Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc điều trị các vấn đề thực quản
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39436, member: 11284"]</p><p>Các vấn đề về thực quản liên quan trực tiếp đến toàn hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc dùng thuốc xử lý các vấn đề này cũng cần được lưu ý và quan tâm đặc biệt từ chúng ta.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Viêm thực quản trào ngược nên uống thuốc gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi tên Bắc 28 tuổi, giới tính nam. Tôi mới đi khám và bác sĩ kết luận tôi bị bệnh viêm trào ngược thực quản cấp độ A. Tôi bị mất đơn thuốc. Xin bác sĩ cho tôi đơn thuốc.</p><p></p><p>Xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Khi nội soi thực quản, viêm thực quản trào ngược được Los Angeles Classificatio phân loại thành 5 cấp độ (0, A, B, C, D) với mức độ nguy hiểm tăng dần). Trong đó tiêu chuẩn chẩn đoán viêm trào ngược thực quản cấp độ A là ít nhất 1 vết trợt niêm mạc với chiều dài dưới 5mm khu trú trên nếp niêm mạc. Viêm thực quản trào ngược độ A thường có 2 triệu chứng chính: Nóng rát sau xương ức và ợ chua. Người bệnh cũng có khả năng nghẹn sau xương ức nhưng việc uống nước hay nuốt thức ăn vẫn thông suốt không vướng mắc.</p><p></p><p>Tuy nhiên, bệnh khi không được phát hiện và chữa trị đúng cách, các biểu hiện không còn là nóng rát sau xương ức mà người bệnh có cảm giác nóng rát cả vùng hầu họng hây hiện tượng ho, khó thở. Biến chứng nặng hơn của viêm thực quản trào ngược độ A là khả năng phù nề phế quản do hít phải nhiều dịch vị trào ngược.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn, bạn có thể uống Nexium 40 mg ngày 1 viên trước ăn sáng 30 phút, nếu triệu chứng trào ngược của bạn xảy ra về đêm nhiều thì bạn có thể uống vào tối trước lúc đi ngủ. Gaviscon ngày 3 gói chia 3 lần uống ngay sau ăn. Ellthon ngày 3 viên chia 3 lần trước ăn.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>U thực quản có thể tiêu được khi uống thuốc không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: nhungcherty</p><p></p><p>Chào bác sĩ ạ.</p><p></p><p>Mẹ em bị u thực quản âm tính. Vậy dùng thuốc nó có tiêu được cái u không ạ. Nếu không thì có cách nào chữa trị được ạ. Xin bác sĩ cho em lời khuyên với ạ!</p><p></p><p>Em cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Mẹ bạn bị u thực quản âm tính. Theo như bạn mô tả là u thực quản lành tính tức là không thấy tế bào ác tính. U lành thực quản hiếm gặp, chỉ chiếm 0.5-0.8% trong tất cả các loại u thực quản. Khoảng 60% u lành và nang thực quản là u cơ trơn, nang thực quản chiếm 20%, polip chiếm 5%. Những tổn thương lành tính khác chiếm <2%.</p><p></p><p>1. U cơ trơn:</p><p></p><p>Là loại u lành thường gặp nhất của thực quản. U xuất phát trong thành thực quản, thường ở độ tuổi từ 20-50. Tần suất bệnh ở nam và nữ như nhau. 3-10% tình huống u cơ trơn xuất hiện ở nhiều chỗ. Kích thước u rất thay đổi nhưng ít khi quá 5cm. Khi u lớn có thể gây nuốt khó, nặng tức và đau mơ hồ sau xương ức. Hầu hết các tình huống u cơ trơn thực quản phát hiện được khi nội soi sinh thiết đều không thấy biểu hiện. Tắc nghẽn, oẹ có thể xảy ra khi u chiếm hết lòng thực quản. Chảy máu là biểu hiện thường gặp nhất của u cơ trơn ác tính (leiomyosarcoma). Nguy cơ hoá ác của u cơ trơn lành rất thấp. U cơ trơn lớn có thể gặp ở chỗ nối giữa đoạn cuối thực quản và tâm vị. Một dạng bệnh lý khác là có rất nhiều u cơ trơn xuất phát từ lớp cơ của thực quản.