Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
8 cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39409, member: 11284"]</p><p>Răng khôn khi mọc thường gây đau nhức dai dẳng và khó chịu. Vậy làm thế nào để đẩy lùi và giảm bớt cơn đau này?</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chà bác sĩ.</p><p></p><p>Em mọc răng khôn lâu lâu nó lại đau, có mủ trắng và sưng nữa. Lúc đó có cách nào giảm đau nhanh và hiệu quả không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Triệu chứng đau có thể do mọc răng, cũng có thể do viêm nha chu, nhiều khả năng có viêm nha chu có mủ. Do đó việc uống thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời. Để chữa trị dứt điểm em cần đi khám Nha sĩ, xác định lí do và chữa trị. Em cũng cần chụp X-quang để xem răng có mọc lệch hay không. Em cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị nhiễm khuẩn. Sau khi khám tìm lí do, bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị cụ thể.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau đầu có phải do răng khôn mọc lệch?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Mấy hôm gần đây tôi hay bị đau nửa đầu bên phải, hàm bên phải bị tê do tôi đang mọc răng khôn. Bác sĩ cho tôi hỏi có phải răng khôn của tôi mọc lệch chèn lên dây thần kinh nên mới bị như thế không ạ?</p><p></p><p>Tôi cảm ơn nhiều ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Thông thường khi răng khôn mọc sẽ gây sưng lợi và gây đau. Nếu răng đã nhú lên thì bạn có thể soi gương sẽ biết răng mọc lệch hay không, còn nếu răng chưa nhú lên thì phải chụp Xquang mới biết được chính xác. Có vô số các yếu tố gây kích hoạt cơn đau nửa đầu, bao gồm: căng thẳng, chế độ ăn uống, cân nặng, biến đổi thời tiết, bệnh lý và thậm chí là sự thay đổi nồng độ hormone. Song đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Serotonin đóng vai trò chìa khoá trong cơn đau nửa đầu.</p><p></p><p>Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, hay “hóa chất thông tin” giúp truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh được mệnh danh là “sứ giả hạnh phúc”. Serotonin chịu trách nhiệm cho việc duy trì cân bằng cảm xúc và tinh thần. Nó giúp kiểm soát tình khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, sự tiêu hoá, cũng như sự co dãn mạch máu. Sự thiếu hụt hormone này có thể dẫn đến sự lo âu và trầm cảm. Những nghiên cứu gần đây khẳng định Serotonin là một chất vận chuyển tiềm năng trong bệnh đau nửa đầu. Nồng độ Serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co dãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu. Vì vậy, có một số biện pháp bạn có thể áp dụng để làm tăng nồng độ chất này:</p><p></p><p>– Tăng thực phẩm giàu chất Tryptophan và vitamin B6 như: trứng, cá, đậu, gà, bơ, rau bina…</p><p></p><p>– Hãy dành nhiều thời gian ở ngoài trời: Các nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ bên ngoài có nhiều ánh sáng tự nhiên là một cách tuyệt vời để tăng cường sản xuất Serotonin tự nhiên trong cơ thể.</p><p></p><p>– Giải toả căng thẳng: Làm những gì bạn yêu thích thường xuyên hơn sẽ giúp giải toả căng thẳng nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy cải thiện tâm trạng có tương quan với mức độ Serotonin cao trong máu. Nồng độ Serotonin ổn định giúp tâm trạng tốt hơn, trong khi tâm trạng và tinh thần tốt góp phần vào sản xuất Serotonin nhiều hơn.</p><p></p><p>Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà cơn đau đầu không có dấu hiệu cải thiện hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện như buồn nôn, nôn, mờ mắt…thì bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Thần kinh để tìm căn nguyên chính xác gây bệnh nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sưng mặt sau khi nhổ răng khôn 1 ngày phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Ltbn</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em nhổ răng khôn cả hàm trên và hàm dưới. Hàm trên do mọc lệch và hàm dưới do mọc ngang trong xương hàm. Sau khi nhổ được 2 ngày thì phần mặt bên nhổ răng bị sưng. Mặc dù em có dùng thuốc theo toa và chườm đá lạnh. Tuy nhiên, không có cảm giác đau gì. Vậy trường hợp của em có gì bất thường không và em có cần lên bệnh viện để khám không ạ? Mong nhận được giải đáp của bác sĩ.