóc. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Bé đi khám và đã được bác sĩ chẩn đoán là sốt vi-rút rồi. Như vậy cháu cứ nên tiếp tục tuân thủ thuốc chữa trị của bác sĩ vì cháu mới cho bé dùng thuốc mới có 2 ngày. Cháu không nên quá lo lắng vì thông thường các biểu hiện của sốt vi-rút xuất hiện rất rầm rộ nhưng phải sau 3-5 ngày mới giảm dần và bé sẽ khỏe mạnh sau 7 ngày nếu không có các bội nhiễm đi kèm. Sốt vi-rút chưa có thuốc đặc hiệu và chủ yếu là chữa trị biểu hiện. Còn nếu sốt có viêm nhiễm đi kèm thì bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc kháng sinh cho bé.</p><p></p><p>Như vậy cháu nên tiếp tục cho bé uống theo đơn của bác sĩ. Sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước nên cháu cho bé uống thêm Oresol hoặc uống nhiều nước. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt, mũi bằng Natriclorit 0,9. Cho bé ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Nếu bé vẫn tiếp tục sốt thì cháu nên đưa bé đến khám lại ngay.</p><p></p><p>Chúc gia đình khỏe mạnh.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sốt vi-rút và rối loạn tiêu hóa nên ăn và dùng thuốc gì để mau khỏi?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu năm nay 18 tuổi, là nữ giới. Cháu bị sốt vi-rút và rối loạn tiêu hóa 3 ngày rồi nhưng dùng thuốc không có đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu nên ăn những gì và dùng thuốc gì để mau khỏi?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Cháu không mô tả biểu hiện bệnh nhưng như cháu nói thì hiện nay cháu đang bị sốt vi-rút và rối loạn tiêu hóa 3 ngày, cháu không nói rõ là cháu dùng thuốc gì? Có rất nhiều loại siêu vi khác nhau, và đặc trưng chung của sốt do siêu vi là: sốt cao đột ngột, thường kèm theo đau mỏi các cơ khớp, nhức đầu, mệt mỏi. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu không tăng. Trong bệnh nhiễm trùng do siêu vi gây nên thì kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Điều trị sốt do siêu vi chủ yếu là chữa trị biểu hiện (hạ sốt, giảm đau, bù nước…) và phòng chống các biến chứng.</p><p></p><p>Một số vi-rút có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như vi-rút Rota gây tiêu chảy cấp và có thể gây nguy hiểm nếu không được bù nước kịp thời. Một số vi-rút có thể gây nguy hiểm như vi-rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, vi-rút cúm gây viêm đường hô hấp cấp… Do vậy cháu không nên tự ý uống thuốc mà phải đi khám để bác sĩ kê đơn chữa trị. Bác sĩ giải đáp sức khỏe không thể kê đơn uống thuốc cho cháu được vì không thể kê đơn chữa trị cho cháu mà chỉ mô tả qua thư mà không khám bệnh.</p><p></p><p>Về chế độ ăn uống xin trả lời cháu là cháu nên ăn nhẹ, ăn lỏng, ăn thức ăn dễ hấp thu (ăn cháo là tốt nhất), cháu có thể uống thêm sữa để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Cháu nên ăn nhẹ, ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít một, tránh ăn nhiều một bữa. Cháu uống thêm nước sinh tố hoa quả để đảm bảo cung cấp vitamin và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Vết cắt amidan đau và bị sốt cao, có nguy cơ nhiễm vi-rút HPV không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ ạ!</p><p></p><p>Tôi vừa mới cắt amidan được hai tuần. Do lúc ra viện bạn gái có đến chăm sóc nên chúng tôi có quan hệ tình dục. Tôi không quan hệ bằng miệng nhưng có hôn bình thường. Mấy ngày nay tôi thấy ở vết cắt amidan đau hơn và có bị sốt cao nữa. Đi khám lại ở Bệnh viện 198 (tôi cắt a ở đấy). Thì bác sĩ cho đi xét nghiệm máu tổng hợp, bác sĩ bảo không bị nhiễm khuẩn, chẩn đoán do tôi uống lạnh hoặc bị cảm cúm gây viêm họng. Bác sĩ cho tôi hỏi nguy cơ tôi bị nhiễm vi-rút HPV có cao không ạ? Nếu bị thì chữa trị như nào ạ?