</p><p></p><p>2. Nang thực quản:</p><p></p><p>Ở người lớn thường không thấy biểu hiện cho đến khi có dấu hiệu chảy máu, nhiễm trùng hay do khối u lớn chèn ép gây khó nuốt, đau sau xương ức. Một số hiếm tình huống có biến chứng thủng nang thực quản khi nang có niêm mạc dạ dày lạc chỗ.</p><p></p><p>3. Polip có cuống thực quản:</p><p></p><p>Là những u có cuống trong lòng thực quản. Polip thực quản lành tính hiếm gặp nhưng gây ấn tượng đặc biệt. Polip thực quản thường ở thực quản cổ, cuống của nó ngày một phát triển dài ra, có khi u xuất hiện trong miệng, thậm chí ra khỏi miệng bệnh nhân. Hầu hết gặp ở người lớn tuổi, thường dính vào sụn thanh quản. Thỉnh thoảng polip gây khó nuốt. Nôn máu và cầu phân đen có thể xảy ra khi niêm mạc polip bị loét. Polip là một khối u đặc điển hình, thường có hình trụ dài. Polip phát triển gây dãn thực quản. Chúng bao gồm mô nguyên bào sợi, mạch máu và mỡ với nhiều mức độ khác nhau.</p><p></p><p>4. U nguyên bào cơ loại tế bào hạt:</p><p></p><p>Là loại bướu lành tính không hiếm gặp. Chúng thường hình thành từ tế bào Schwann hơn là tế bào cơ như tên của nó. Chúng thường xuất hiện trước tiên trong ngực, lưỡi, da, miệng, đường hô hấp trên, ống tiêu hoá. Khoảng 1/3 tình huống u tế bào hạt ống tiêu hoá (gastrointestinal granular cell tumors) ở thực quản, và 50-80% ở 1/3 dưới thực quản. Kích thước u rất thay đổi từ 0.5-4cm. Thường gặp ở người 40 tuổi, với những biểu hiện như khó nuốt, tức vùng thượng vị, sau xương ức, buồn nôn, nôn.</p><p></p><p>5. U mạch máu niêm mạc thực quản:</p><p></p><p>Thường không biểu hiện nhưng có khi gây chảy máu, thậm chí nôn máu ồ ạt gây nguy hiểm đến tính mạng. U mạch máu gây chảy máu cần được chữa trị. Những tình huống u mạch máu không biểu hiện được phát hiện tình cờ qua nội soi thực quản không cần chữa trị, chỉ nội soi theo dõi định kỳ.</p><p></p><p>6. U lành khác:</p><p></p><p>Những u lành thực quản không phải u cơ trơn và polip rất hiếm gặp. U nhú là một u lành tính, nhiều thùy, không thấy cuống, được bao phủ bằng biểu mô lát, ở giữa là mô sợi. Đa số u nhú ở 1/3 dưới thực quản và gây tắc nghẽn thực quản với nhiều mức độ khác nhau.</p><p></p><p>Bạn không nói rõ u của mẹ bạn thuộc loại nào nên khó có thể giải đáp cách chữa trị cụ thể cho mẹ bạn. Nhưng cho dù mẹ bạn bị loại lành tính nào trong các loại trên thì dùng thuốc cũng không tiêu được u. Bạn hãy cho mẹ đi khám nội soi và xin giải đáp trực tiếp bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.</p><p></p><p>Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: van anh</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tiền sử tôi bị viêm hang vị da dày nhẹ không đau. Vừa rồi tôi đi khám bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ bảo tôi bị trào ngược dạ dày thực quản. Tôi đã uống Nexium 40mg được 4 tuần, tôi thấy đỡ nhiều nhưng hiện tại cứ đêm đi nằm thì bụng tôi cứ kêu òng ọc lên đến cổ họng nữa. Theo bác sĩ tôi có nên uống tiếp thuốc Nexium 40mg nữa không và uống bao nhiêu tuần nữa là được và để tránh tái phát tôi phải uông tiếp thế nào? Xin bác sĩ giải đáp giúp. Mong sự hồi âm sớm của bác sĩ.