</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Sưng sau nhổ răng khôn là tình trạng rất bình thường. Mức độ sưng tùy thuộc vào độ khó của ca mổ. Chườm đá lạnh là một biện pháp rất hiệu quả vừa giúp giảm sưng vừa có thể giúp bạn giảm đau. Đơn thuốc bác sĩ kê cho bạn thường gồm các thuốc như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… Có thể do chườm đá và do uống thuốc giảm đau mà tình trạng đau đớn của bạn có thể chịu được. Bạn không nên quá lo lắng.</p><p></p><p>Tuy nhiên bạn cần quay lại bệnh viện khám khi có một trong những tình trạng sau:</p><p></p><p>Chảy máu: Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh, không sử dụng các thực phẩm chứa cồn, không súc miệng bằng nước muối, không đưa lưỡi vào vị trí vừa nhổ răng, không khạc nhổ hay sử dụng bất cứ vật gì để chọc vào ổ nhổ răng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong thời gian dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ đến có biện pháp khắc phục kịp thời.</p><p></p><p>Viêm ổ răng: tình trạng này rất dễ xảy ra và chưa xác định rõ lí do.</p><p></p><p>Bạn cần khám và dùng thuốc theo đơn.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm lành bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Mổ răng khôn được 3 tuần và 3 ngày nay bị đau, sưng</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: jenny94</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em vừa nhổ răng khôn hàm dưới bên trái được 3 tuần, mặc dù vẫn còn hơi đau 1 chút nhưng em vẫn cảm thấy bình thường nhưng 3 ngày nay em cảm thấy hàm ở khu mổ đau nhức, từ ngoài nhìn thấy phần má bên đó hơi bị sưng, nói chuyện lâu thì thấy đau hơn. Em không bị sốt, nướu em đã lành, ấn vào nướu không đau. Em rất lo mình bị di chứng sau khi mổ răng, mong bác sĩ tư vấn giúp em.</p><p></p><p>Em xin cám ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Qua thông tin em mô tả, em đã nhổ răng khôn được 3 tuần, không sốt và phần nướu lợi đã lành, nhưng điều em quan tâm là vùng hàm gần khu vực răng bị nhổ đau. Như vậy, chưa thể kết luận được rằng có phải do biến chứng của nhổ răng hay không vì có thể có nhiều lí do gây nên hiện tượng đau như vậy.</p><p></p><p>Do đó, trước hết em cần lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh ăn đồ rắn, cứng, đồ quá lạnh hoặc quá nóng và không nên ấn, nắn vào vùng đau, có thể đau nhức sẽ giảm dần và khỏi. Ngoài ra, để xác định rõ lí do gây đau và loại trừ lo lắng, em nên tới khám lại tại cơ sở chuyên khoa Răng Hàm Mặt để có khắc phục thích hợp.</p><p></p><p>Chúc em vui khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị đau ở vùng hàm dưới phía cuối hàm là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Mấy hôm qua em cứ bị đau ở vùng cuối răng, ở hàm dưới phía cuối (hình như vùng thịt). Cho em hỏi tại sao và cách điều trị với ạ?</p><p></p><p>Em xin cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Em không nói rõ em năm nay bao nhiêu tuổi. Em đã mọc răng khôn chưa? Răng khôn là chiếc răng hàm lớn thứ ba bao gồm răng trong cùng của các hàm dưới và hàm trên, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25.</p><p></p><p>Khi mọc răng khôn, em có thể gặp một số rắc rối sau:</p><p></p><p>Viêm túi vành bao quanh răng làm người bệnh cảm thấy đau đớn, khó mở miệng, khó nói, lợi sưng lên và khi hai hàm răng chạm vào nhau sẽ làm cho đau dữ dội, có thể gây sốt. Viêm lợi, triệu chứng là lợi rất đỏ, nhất là vị trí răng mọc lên, rất đau khi đánh răng. Viêm họng cũng thường xảy ra khi răng khôn mọc. Viêm tấy và có áp xe: Những tình huống răng khôn hàm dưới mọc xiên lệch đâm vào răng bên cạnh, đâm vào má và sưng tấy nhiều vùng lợi nơi mọc lên rất có thể sẽ làm sưng tấy các vị trí trong miệng quanh răng khôn và có thể hình thành áp xe nếu không thấy các biện pháp xử trí.</p><p></p><p>Em cần sờ vào vùng lợi đau xem có khối cứng nào không. Nếu đúng là mọc răng khôn thì chỉ cần can thiệp khi bị sốt cao, viêm tấy dẫn đến khó ăn, nói, há miệng, áp xe. Để đề phòng những tình huống này xảy ra em cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngậm nước muối thường xuyên. Trong tình huống em đã mọc răng khôn thì có thể hiện tượng đau là do bị viêm lợi. Em vẫn cần giữ vệ sinh sạch sẽ như trên, theo dõi và đi khám bác sĩ khi có triệu chứng nặng.