</p><p></p><p>Tôi cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Quan hệ tình dục và sau khi cắt amidan không thấy mối liên quan đến nhau. Bạn chỉ bị nhiễm vi-rút HPV khi bạn gái bị nhiễm vi-rút HPV và bạn quan hệ bằng miệng trực tiếp với bộ phận sinh dục nữ, đồng thời sự lây này cũng ở tỉ lệ rất thấp.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nguy cơ bị nhiễm vi rút dại.</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi năm nay 28 tuổi, là nữ giới. Ngày 23/11 tôi sơ ý nên bị chó nghi dại cắn, tôi đã đi tiêm phòng vắc xin Abhayrab vào ngày 24/11, con chó bị chết vào ngày 28/11. Xin bác sĩ cho biết những người thân như chồng và con tôi sống cùng tôi nếu như ăn ở, sinh hoạt cùng nhau thì có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại không. Tôi cần làm gì để tránh nguy cơ lây nhiễm cho gia đình mình. Sau khi tiêm phòng, khoảng bao lâu sau tôi có thể có bầu và đẻ con được?</p><p></p><p>Tôi cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Sau khi bị chó nghi dại cắn bạn đã đi tiêm phòng sau 1 ngày, bạn cần tiếp tục tiêm đúng, đủ lịch tiêm chủng 5 mũi vắc xin để phòng bệnh. Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là hiếm gặp, ăn, ở, sống cùng không làm lây nhiễm bệnh; nguy cơ lây nhiễm xảy ra nếu nước bọt của người mắc bệnh dại tiếp xúc với vết thương hở. Sau khi tiêm vắc xin phòng dại có thể mang thai sau 1 tháng. Để cẩn thận hơn bạn nên có thai sau 3 tháng.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nguy cơ nhiễm vi rút từ vết thương hở?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Vừa rồi em đọc thông tin trên mạng có chuyên gia giải đáp nói rằng ở một vết xước nhỏ có chảy máu thì sau 6 tiếng tại vết xước đó đã sản sinh ra một lớp biểu bì đóng kín lại không cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào trong máu được mặc dù nhìn vết xước vẫn còn hở miệng như vậy có đúng không ạ? Cho em hỏi thêm em bị dao làm đứt tay tróc lớp da ngoại chảy máu ở ngón tay (vệt đứt nhỏ và sau bằng vết xước măng rô ở ngón tay). Vậy theo chuyên môn của bác sĩ sau khoảng 6 đến 7 ngày tại vết thương đó da lên da non và có ngăn chặn được vi rút vi khuẩn xâm nhập vào máu được không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ! Mong bác sĩ phân tích kĩ giúp em!</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Cấu trúc da bình thường gồm có 3 lớp theo thứ tự từ trên xuống, từ nông vào sâu là: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Lớp biểu bì không chứa mạch máu, biểu bì được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ lớp trung bì bên dưới. Chỉ có lớp trung bì và hạ bì là có mạch máu. Vì vậy khi tổn thương đã có chảy máu tức là phải có tổn thương sâu ít nhất đền lớp trung bì. Lớp thượng bì tính từ ngoài vào trong có các lớp tế bào cơ bản là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy (lớp tế bào mầm), lớp đáy là lớp sinh sản có vai trò đổi mới thượng bì (biểu bì). Lớp biểu bì gồm các tế bào biểu mô có đời sống trung bình trong điều kiện bình thường vào khoảng 3 tuần.</p><p></p><p>Mặt khác sinh lý quá trình lành vết thương diễn ra qua 4 giai đoạn: là giai đoạn viêm xung huyết, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Trong đó giai đoạn viêm xuất tiết diễn ra trong vòng 24- 48 giờ, giai đoạn biểu mô hóa là giai đoạn hình thành biểu mô che phủ lên vết thương, sự hình thành biểu mô phủ bắt đầu khi lớp tế bào đáy quanh bờ vết thương tăng sinh, đồng thời di chuyển từ hai bờ vết thương vào trung tâm và sẽ dừng lai khi hai bờ vết thương tiếp xúc với nhau, quá trình này trung bình kéo dài trong khoảng 48 giờ. Vì vậy nói sau 6 giờ mà vết xước có chảy máu đã sinh ra một lớp biểu bì “đóng kín” lại ngăn không cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào máu là chưa hoàn toàn chính xác một cách tuyệt đối vì vi khuẩn hoặc vi rút vẫn có thể có nguy cơ thâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở.</p><p></p><p>Tiếp theo giai đoạn biểu mô hóa là giai đoạn tăng sinh; bao gồm giai đoạn tạo collagen và phát triển mô hạt, quá trình phát triển mô hạt làm đầy vết thương, giai đoạn này kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Tiếp theo giai đoạn biểu mô hóa là giai đoạn tái tạo là giai đoạn cuối cùng của quá trình lành vết thương hoàn toàn. Thực tế thì quá trình liền vết thương còn phụ thuộc nhiều yếu tố, vết thương nhỏ liền nhanh hơn vết thương rộng. Vết thương sạch, không dập nát liền nhanh hơn vết thương dập nát… Vì vậy không thể nói chính xác được là vết thương nhỏ của em sau 6 – 7 ngày có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Nếu vết thương được chăm sóc đúng cách, không nhiễm khuẩn, vết thương nhỏ, dinh dưỡng tốt và đã lên da non thì có thể hạn chế được sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài vào cơ thể. Tốt nhất em nên đến cơ sở Y tế để kiểm tra nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39253, member: 11284"] Sốt virus rất dễ gặp phải ở cả trẻ em và cả người lớn. Chính vì vậy, bạn không thể bỏ qua những tư vấn của bác sĩ chuyên ngành dưới đây. [SIZE=5][B]Bé bị sốt vi-rút, sổ mũi và ho chữa trị thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Hiện tại cháu rất lo lắng về tình trạng của bé. Bé nhà cháu 3 tuổi, sốt kèm theo ho 1 ngày. Cháu đưa bé vào viện Nhi Trung ương khám bác sĩ cho làm xét nghiệm, nước tiểu, chụp X-quang và kết luận bị sốt vi-rút bội nhiễm đường hô hấp. Cháu về dùng thuốc 2 ngày nhưng vẫn ho nhiều và sốt cao hơn có lúc lên 40,5 độ, có ngày cháu sốt liên tục cả ngày đêm. Cháu lại đưa bé ra phòng khám Tai – Mũi – Họng gần nhà khám bác sĩ nội soi tai mũi họng không có bất thường nhưng phát hiện cháu bị áp xe răng có mủ, bác sĩ Răng – Hàm – Mặt trích mủ làm thuốc tủy cho cháu. Về nhà cháu có giảm thời gian sốt hơn rất nhiều nhưng vẫn sốt tầm 39 độ vào chiều tối và đêm. Hiện tại, cháu sốt 5 ngày, sổ mũi và ho rất nhiều không ăn uống, quấy khóc. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào cháu. Bé đi khám và đã được bác sĩ chẩn đoán là sốt vi-rút rồi. Như vậy cháu cứ nên tiếp tục tuân thủ thuốc chữa trị của bác sĩ vì cháu mới cho bé dùng thuốc mới có 2 ngày. Cháu không nên quá lo lắng vì thông thường các biểu hiện của sốt vi-rút xuất hiện rất rầm rộ nhưng phải sau 3-5 ngày mới giảm dần và bé sẽ khỏe mạnh sau 7 ngày nếu không có các bội nhiễm đi kèm. Sốt vi-rút chưa có thuốc đặc hiệu và chủ yếu là chữa trị biểu hiện. Còn nếu sốt có viêm nhiễm đi kèm thì bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc kháng sinh cho bé. Như vậy cháu nên tiếp tục cho bé uống theo đơn của bác sĩ. Sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước nên cháu cho bé uống thêm Oresol hoặc uống nhiều nước. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt, mũi bằng Natriclorit 0,9. Cho bé ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Nếu bé vẫn tiếp tục sốt thì cháu nên đưa bé đến khám lại ngay. Chúc gia đình khỏe mạnh. [SIZE=5][B]Sốt vi-rút và rối loạn tiêu hóa nên ăn và dùng thuốc gì để mau khỏi?