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Bạn bị trào ngược dạ dày thực quản đã được chẩn đoán tại bệnh viện Bạch Mai. Bạn đã được kê đơn chữa trị thuốc Nexium 40 mg/ ngày. Bạn nên tiếp tục duy trì . Bạn có thể uống thêm thuốc Gaviscon ngày 3 gói sau ăn để ngăn chặn dòng trào ngược vào thực quản.</p><p></p><p>Ngoài ra bạn cần tham khảo thêm các biện pháp chữa trị phối hợp thêm như thay đổi lối sống, chế độ ăn như sau để việc chữa trị đạt hiệu quả cao. Thay đổi chế độ ăn uống: Bệnh nhân thường xác định cho chính mình những thức ăn đặc biệt nào gây biểu hiện trào ngược và tự họ sẽ tránh. Tuy nhiên, những lời khuyên quá khắt khe không cần thiết về chế độ ăn uống thường dẫn đến sự không hợp tác của bệnh nhân. Thức ăn thường gây trào ngược bao gồm thức ăn có nhiều mỡ và gia vị. Một số thức uống có thể làm tăng thêm biểu hiện bao gồm cola, cà phê đậm, nước cà chua và nước cam.</p><p></p><p>Những thay đổi khác cũng hữu ích bao gồm:</p><p></p><p>– Tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều.</p><p></p><p>– Tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn.</p><p></p><p>– Tránh mặc đồ quá chật ngay sau bữa ăn.</p><p></p><p>– Hạn chế rượu: Uống rượu quá mức có thể làm tăng biểu hiện cho nên không được uống quá nhiều . Thức uống có độ pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng biểu hiện. Uống rượu vừa phải được chấp nhận trong hầu hết tình huống.</p><p></p><p>– Tránh một số loại thuốc có thể làm tăng biểu hiện trào ngược bao gồm:</p><p></p><p>+Progresterone hoặc thuốc ngừa thai có Progresterone.</p><p></p><p>+ Anticholinergic.</p><p></p><p>+ Thuốc ngủ, gốc thuốc phiện.</p><p></p><p>+ Thuốc an thần.</p><p></p><p>+ Theophyllin.</p><p></p><p>+ Beta adrenergic agonists.</p><p></p><p>+ Thuốc ức chế canxi.</p><p></p><p>+ Nitrate.</p><p></p><p>+ Aspirin và kháng viêm không steroid có thể làm viêm thực quản nặng hơn.</p><p></p><p>– Tránh hút thuốc: Hút thuốc làm tăng sự trào ngược và tăng nguy cơ bị ung thư thực quản và các ung thư khác. Ngưng hút thuốc lá là một phần của chăm sóc sức khỏe toàn diện.</p><p></p><p>– Giảm cân: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ làm tăng biểu hiện. Do vậy cần duy trì cân nặng lành mạnh.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nhờ tư vấn sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày thực quản</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Tuan Nguyen</p><p></p><p>Chào bác sĩ, năm nay em 24 tuổi, 2 tháng trước em đi nội soi và được bác sĩ chuẩn đoán là viêm loét nông dạ dày, Nấm dạ dày(+), HP(+) và được cho thuốc Pantoloc/40mg, Fluconazol stada / 150mg, Bioprotein sac (TPCN)/100mg. Đến hôm vừa rồi cách đây 2 ngày em có đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ thì được chuẩn đoán: Viêm dạ dày, nhưng vẫn còn nấm, nên bác sĩ tiếp tục cho uống 40 viên Fluconazol stada / 150mg trong vòng 40 ngày, trước đó em đã uống 30 ngày rồi, em có một số thắc mắc về cách uống thuốc như sau mong bác sĩ diễn đàn gìải đáp:</p><p></p><p>Sau khi dùng Fluconazol 2 tháng thì em thấy môi em bị khô và nẻ như kiểu ở mùa đông, không biết có phải do tác dụng phụ của thuốc không ạ? Em lo lắng là dùng thuốc này quá nhiều(hết