Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Còi xương ở trẻ: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất!
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39414, member: 11284"]</p><p>Còi xương là hiện tượng trẻ kém phát triển về thể chất, gầy gò và kém sức sống. Đây là một trong những hiện tượng khiến rất nhiều bố mẹ đau đầu và lo lắng.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chữa bệnh còi xương ở trẻ như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: phuchang</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con gái em được 5 tháng. Lúc mới sinh cháu hay nôn trớ, nấc cục, đổ mồ hôi gáy nhiều, chân bé hơi cong vòng kiềng, tóc bị rụng hình vành khăn, đầu dẹp. Đây là những dấu hiệu bệnh còi xương nhưng do không kinh nghiệm nên em không biết làm sao để chữa trị cho bé. Đến hơn 2 tháng, bé bị cảm, lúc đó em có hỏi thuốc bổ sung cho bé thì được bác sĩ kê cho bé uống 1 giọt vitamin D3 mỗi ngày. Từ đó em thấy bé có vẻ đỡ hơn, không nấc cục và ít trớ hẳn nhưng bé vẫn đổ mồ hôi nhiều và chân hơi cong. Em muốn trị dứt điểm cho bé thì phải làm sao?</p><p></p><p>Em xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Con bạn có triệu chứng của bệnh còi xương mà lí do là do thiếu canxi. Canxi chiếm 1,5% – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Khi thiếu canxi, trẻ bị còi xương, răng không đều, chất lượng răng kém và bị sâu răng.</p><p></p><p>Những triệu chứng thường gặp ở bệnh còi xương: trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt. Lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương nặng.</p><p></p><p>Những dấu hiệu của con bạn chỉ là dấu hiệu của bệnh còi xương nhẹ, chỉ cần bổ sung vitamin D một đợt, các biểu hiện sẽ giảm dần. Vitamin D là chất dẫn truyền canxi, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất. Nếu cháu bú mẹ, bạn chỉ cần tăng cường canxi trong chế độ ăn của bạn. Sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất cho bé. Khi bé trên 6 tháng, nếu cho bé ăn dặm, có thể bổ sung canxi cho cơ thể bé thông qua bữa ăn hằng ngày. Các loại rau xanh như bắp cải, cần tây… hay hải sản đều có lượng canxi cao, rất tốt cho cơ thể bé. Bạn cũng có thể cho bé ăn phô mai, sữa chua hoặc uống các loại sữa công thức để bổ sung thêm canxi cho bé.</p><p></p><p>Còn hiện tượng chân cháu hơi cong thì bạn không nên lo lắng vì phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý và không cần xoa bóp, ảnh hưởng gì. Cho đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.</p><p></p><p>Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Trẻ ngủ hay giật mình, nôn trớ, khóc đêm, tóc rụng vành khăn có phải còi xương?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Con em được 8 tháng. Em sinh thường bé gái 2.9 kg. 8 tháng đầu bé lên trung bình 7,8 lạng/tháng, đến tháng 8 thì không lên. Được 2 tuần tới giờ bé khóc đêm nhiều, ngủ hay giật mình uốn éo, nôn trớ, tóc rụng vành khăn chưa rõ lắm. Ban ngày cũng ngủ ít cũng hay giật mình, ngủ hay trằn trọc và khó ngủ, đổ mồ hôi trộm mồ hôi trán nhiều. Em mới cho bé uống vitamin D3 ngày 1 giọt, phơi nắng 10 phút/ngày thì có tác dụng gì không? Con em như vậy có phải bị còi xương không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Bé nhà bạn đang có triệu chứng còi xương giai đoạn đầu. Nguyên nhân còi xương ở trẻ độ tuổi này thường do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoóc-môn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh.</p><p></p><p>Do hiện tượng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động. Vì vậy việc bạn bổ sung vitamin D3 và cho bé phơi nắng là cần thiết cho bé trong lúc này.