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Cháu năm nay 18 tuổi, là nữ giới. Cháu bị sốt vi-rút và rối loạn tiêu hóa 3 ngày rồi nhưng dùng thuốc không có đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu nên ăn những gì và dùng thuốc gì để mau khỏi? Cháu cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Cháu không mô tả biểu hiện bệnh nhưng như cháu nói thì hiện nay cháu đang bị sốt vi-rút và rối loạn tiêu hóa 3 ngày, cháu không nói rõ là cháu dùng thuốc gì? Có rất nhiều loại siêu vi khác nhau, và đặc trưng chung của sốt do siêu vi là: sốt cao đột ngột, thường kèm theo đau mỏi các cơ khớp, nhức đầu, mệt mỏi. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu không tăng. Trong bệnh nhiễm trùng do siêu vi gây nên thì kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Điều trị sốt do siêu vi chủ yếu là chữa trị biểu hiện (hạ sốt, giảm đau, bù nước…) và phòng chống các biến chứng. Một số vi-rút có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như vi-rút Rota gây tiêu chảy cấp và có thể gây nguy hiểm nếu không được bù nước kịp thời. Một số vi-rút có thể gây nguy hiểm như vi-rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, vi-rút cúm gây viêm đường hô hấp cấp… Do vậy cháu không nên tự ý uống thuốc mà phải đi khám để bác sĩ kê đơn chữa trị. Bác sĩ giải đáp sức khỏe không thể kê đơn uống thuốc cho cháu được vì không thể kê đơn chữa trị cho cháu mà chỉ mô tả qua thư mà không khám bệnh. Về chế độ ăn uống xin trả lời cháu là cháu nên ăn nhẹ, ăn lỏng, ăn thức ăn dễ hấp thu (ăn cháo là tốt nhất), cháu có thể uống thêm sữa để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Cháu nên ăn nhẹ, ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít một, tránh ăn nhiều một bữa. Cháu uống thêm nước sinh tố hoa quả để đảm bảo cung cấp vitamin và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chúc cháu mau khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Vết cắt amidan đau và bị sốt cao, có nguy cơ nhiễm vi-rút HPV không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ ạ! Tôi vừa mới cắt amidan được hai tuần. Do lúc ra viện bạn gái có đến chăm sóc nên chúng tôi có quan hệ tình dục. Tôi không quan hệ bằng miệng nhưng có hôn bình thường. Mấy ngày nay tôi thấy ở vết cắt amidan đau hơn và có bị sốt cao nữa. Đi khám lại ở Bệnh viện 198 (tôi cắt a ở đấy). Thì bác sĩ cho đi xét nghiệm máu tổng hợp, bác sĩ bảo không bị nhiễm khuẩn, chẩn đoán do tôi uống lạnh hoặc bị cảm cúm gây viêm họng. Bác sĩ cho tôi hỏi nguy cơ tôi bị nhiễm vi-rút HPV có cao không ạ? Nếu bị thì chữa trị như nào ạ? Tôi cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn! Quan hệ tình dục và sau khi cắt amidan không thấy mối liên quan đến nhau. Bạn chỉ bị nhiễm vi-rút HPV khi bạn gái bị nhiễm vi-rút HPV và bạn quan hệ bằng miệng trực tiếp với bộ phận sinh dục nữ, đồng thời sự lây này cũng ở tỉ lệ rất thấp. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Nguy cơ bị nhiễm vi rút dại.[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 28 tuổi, là nữ giới. Ngày 23/11 tôi sơ ý nên bị chó nghi dại cắn, tôi đã đi tiêm phòng vắc xin Abhayrab vào ngày 24/11, con chó bị chết vào ngày 28/11. Xin bác sĩ cho biết những người thân như chồng và con tôi sống cùng tôi nếu như ăn ở, sinh hoạt cùng nhau thì có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại không. Tôi cần làm gì để tránh nguy cơ lây nhiễm cho gia đình mình. Sau khi tiêm phòng, khoảng bao lâu sau tôi có thể có bầu và đẻ con được? Tôi cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào bạn. Sau khi bị chó nghi dại cắn bạn đã đi tiêm phòng sau 1 ngày, bạn cần tiếp tục tiêm đúng, đủ lịch tiêm chủng 5 mũi vắc xin để phòng bệnh. Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là hiếm gặp, ăn, ở, sống cùng không làm lây nhiễm bệnh; nguy cơ lây nhiễm xảy ra nếu nước bọt của người mắc bệnh dại tiếp xúc với vết thương hở. Sau khi tiêm vắc xin phòng dại có thể mang thai sau 1 tháng. Để cẩn thận hơn bạn nên có thai sau 3 tháng. Chúc bạn mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Nguy cơ nhiễm vi rút từ vết thương hở?