đợt thuốc bác sĩ cho là khoảng 70 ngày) sẽ tác động đến Gan và Thận, nên không biết có nên uống tiếp theo chỉ định của bác sĩ không? Và nếu uống thì có cần uống thêm loại thuốc nào kiểu bổ gan, thận để tránh các tác dụng phụ không mong muốn không ạ? Trong quá trình chữa trị thuốc nấm này, em có cần kiêng gì không? Em có thể sử dụng bột ngệ vàng và mật ong để uống trong khi đang chữa trị nấm dạ dày thực quản bằng thuốc Fluconazol không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Xin được tư vấn những thắc mắc của em như sau:</p><p></p><p>1.Thuốc fluconazol có một tác dụng phụ hiếm gặp là khiến da bị tróc vảy, tuy nhiên nếu em chỉ thấy khô và nẻ ở môi thì nhiều khả năng đó không phải là do tác dụng phụ của thuốc fluconazol.</p><p></p><p>2. Bệnh nấm là loại bệnh rất dai dẳng, do đó việc chữa trị thường phải kéo dài. Liều dùng và thời gian chữa trị tùy thuộc vào dạng và mức độ bệnh, loại nấm gây bệnh, chức năng thận và đáp ứng của người bệnh với thuốc. Ðiều trị phải liên tục cho đến khi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chứng tỏ bệnh đã khỏi hẳn; chữa trị không đủ thời gian có thể làm cho bệnh tái phát. Do đó em cần dùng thuốc đủ liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.</p><p></p><p>3. Bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí cả những thuốc được cho là “bổ gan, bổ thận” đều có thể tác động đến gan và thận. Fluconazol cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên fluconazol không bị xem là loại thuốc đặc biệt có hại cho gan và thận. Trong quá trình uống thuốc, các bác sĩ sẽ cho em làm những xét nghiệm máu và nước tiểu để theo dõi chức năng gan và thận, và sẽ có can thiệp kịp thời nếu kết quả cho thấy chức năng gan và thận bị tác động. Do đó em có thể yên tâm. Điều quan trọng nhất là em nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa trị cho mình nếu muốn sử dụng thêm những loại thuốc khác, kể cả thuốc bổ, vì những thuốc này có thể tương tác với thuốc mà em đang dùng, gây tác động đến kết quả chữa trị.</p><p></p><p>4. Em không cần kiêng kị gì trong quá trình chữa trị fluconazol 5. Em có thể uống bột nghệ và mật ong trong khi chữa trị bằng fluconazol, tuy nhiên cần chú ý uống hai loại thuốc này cách xa nhau ít nhất 2 tiếng để không làm tác động đến việc hấp thu thuốc.</p><p></p><p>Chúc em sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị trào ngược dạ dày thực quản và bị thiếu máu do thiếu sắt thì dùng thuốc như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ ạ!</p><p></p><p>Bác sĩ ơi cho tôi hỏi: Tôi đưa con trai đi khám ở bệnh viện Nhi Hà Nội. Bác sĩ bảo cháu bị trào ngược dạ dày thực quản và bị thiếu máu do thiếu sắt ạ. Bác sĩ có kê đơn thuốc cho cháu là có loại thuốc là Nexum: uống trước ăn ság 30 phút, Apuldon uống trước cá bữa ăn 30 phút, thuốc sắt là Hemopoly uống xa bữa ăn. Bác sĩ không bảo là uống lúc nào. Thường thường tôi cho cháu uống vào buổi chiều lúc 4h chiều sau khi uống sữa lúc 2h chiều. Tôi cho cháu uống lúc đói liệu sao không? Ngoài ra tôi hay cho cháu uống nước cam. Liệu uống như vậy có tác dụng không?