</p><p></p><p>Ngoài ra bạn có thể bổ sung canxi cho con từ nguồn sữa mẹ (nếu bé còn bú mẹ). Chế độ ăn của bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa. Nếu bé đã ăn dặm thì có thể cho bé ăn tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Bé có thể uống thêm sữa công thức nếu bạn không đủ sữa.</p><p></p><p>Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Khám còi xương ở bệnh viện nào là tốt?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyễn Quỳnh</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu có đứa cháu gái vừa tròn một tuổi cũng có các triệu chứng như mọc răng chậm hiện tại bé mới mọc hai răng cửa của hàm dưới, thóp rộng và đặc biệt là chưa biết đứng, hiện cận nặng của bé là 7kg. Do bé nhẹ cân và mọc răng muộn nên ba má cháu nghĩ do cháu thiếu canxi và đưa cháu đến bệnh viện Medlatic để xét nghiệm canxi trong máu nhưng hàm lượng canxi trong máu của cháu bình thường, khi đọc bài giải đáp này của bác sĩ, cháu nghĩ rằng bé gái nhà anh chị cháu cần phải đi khám còi xương nhưng cháu cũng như anh chị cháu không biết nên đưa bé đi khám ở bệnh viện nào (cháu ở Sơn La). Vậy cháu mong bác tư vẫn cho cháu nên đưa bé đi khám còi xương ở bệnh viện nào, nếu bé bị còi xương thì cần chăm sóc về chế độ dinh dưỡng như thế nào?</p><p></p><p>Cháu xin cám ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Các dấu hiện của bạn mô tả là triệu chứng của bệnh còi xương, bạn nên cho bé đi khám bệnh để đưa ra chuẩn đoán chính xác về bệnh. Các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương đều có thể khám và chữa được bệnh này. Bạn cần phân biệt giữa bệnh còi xương và thiếu canxi.</p><p></p><p>Thiếu canxi cấp tính tức là nồng độ canxi trong máu nhất thời giảm dưới mức bình thường, các dấu hiệu xuất hiện là chuột rút hoặc co cứng cơ khi vận động nhiều. Thiếu canxi mãn tính thường không xảy ra mà chỉ có tình trạng cung cấp canxi không đủ theo nhu cầu của cơ thể.</p><p></p><p>Nồng độ canxi trong máu được duy trì hằng định thông qua các cơ chế sinh học, nếu sự cung cấp canxi không đủ, cơ thể phải huy động nguồn dự trữ trong xương ra để duy trì nồng độ can trong máu luôn hằng định, quá trình này nếu kéo dài thường dẫn đến loãng xương ở người trưởng thành và còi xương ở trẻ em. Vì vậy, việc xét nghiệm nồng độ canxi trong máu thường vẫn là bình thường mặc dù trẻ vẫn ở tình trạng cung cấp canxi không đủ</p><p></p><p>Về chữa trị còi xương cần:</p><p></p><p>Tắm nắng cho trẻ, ngày 2 lần mỗi lần 15-20 phút vào thời điểm sáng sớm còn nắng nhẹ và chiều tối khi dịu mát Thuốc Calcium Corbiere, ống 5ml gồm có: 0.55g. Calci glucoheptonat, 0.05g Vitamin C, 0.025g. Vitamin PP Trẻ em: 1-2 ống/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa. Thời gian uống không nên duy trì dài quá 2 tháng. Vì: Thừa canxi gây sỏi thận mạn tính, canxi hóa động mạch… Thuốc Aquadetrim Vitamin D3 có: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml khoảng 30 giọt). Chế độ ăn uống cần tăng cường các thực phầm giầu canxi.</p><p></p><p>Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Còi xương cần làm những xét nghiệm gì</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào Bác sĩ!</p><p></p><p>Em ở Gia Lai. Cho em hỏi để biết bé có bị còi xương hay không thì nên xét nghiệm những gì? Nên đi khám ở đâu và có mất nhiều thời gian không? Em xin cảm ơn Bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Cần phân biệt rõ bệnh còi xương và tình trạng suy dinh dưỡng, không gộp chung hai bệnh này là một. Nhiều người thấy trẻ thấp bé gầy còm ốm yếu, các chỉ tiêu phát triển không đạt yêu cầu là cho là trẻ bị còi xương, nhiều bà mẹ cho rằng trẻ suy dinh dưỡng thì mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm như “con mình” thì không thể còi xương được. Điều này không đúng, vì nhiều trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương.</p><p></p><p>Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D xương phát triển không theo kịp nhu cầu lớn của cơ thể. Cách phát hiện trẻ bị còi xương: Không phải là cứ đưa bé đi xét nghiệm là biết ngay trẻ có bị còi xương hay không? Vì không thấy xét nghiệm nào đặc hiệu chứng minh vấn đề này. Việc xác định bệnh chỉ tiến hành khi trên lâm sàng thấy có triệu chứng còi xương bằng cách chụp X quang xương: Chụp X quang xương dài thấy: các điểm cốt hóa xuất hiện chậm; có dấu hiệu loãng xương, đầu to bè, đường cốt hóa nham nhở và lõm (hình càng cua); đôi khi có hình ảnh gãy xương; ở phim chụp lồng ngực có hình ảnh “nút chai” tại chỗ tiếp nối xương sườn và sụn sườn. Các biến đổi sinh hóa không đặc hiệu ở máu: lượng canxi phần lớn ở giới hạn bình thường, nhưng đôi khi có thể giảm; photpho thường giảm. Do đó tích số Howland Kramer (canxi x photpho) thường giảm dưới 3000; photphataza kiềm tăng cao; trong giai đoạn tiến triển của bệnh, máu có tình trạng nhiễm toan nhẹ; biến đổi sinh hóa nước tiểu: canxi niệu giảm và axit amin niệu tăng. Các xét nghiệm huyết học trên không kết luận được bệnh còi xương . Vì vậy việc phát hiện còi xương chủ yếu dựa vào các triệu chứng sau, và nếu cần thiết thì củng cố thêm chẩn đoán bằng các dấu hiệu X quang. Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là:</p><p></p><p>– Trẻ hay khuấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn )</p><p></p><p>– Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.</p><p></p><p>– Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi , lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.</p><p></p><p>– Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại. Tóm lại bạn cần hiểu :</p><p></p><p> + Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.</p><p></p><p> + Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường, việc cung cấp không đủ dẫn đến xương phát triển chậm hơn sự lớn lên của cơ thể.</p><p></p><p> + Bạn cho con đi khám còi xương khi thấy có những triệu chứng như trên.</p><p></p><p>Chúc bạn nuôi con khỏe mạnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39414, member: 11284"] Còi xương là hiện tượng trẻ kém phát triển về thể chất, gầy gò và kém sức sống. Đây là một trong những hiện tượng khiến rất nhiều bố mẹ đau đầu và lo lắng. [SIZE=5][B]Chữa bệnh còi xương ở trẻ như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: phuchang Chào bác sĩ. Con gái em được 5 tháng. Lúc mới sinh cháu hay nôn trớ, nấc cục, đổ mồ hôi gáy nhiều, chân bé hơi cong vòng kiềng, tóc bị rụng hình vành khăn, đầu dẹp. Đây là những dấu hiệu bệnh còi xương nhưng do không kinh nghiệm nên em không biết làm sao để chữa trị cho bé. Đến hơn 2 tháng, bé bị cảm, lúc đó em có hỏi thuốc bổ sung cho bé thì được bác sĩ kê cho bé uống 1 giọt vitamin D3 mỗi ngày. Từ đó em thấy bé có vẻ đỡ hơn, không nấc cục và ít trớ hẳn nhưng bé vẫn đổ mồ hôi nhiều và chân hơi cong. Em muốn trị dứt điểm cho bé thì phải làm sao? Em xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn. Con bạn có triệu chứng của bệnh còi xương mà lí do là do thiếu canxi. Canxi chiếm 1,5% – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Khi thiếu canxi, trẻ bị còi xương, răng không đều, chất lượng răng kém và bị sâu răng. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh còi xương: trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt. Lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương nặng. Những dấu hiệu của con bạn chỉ là dấu hiệu của bệnh còi xương nhẹ, chỉ cần bổ sung vitamin D một đợt, các biểu hiện sẽ giảm dần. Vitamin D là chất dẫn truyền canxi, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất. Nếu cháu bú mẹ, bạn chỉ cần tăng cường canxi trong chế độ ăn của bạn. Sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất cho bé. Khi bé trên 6 tháng, nếu cho bé ăn dặm, có thể bổ sung canxi cho cơ thể bé thông qua bữa ăn hằng ngày. Các loại rau xanh như bắp cải, cần tây… hay hải sản đều có lượng canxi cao, rất tốt cho cơ thể bé. Bạn cũng có thể cho bé ăn phô mai, sữa chua hoặc uống các loại sữa công thức để bổ sung thêm canxi cho bé. Còn hiện tượng chân cháu hơi cong thì bạn không nên lo lắng vì phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý và không cần xoa bóp, ảnh hưởng gì. Cho đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh. Chúc bạn và cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Trẻ ngủ hay giật mình, nôn trớ, khóc đêm, tóc rụng vành khăn có phải còi xương?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Con em được 8 tháng. Em sinh thường bé gái 2.9 kg. 8 tháng đầu bé lên trung bình 7,8 lạng/tháng, đến tháng 8 thì không lên. Được 2 tuần tới giờ bé khóc đêm nhiều, ngủ hay giật mình uốn éo, nôn trớ, tóc rụng vành khăn chưa rõ lắm. Ban ngày cũng ngủ ít cũng hay giật mình, ngủ hay trằn trọc và khó ngủ, đổ mồ hôi trộm mồ hôi trán nhiều. Em mới cho bé uống vitamin D3 ngày 1 giọt, phơi nắng 10 phút/ngày thì có tác dụng gì không? Con em như vậy có phải bị còi xương không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Bé nhà bạn đang có triệu chứng còi xương giai đoạn đầu. Nguyên nhân còi xương ở trẻ độ tuổi này thường do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoóc-môn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh. Do hiện tượng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương. Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động. Vì vậy việc bạn bổ sung vitamin D3 và cho bé phơi nắng là cần thiết cho bé trong lúc này. Ngoài ra bạn có thể bổ sung canxi cho con từ nguồn sữa mẹ (nếu bé còn bú mẹ). Chế độ ăn của bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa. Nếu bé đã ăn dặm thì có thể cho bé ăn tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Bé có thể uống thêm sữa công thức nếu bạn không đủ sữa. Chúc bạn và cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Khám còi xương ở bệnh viện nào là tốt?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyễn Quỳnh Thưa bác sĩ. Cháu có đứa cháu gái vừa tròn một tuổi cũng có các triệu chứng như mọc răng chậm hiện tại bé mới mọc hai răng cửa của hàm dưới, thóp rộng và đặc biệt là chưa biết đứng, hiện cận nặng của bé là 7kg. Do bé nhẹ cân và mọc răng muộn nên ba má cháu nghĩ do cháu thiếu canxi và đưa cháu đến bệnh viện Medlatic để xét nghiệm canxi trong máu nhưng hàm lượng canxi trong máu của cháu bình thường, khi đọc bài giải đáp này của bác sĩ, cháu nghĩ rằng bé gái nhà anh chị cháu cần phải đi khám còi xương nhưng cháu cũng như anh chị cháu không biết nên đưa bé đi khám ở bệnh viện nào (cháu ở Sơn La). Vậy cháu mong bác tư vẫn cho cháu nên đưa bé đi khám còi xương ở bệnh viện nào, nếu bé bị còi xương thì cần chăm sóc về chế độ dinh dưỡng như thế nào? Cháu xin cám ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Các dấu hiện của bạn mô tả là triệu chứng của bệnh còi xương, bạn nên cho bé đi khám bệnh để đưa ra chuẩn đoán chính xác về bệnh. Các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương đều có thể khám và chữa được bệnh này. Bạn cần phân biệt giữa bệnh còi xương và thiếu canxi. Thiếu canxi cấp tính tức là nồng độ canxi trong máu nhất thời giảm dưới mức bình thường, các dấu hiệu xuất hiện là chuột rút hoặc co cứng cơ khi vận động nhiều. Thiếu canxi mãn tính thường không xảy ra mà chỉ có tình trạng cung cấp canxi không đủ theo nhu cầu của cơ thể. Nồng độ canxi trong máu được duy trì hằng định thông qua các cơ chế sinh học, nếu sự cung cấp canxi không đủ, cơ thể phải huy động nguồn dự trữ trong xương ra để duy trì