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Vừa rồi em đọc thông tin trên mạng có chuyên gia giải đáp nói rằng ở một vết xước nhỏ có chảy máu thì sau 6 tiếng tại vết xước đó đã sản sinh ra một lớp biểu bì đóng kín lại không cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào trong máu được mặc dù nhìn vết xước vẫn còn hở miệng như vậy có đúng không ạ? Cho em hỏi thêm em bị dao làm đứt tay tróc lớp da ngoại chảy máu ở ngón tay (vệt đứt nhỏ và sau bằng vết xước măng rô ở ngón tay). Vậy theo chuyên môn của bác sĩ sau khoảng 6 đến 7 ngày tại vết thương đó da lên da non và có ngăn chặn được vi rút vi khuẩn xâm nhập vào máu được không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ! Mong bác sĩ phân tích kĩ giúp em! Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Cấu trúc da bình thường gồm có 3 lớp theo thứ tự từ trên xuống, từ nông vào sâu là: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Lớp biểu bì không chứa mạch máu, biểu bì được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ lớp trung bì bên dưới. Chỉ có lớp trung bì và hạ bì là có mạch máu. Vì vậy khi tổn thương đã có chảy máu tức là phải có tổn thương sâu ít nhất đền lớp trung bì. Lớp thượng bì tính từ ngoài vào trong có các lớp tế bào cơ bản là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy (lớp tế bào mầm), lớp đáy là lớp sinh sản có vai trò đổi mới thượng bì (biểu bì). Lớp biểu bì gồm các tế bào biểu mô có đời sống trung bình trong điều kiện bình thường vào khoảng 3 tuần. Mặt khác sinh lý quá trình lành vết thương diễn ra qua 4 giai đoạn: là giai đoạn viêm xung huyết, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Trong đó giai đoạn viêm xuất tiết diễn ra trong vòng 24- 48 giờ, giai đoạn biểu mô hóa là giai đoạn hình thành biểu mô che phủ lên vết thương, sự hình thành biểu mô phủ bắt đầu khi lớp tế bào đáy quanh bờ vết thương tăng sinh, đồng thời di chuyển từ hai bờ vết thương vào trung tâm và sẽ dừng lai khi hai bờ vết thương tiếp xúc với nhau, quá trình này trung bình kéo dài trong khoảng 48 giờ. Vì vậy nói sau 6 giờ mà vết xước có chảy máu đã sinh ra một lớp biểu bì “đóng kín” lại ngăn không cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào máu là chưa hoàn toàn chính xác một cách tuyệt đối vì vi khuẩn hoặc vi rút vẫn có thể có nguy cơ thâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở. Tiếp theo giai đoạn biểu mô hóa là giai đoạn tăng sinh; bao gồm giai đoạn tạo collagen và phát triển mô hạt, quá trình phát triển mô hạt làm đầy vết thương, giai đoạn này kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Tiếp theo giai đoạn biểu mô hóa là giai đoạn tái tạo là giai đoạn cuối cùng của quá trình lành vết thương hoàn toàn. Thực tế thì quá trình liền vết thương còn phụ thuộc nhiều yếu tố, vết thương nhỏ liền nhanh hơn vết thương rộng. Vết thương sạch, không dập nát liền nhanh hơn vết thương dập nát… Vì vậy không thể nói chính xác được là vết thương nhỏ của em sau 6 – 7 ngày có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Nếu vết thương được chăm sóc đúng cách, không nhiễm khuẩn, vết thương nhỏ, dinh dưỡng tốt và đã lên da non thì có thể hạn chế được sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài vào cơ thể. Tốt nhất em nên đến cơ sở Y tế để kiểm tra nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút. Chúc em mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tổng hợp những tư vấn của bác sĩ về bệnh sốt virus
Top
Dưới