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Thuốc uống có cách dùng “uống xa bữa ăn” là dùng thuốc sau bữa ăn khoảng 1,5 giờ tức là thời điểm này thức ăn đã được trộn dịch vị và nghiền nhỏ đủ tiêu chuẩn và đã đi xuống hết ruột non, dạ dày lúc này sạch đồng thời cũng có ít dịch dạ dày nhất. Thuốc uống lúc này ít bị tác động bởi dịch vị dạ dày và thức ăn nhất đồng thời đi luôn xuống ruột non và được hấp thụ. Thuốc sắt nên uống với nước đun sôi để nguội không nên uống cùng với bất cứ loại nào khác.</p><p></p><p>Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39436, member: 11284"] Các vấn đề về thực quản liên quan trực tiếp đến toàn hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc dùng thuốc xử lý các vấn đề này cũng cần được lưu ý và quan tâm đặc biệt từ chúng ta. [SIZE=5][B]Viêm thực quản trào ngược nên uống thuốc gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Tôi tên Bắc 28 tuổi, giới tính nam. Tôi mới đi khám và bác sĩ kết luận tôi bị bệnh viêm trào ngược thực quản cấp độ A. Tôi bị mất đơn thuốc. Xin bác sĩ cho tôi đơn thuốc. Xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Khi nội soi thực quản, viêm thực quản trào ngược được Los Angeles Classificatio phân loại thành 5 cấp độ (0, A, B, C, D) với mức độ nguy hiểm tăng dần). Trong đó tiêu chuẩn chẩn đoán viêm trào ngược thực quản cấp độ A là ít nhất 1 vết trợt niêm mạc với chiều dài dưới 5mm khu trú trên nếp niêm mạc. Viêm thực quản trào ngược độ A thường có 2 triệu chứng chính: Nóng rát sau xương ức và ợ chua. Người bệnh cũng có khả năng nghẹn sau xương ức nhưng việc uống nước hay nuốt thức ăn vẫn thông suốt không vướng mắc. Tuy nhiên, bệnh khi không được phát hiện và chữa trị đúng cách, các biểu hiện không còn là nóng rát sau xương ức mà người bệnh có cảm giác nóng rát cả vùng hầu họng hây hiện tượng ho, khó thở. Biến chứng nặng hơn của viêm thực quản trào ngược độ A là khả năng phù nề phế quản do hít phải nhiều dịch vị trào ngược. Trường hợp của bạn, bạn có thể uống Nexium 40 mg ngày 1 viên trước ăn sáng 30 phút, nếu triệu chứng trào ngược của bạn xảy ra về đêm nhiều thì bạn có thể uống vào tối trước lúc đi ngủ. Gaviscon ngày 3 gói chia 3 lần uống ngay sau ăn. Ellthon ngày 3 viên chia 3 lần trước ăn. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]U thực quản có thể tiêu được khi uống thuốc không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: nhungcherty Chào bác sĩ ạ. Mẹ em bị u thực quản âm tính. Vậy dùng thuốc nó có tiêu được cái u không ạ. Nếu không thì có cách nào chữa trị được ạ. Xin bác sĩ cho em lời khuyên với ạ! Em cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn. Mẹ bạn bị u thực quản âm tính. Theo như bạn mô tả là u thực quản lành tính tức là không thấy tế bào ác tính. U lành thực quản hiếm gặp, chỉ chiếm 0.5-0.8% trong tất cả các loại u thực quản. Khoảng 60% u lành và nang thực quản là u cơ trơn, nang thực quản chiếm 20%, polip chiếm 5%. Những tổn thương lành tính khác chiếm <2%. 