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39409, member: 11284"] Răng khôn khi mọc thường gây đau nhức dai dẳng và khó chịu. Vậy làm thế nào để đẩy lùi và giảm bớt cơn đau này? [SIZE=5][B]Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chà bác sĩ. Em mọc răng khôn lâu lâu nó lại đau, có mủ trắng và sưng nữa. Lúc đó có cách nào giảm đau nhanh và hiệu quả không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em. Triệu chứng đau có thể do mọc răng, cũng có thể do viêm nha chu, nhiều khả năng có viêm nha chu có mủ. Do đó việc uống thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời. Để chữa trị dứt điểm em cần đi khám Nha sĩ, xác định lí do và chữa trị. Em cũng cần chụp X-quang để xem răng có mọc lệch hay không. Em cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị nhiễm khuẩn. Sau khi khám tìm lí do, bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị cụ thể. Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đau đầu có phải do răng khôn mọc lệch?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Mấy hôm gần đây tôi hay bị đau nửa đầu bên phải, hàm bên phải bị tê do tôi đang mọc răng khôn. Bác sĩ cho tôi hỏi có phải răng khôn của tôi mọc lệch chèn lên dây thần kinh nên mới bị như thế không ạ? Tôi cảm ơn nhiều ạ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Thông thường khi răng khôn mọc sẽ gây sưng lợi và gây đau. Nếu răng đã nhú lên thì bạn có thể soi gương sẽ biết răng mọc lệch hay không, còn nếu răng chưa nhú lên thì phải chụp Xquang mới biết được chính xác. Có vô số các yếu tố gây kích hoạt cơn đau nửa đầu, bao gồm: căng thẳng, chế độ ăn uống, cân nặng, biến đổi thời tiết, bệnh lý và thậm chí là sự thay đổi nồng độ hormone. Song đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Serotonin đóng vai trò chìa khoá trong cơn đau nửa đầu. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, hay “hóa chất thông tin” giúp truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh được mệnh danh là “sứ giả hạnh phúc”. Serotonin chịu trách nhiệm cho việc duy trì cân bằng cảm xúc và tinh thần. Nó giúp kiểm soát tình khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, sự tiêu hoá, cũng như sự co dãn mạch máu. Sự thiếu hụt hormone này có thể dẫn đến sự lo âu và trầm cảm. Những nghiên cứu gần đây khẳng định Serotonin là một chất vận chuyển tiềm năng trong bệnh đau nửa đầu. Nồng độ Serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co dãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu. Vì vậy, có một số biện pháp bạn có thể áp dụng để làm tăng nồng độ chất này: – Tăng thực phẩm giàu chất Tryptophan và vitamin B6 như: trứng, cá, đậu, gà, bơ, rau bina… – Hãy dành nhiều thời gian ở ngoài trời: Các nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ bên ngoài có nhiều ánh sáng tự nhiên là một cách tuyệt vời để tăng cường sản xuất Serotonin tự nhiên trong cơ thể. – Giải toả căng thẳng: Làm những gì bạn yêu thích thường xuyên hơn sẽ giúp giải toả căng thẳng nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy cải thiện tâm trạng có tương quan với mức độ Serotonin cao trong máu. Nồng độ Serotonin ổn định giúp tâm trạng tốt hơn, trong khi tâm trạng và tinh thần tốt góp phần vào sản xuất Serotonin nhiều hơn. Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà cơn đau đầu không có dấu hiệu cải thiện hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện như buồn nôn, nôn, mờ mắt…thì bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Thần kinh để tìm căn nguyên chính xác gây bệnh nhé. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Sưng mặt sau khi nhổ răng khôn 1 ngày phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Ltbn Chào bác sĩ. Em nhổ răng khôn cả hàm trên và hàm dưới. Hàm trên do mọc lệch và hàm dưới do mọc ngang trong xương hàm. Sau khi nhổ được 2 ngày thì phần mặt bên nhổ răng bị sưng. Mặc dù em có dùng thuốc theo toa và chườm đá lạnh. Tuy nhiên, không có cảm giác đau gì. Vậy trường hợp của em có gì bất thường không và em có cần lên bệnh viện để khám không ạ? Mong nhận được giải đáp của bác sĩ. Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Sưng sau nhổ răng khôn là tình trạng rất bình thường. Mức độ sưng tùy thuộc vào độ khó của ca mổ. Chườm đá lạnh là một biện pháp rất hiệu quả vừa giúp giảm sưng vừa có thể giúp bạn giảm đau. Đơn thuốc bác sĩ kê cho bạn thường gồm các thuốc như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… Có thể do chườm đá và do uống thuốc giảm đau mà tình trạng đau đớn của bạn có thể chịu được. Bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên bạn cần quay lại bệnh viện khám khi có một trong những tình trạng sau: Chảy máu: Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh, không sử dụng các thực phẩm chứa cồn, không súc miệng bằng nước muối, không đưa lưỡi vào vị trí vừa nhổ răng, không khạc nhổ hay sử dụng bất cứ vật gì để chọc vào ổ nhổ răng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong thời gian dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ đến có biện pháp khắc phục kịp thời. Viêm ổ răng: tình trạng này rất dễ xảy ra và chưa xác định rõ lí do. Bạn cần khám và dùng thuốc theo đơn. Chúc bạn sớm lành bệnh! [SIZE=5][B]Mổ răng khôn được 3 tuần và 3 ngày nay bị đau, sưng[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: jenny94 Chào bác sĩ. Em vừa nhổ răng khôn hàm dưới bên trái được 3 tuần, mặc dù vẫn còn hơi đau 1 chút nhưng em vẫn cảm thấy bình thường nhưng 3 ngày nay em cảm thấy hàm ở khu mổ đau nhức, từ ngoài nhìn thấy phần má bên đó hơi bị sưng, nói chuyện lâu thì thấy đau hơn. Em không bị sốt, nướu em đã lành, ấn vào nướu không đau. Em rất lo mình bị di chứng sau khi mổ răng, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cám ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào em! Qua thông tin em mô tả, em đã nhổ răng khôn được 3 tuần, không sốt và phần nướu lợi đã lành, nhưng điều em quan tâm là vùng hàm gần khu vực răng bị nhổ đau. Như vậy, chưa thể kết luận được rằng có phải do biến chứng của nhổ răng hay không vì có thể có nhiều lí do gây nên hiện tượng đau như vậy. Do đó, trước hết em cần lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh ăn đồ rắn, cứng, đồ quá lạnh hoặc quá nóng và không nên ấn, nắn vào vùng đau, có thể đau nhức sẽ giảm dần và khỏi. Ngoài ra, để xác định rõ lí do gây đau và loại trừ lo lắng, em nên tới khám lại tại cơ sở chuyên khoa Răng Hàm Mặt để có khắc phục thích hợp. Chúc em vui khỏe! [SIZE=5][B]Bị đau ở vùng hàm dưới phía cuối hàm là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ. Mấy hôm qua em cứ bị đau ở vùng cuối răng, ở hàm dưới phía cuối (hình như vùng thịt). Cho em hỏi tại sao và cách điều trị với ạ? Em xin cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào em. Em không nói rõ em năm nay bao nhiêu tuổi. Em đã mọc răng khôn chưa? Răng khôn là chiếc răng hàm lớn thứ ba bao gồm răng trong cùng của các hàm dưới và hàm trên, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25. Khi mọc răng khôn, em có thể gặp một số rắc rối sau: Viêm túi vành bao quanh răng làm người bệnh cảm thấy đau đớn, khó mở miệng, khó nói, lợi sưng lên và khi hai hàm răng chạm vào nhau sẽ làm cho đau dữ dội, có thể gây sốt. Viêm lợi, triệu chứng là lợi rất đỏ, nhất là vị trí răng mọc lên, rất đau khi đánh răng. Viêm họng cũng thường xảy ra khi răng khôn mọc. Viêm tấy và có áp xe: Những tình huống răng khôn hàm dưới mọc xiên lệch đâm vào răng bên cạnh, đâm vào má và sưng tấy nhiều vùng lợi nơi mọc lên rất có thể sẽ làm sưng tấy các vị trí trong miệng quanh răng khôn và có thể hình thành áp xe nếu không thấy các biện pháp xử trí. Em cần sờ vào vùng lợi đau xem có khối cứng nào không. Nếu đúng là mọc răng khôn thì chỉ cần can thiệp khi bị sốt cao, viêm tấy dẫn đến khó ăn, nói, há miệng, áp xe. Để đề phòng những tình huống này xảy ra em cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngậm nước muối thường xuyên. Trong tình huống em đã mọc răng khôn thì có thể hiện tượng đau là do bị viêm lợi. Em vẫn cần giữ vệ sinh sạch sẽ như trên, theo dõi và đi khám bác sĩ khi có triệu chứng nặng. Chúc em mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
8 cách giảm đau khi mọc răng khôn
Top
Dưới