nồng độ can trong máu luôn hằng định, quá trình này nếu kéo dài thường dẫn đến loãng xương ở người trưởng thành và còi xương ở trẻ em. Vì vậy, việc xét nghiệm nồng độ canxi trong máu thường vẫn là bình thường mặc dù trẻ vẫn ở tình trạng cung cấp canxi không đủ Về chữa trị còi xương cần: Tắm nắng cho trẻ, ngày 2 lần mỗi lần 15-20 phút vào thời điểm sáng sớm còn nắng nhẹ và chiều tối khi dịu mát Thuốc Calcium Corbiere, ống 5ml gồm có: 0.55g. Calci glucoheptonat, 0.05g Vitamin C, 0.025g. Vitamin PP Trẻ em: 1-2 ống/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa. Thời gian uống không nên duy trì dài quá 2 tháng. Vì: Thừa canxi gây sỏi thận mạn tính, canxi hóa động mạch… Thuốc Aquadetrim Vitamin D3 có: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml khoảng 30 giọt). Chế độ ăn uống cần tăng cường các thực phầm giầu canxi. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Còi xương cần làm những xét nghiệm gì[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào Bác sĩ! Em ở Gia Lai. Cho em hỏi để biết bé có bị còi xương hay không thì nên xét nghiệm những gì? Nên đi khám ở đâu và có mất nhiều thời gian không? Em xin cảm ơn Bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào em! Cần phân biệt rõ bệnh còi xương và tình trạng suy dinh dưỡng, không gộp chung hai bệnh này là một. Nhiều người thấy trẻ thấp bé gầy còm ốm yếu, các chỉ tiêu phát triển không đạt yêu cầu là cho là trẻ bị còi xương, nhiều bà mẹ cho rằng trẻ suy dinh dưỡng thì mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm như “con mình” thì không thể còi xương được. Điều này không đúng, vì nhiều trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương. Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D xương phát triển không theo kịp nhu cầu lớn của cơ thể. Cách phát hiện trẻ bị còi xương: Không phải là cứ đưa bé đi xét nghiệm là biết ngay trẻ có bị còi xương hay không? Vì không thấy xét nghiệm nào đặc hiệu chứng minh vấn đề này. Việc xác định bệnh chỉ tiến hành khi trên lâm sàng thấy có triệu chứng còi xương bằng cách chụp X quang xương: Chụp X quang xương dài thấy: các điểm cốt hóa xuất hiện chậm; có dấu hiệu loãng xương, đầu to bè, đường cốt hóa nham nhở và lõm (hình càng cua); đôi khi có hình ảnh gãy xương; ở phim chụp lồng ngực có hình ảnh “nút chai” tại chỗ tiếp nối xương sườn và sụn sườn. Các biến đổi sinh hóa không đặc hiệu ở máu: lượng canxi phần lớn ở giới hạn bình thường, nhưng đôi khi có thể giảm; photpho thường giảm. Do đó tích số Howland Kramer (canxi x photpho) thường giảm dưới 3000; photphataza kiềm tăng cao; trong giai đoạn tiến triển của bệnh, máu có tình trạng nhiễm toan nhẹ; biến đổi sinh hóa nước tiểu: canxi niệu giảm và axit amin niệu tăng. Các xét nghiệm huyết học trên không kết luận được bệnh còi xương . Vì vậy việc phát hiện còi xương chủ yếu dựa vào các triệu chứng sau, và nếu cần thiết thì củng cố thêm chẩn đoán bằng các dấu hiệu X quang. Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là: – Trẻ hay khuấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn ) – Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu. – Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi , lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp. – Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại. Tóm lại bạn cần hiểu : + Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không. + Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường, việc cung cấp không đủ dẫn đến xương phát triển chậm hơn sự lớn lên của cơ thể. + Bạn cho con đi khám còi xương khi thấy có những triệu chứng như trên. Chúc bạn nuôi con khỏe mạnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Còi xương ở trẻ: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất!
Top
Dưới