1. U cơ trơn: Là loại u lành thường gặp nhất của thực quản. U xuất phát trong thành thực quản, thường ở độ tuổi từ 20-50. Tần suất bệnh ở nam và nữ như nhau. 3-10% tình huống u cơ trơn xuất hiện ở nhiều chỗ. Kích thước u rất thay đổi nhưng ít khi quá 5cm. Khi u lớn có thể gây nuốt khó, nặng tức và đau mơ hồ sau xương ức. Hầu hết các tình huống u cơ trơn thực quản phát hiện được khi nội soi sinh thiết đều không thấy biểu hiện. Tắc nghẽn, oẹ có thể xảy ra khi u chiếm hết lòng thực quản. Chảy máu là biểu hiện thường gặp nhất của u cơ trơn ác tính (leiomyosarcoma). Nguy cơ hoá ác của u cơ trơn lành rất thấp. U cơ trơn lớn có thể gặp ở chỗ nối giữa đoạn cuối thực quản và tâm vị. Một dạng bệnh lý khác là có rất nhiều u cơ trơn xuất phát từ lớp cơ của thực quản. 2. Nang thực quản: Ở người lớn thường không thấy biểu hiện cho đến khi có dấu hiệu chảy máu, nhiễm trùng hay do khối u lớn chèn ép gây khó nuốt, đau sau xương ức. Một số hiếm tình huống có biến chứng thủng nang thực quản khi nang có niêm mạc dạ dày lạc chỗ. 3. Polip có cuống thực quản: Là những u có cuống trong lòng thực quản. Polip thực quản lành tính hiếm gặp nhưng gây ấn tượng đặc biệt. Polip thực quản thường ở thực quản cổ, cuống của nó ngày một phát triển dài ra, có khi u xuất hiện trong miệng, thậm chí ra khỏi miệng bệnh nhân. Hầu hết gặp ở người lớn tuổi, thường dính vào sụn thanh quản. Thỉnh thoảng polip gây khó nuốt. Nôn máu và cầu phân đen có thể xảy ra khi niêm mạc polip bị loét. Polip là một khối u đặc điển hình, thường có hình trụ dài. Polip phát triển gây dãn thực quản. Chúng bao gồm mô nguyên bào sợi, mạch máu và mỡ với nhiều mức độ khác nhau. 4. U nguyên bào cơ loại tế bào hạt: Là loại bướu lành tính không hiếm gặp. Chúng thường hình thành từ tế bào Schwann hơn là tế bào cơ như tên của nó. Chúng thường xuất hiện trước tiên trong ngực, lưỡi, da, miệng, đường hô hấp trên, ống tiêu hoá. Khoảng 1/3 tình huống u tế bào hạt ống tiêu hoá (gastrointestinal granular cell tumors) ở thực quản, và 50-80% ở 1/3 dưới thực quản. Kích thước u rất thay đổi từ 0.5-4cm. Thường gặp ở người 40 tuổi, với những biểu hiện như khó nuốt, tức vùng thượng vị, sau xương ức, buồn nôn, nôn. 5. U mạch máu niêm mạc thực quản: Thường không biểu hiện nhưng có khi gây chảy máu, thậm chí nôn máu ồ ạt gây nguy hiểm đến tính mạng. U mạch máu gây chảy máu cần được chữa trị. Những tình huống u mạch máu không biểu hiện được phát hiện tình cờ qua nội soi thực quản không cần chữa trị, chỉ nội soi theo dõi định kỳ. 6. U lành khác: Những u lành thực quản không phải u cơ trơn và polip rất hiếm gặp. U nhú là một u lành tính, nhiều thùy, không thấy cuống, được bao phủ bằng biểu mô lát, ở giữa là mô sợi. Đa số u nhú ở 1/3 dưới thực quản và gây tắc nghẽn thực quản với nhiều mức độ khác nhau. Bạn không nói rõ u của mẹ bạn thuộc loại nào nên khó có thể giải đáp cách chữa trị cụ thể cho mẹ bạn. Nhưng cho dù mẹ bạn bị loại lành tính nào trong các loại trên thì dùng thuốc cũng không tiêu được u. Bạn hãy cho mẹ đi khám nội soi và xin giải đáp trực tiếp bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Chúc mẹ bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: van anh Chào bác sĩ! Tiền sử tôi bị viêm hang vị da dày nhẹ không đau. Vừa rồi tôi đi khám bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ bảo tôi bị trào ngược dạ dày thực quản. Tôi đã uống Nexium 40mg được 4 tuần, tôi thấy đỡ nhiều nhưng hiện tại cứ đêm đi nằm thì bụng tôi cứ kêu òng ọc lên đến cổ họng nữa. Theo bác sĩ tôi có nên uống tiếp thuốc Nexium 40mg nữa không và uống bao nhiêu tuần nữa là được và để tránh tái phát tôi phải uông tiếp thế nào? Xin bác sĩ giải đáp giúp. Mong sự hồi âm sớm của bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Bạn bị trào ngược dạ dày thực quản đã được chẩn đoán tại bệnh viện Bạch Mai. Bạn đã được kê đơn chữa trị thuốc Nexium 40 mg/ ngày. Bạn nên tiếp tục duy trì . Bạn có thể uống thêm thuốc Gaviscon ngày 3 gói sau ăn để ngăn chặn dòng trào ngược vào thực quản. Ngoài ra bạn cần tham khảo thêm các biện pháp chữa trị phối hợp thêm như thay đổi lối sống, chế độ ăn như sau để việc chữa trị đạt hiệu quả cao. Thay đổi chế độ ăn uống: Bệnh nhân thường xác định cho chính mình những thức ăn đặc biệt nào gây biểu hiện trào ngược và tự họ sẽ tránh. Tuy nhiên, những lời khuyên quá khắt khe không cần thiết về chế độ ăn uống thường dẫn đến sự không hợp tác của bệnh nhân. Thức ăn thường gây trào ngược bao gồm thức ăn có nhiều mỡ và gia vị. Một số thức uống có thể làm tăng thêm biểu hiện bao gồm cola, cà phê đậm, nước cà chua và nước cam. Những thay đổi khác cũng hữu ích bao gồm: – Tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều. – Tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn. – Tránh mặc đồ quá chật ngay sau bữa ăn. – Hạn chế rượu: Uống rượu quá mức có thể làm tăng biểu hiện cho nên không được uống quá nhiều . Thức uống có độ pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng biểu hiện. Uống rượu vừa phải được chấp nhận trong hầu hết tình huống. – Tránh một số loại thuốc có thể làm tăng biểu hiện trào ngược bao gồm: +Progresterone hoặc thuốc ngừa thai có Progresterone. + Anticholinergic. + Thuốc ngủ, gốc thuốc phiện. + Thuốc an thần. + Theophyllin. + Beta adrenergic agonists. + Thuốc ức chế canxi. + Nitrate. + Aspirin và kháng viêm không steroid có thể làm viêm thực quản nặng hơn. – Tránh hút thuốc: Hút thuốc làm tăng sự trào ngược và tăng nguy cơ bị ung thư thực quản và các ung thư khác. Ngưng hút thuốc lá là một phần của chăm sóc sức khỏe toàn diện. – Giảm cân: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ làm tăng biểu hiện. Do vậy cần duy trì cân nặng lành mạnh. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Nhờ tư vấn sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày thực quản[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Tuan Nguyen Chào bác sĩ, năm nay em 24 tuổi, 2 tháng trước em đi nội soi và được bác sĩ chuẩn đoán là viêm loét nông dạ dày, Nấm dạ dày(+), HP(+) và được cho thuốc Pantoloc/40mg, Fluconazol stada / 150mg, Bioprotein sac (TPCN)/100mg. Đến hôm vừa rồi cách đây 2 ngày em có đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ thì được chuẩn đoán: Viêm dạ dày, nhưng vẫn còn nấm, nên bác sĩ tiếp tục cho uống 40 viên Fluconazol stada / 150mg trong vòng 40 ngày, trước đó em đã uống 30 ngày rồi, em có một số thắc mắc về cách uống thuốc như sau mong bác sĩ diễn đàn gìải đáp: Sau khi dùng Fluconazol 2 tháng thì em thấy môi em bị khô và nẻ như kiểu ở mùa đông, không biết có phải do tác dụng phụ của thuốc không ạ? Em lo lắng là dùng thuốc này quá nhiều(hết đợt thuốc bác sĩ cho là khoảng 70 ngày) sẽ tác động đến Gan và Thận, nên không biết có nên uống tiếp theo chỉ định của bác sĩ không? Và nếu uống thì có cần uống thêm loại thuốc nào kiểu bổ gan, thận để tránh các tác dụng phụ không mong muốn không ạ? Trong quá trình chữa trị thuốc nấm này, em có cần kiêng gì không? Em có thể sử dụng bột ngệ vàng và mật ong để uống trong khi đang chữa trị nấm dạ dày thực quản bằng thuốc Fluconazol không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào em. Xin được tư vấn những thắc mắc của em như sau: 1.Thuốc fluconazol có một tác dụng phụ hiếm gặp là khiến da bị tróc vảy, tuy nhiên nếu em chỉ thấy khô và nẻ ở môi thì nhiều khả năng đó không phải là do tác dụng phụ của thuốc fluconazol. 2. Bệnh nấm là loại bệnh rất dai dẳng, do đó việc chữa trị thường phải kéo dài. Liều dùng và thời gian chữa trị tùy thuộc vào dạng và mức độ bệnh, loại nấm gây bệnh, chức năng thận và đáp ứng của người bệnh với thuốc. Ðiều trị phải liên tục cho đến khi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chứng tỏ bệnh đã khỏi hẳn; chữa trị không đủ thời gian có thể làm cho bệnh tái phát. Do đó em cần dùng thuốc đủ liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ. 3. Bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí cả những thuốc được cho là “bổ gan, bổ thận” đều có thể tác động đến gan và thận. Fluconazol cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên fluconazol không bị xem là loại thuốc đặc biệt có hại cho gan và thận. Trong quá trình uống thuốc, các bác sĩ sẽ cho em làm những xét nghiệm máu và nước tiểu để theo dõi chức năng gan và thận, và sẽ có can thiệp kịp thời nếu kết quả cho thấy chức năng gan và thận bị tác động. Do đó em có thể yên tâm. Điều quan trọng nhất là em nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa trị cho mình nếu muốn sử dụng thêm những loại thuốc khác, kể cả thuốc bổ, vì những thuốc này có thể tương tác với thuốc mà em đang dùng, gây tác động đến kết quả chữa trị. 4. Em không cần kiêng kị gì trong quá trình chữa trị fluconazol 5. Em có thể uống bột nghệ và mật ong trong khi chữa trị bằng fluconazol, tuy nhiên cần chú ý uống hai loại thuốc này cách xa nhau ít nhất 2 tiếng để không làm tác động đến việc hấp thu thuốc. Chúc em sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Bị trào ngược dạ dày thực quản và bị thiếu máu do thiếu sắt thì dùng thuốc như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ ạ! Bác sĩ ơi cho tôi hỏi: Tôi đưa con trai đi khám ở bệnh viện Nhi Hà Nội. Bác sĩ bảo cháu bị trào ngược dạ dày thực quản và bị thiếu máu do thiếu sắt ạ. Bác sĩ có kê đơn thuốc cho cháu là có loại thuốc là Nexum: uống trước ăn ság 30 phút, Apuldon uống trước cá bữa ăn 30 phút, thuốc sắt là Hemopoly uống xa bữa ăn. Bác sĩ không bảo là uống lúc nào. Thường thường tôi cho cháu uống vào buổi chiều lúc 4h chiều sau khi uống sữa lúc 2h chiều. Tôi cho cháu uống lúc đói liệu sao không? Ngoài ra tôi hay cho cháu uống nước cam. Liệu uống như vậy có tác dụng không? Cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn! Thuốc uống có cách dùng “uống xa bữa ăn” là dùng thuốc sau bữa ăn khoảng 1,5 giờ tức là thời điểm này thức ăn đã được trộn dịch vị và nghiền nhỏ đủ tiêu chuẩn và đã đi xuống hết ruột non, dạ dày lúc này sạch đồng thời cũng có ít dịch dạ dày nhất. Thuốc uống lúc này ít bị tác động bởi dịch vị dạ dày và thức ăn nhất đồng thời đi luôn xuống ruột non và được hấp thụ. Thuốc sắt nên uống với nước đun sôi để nguội không nên uống cùng với bất cứ loại nào khác. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc điều trị các vấn đề thực quản
Top
Dưới