Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Có những loại thuốc tránh thai nào?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39522, member: 11284"]</p><p>Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã thuốc tránh thai khác nhau, tuy vậy không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng tốt đối với sức khỏe người dùng. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc tránh thai cần có lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Loại thuốc tránh thai nào an toàn?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em đã có gia đình và 2 bé trai. Giờ em muốn đặt vòng nhưng không hợp. Em định dùng thuốc tránh thai viên nhỏ có mũi tên. Xin hỏi loại thuốc này có an toàn không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Thuốc tránh thai các loại đều được coi là biện pháp có tác dụng tránh thai ngoài ý muốn với hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tránh thai lại có những tác động, tác dụng phụ và hướng dẫn sử dụng khác nhau. Có nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày khác nhau để bạn có thể lựa chọn, vì thế không phải cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đều giống nhau. Bạn có thể dùng thuốc tránh thai vào bất cứ thời điểm nào trong tháng, phụ thuộc vào loại thuốc tránh thai bạn đang sử dụng.</p><p></p><p>Khác với thuốc tránh thai khẩn cấp thì thuốc uống tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa 2 hormon sinh dục nữ là Estrogen và Progesterone. Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hormon sinh dục nữ nên giúp chị em duy trì lượng hormon trong cơ thể làm cho trứng không rụng. Ngoài ra thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng thụ tinh cũng không làm tổ. Thêm nữa thuốc còn làm đặc chất dịch nút cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng, tránh tình huống thụ thai thành công.</p><p></p><p>Dù bạn có dùng loại thuốc tránh thai hàng ngày nào thì cũng cần tuân thủ 4 quy tắc sau để đạt hiệu quả:</p><p></p><p>Uống từ ngày thứ 1 của vòng kinh (ngày bắt đầu ra kinh).</p><p></p><p>Ngày uống 1 viên.</p><p></p><p>Uống vào 1 giờ nhất định.</p><p></p><p>Uống liền 1 mạch, hết vỉ này sang vỉ khác đến khi không có nhu cầu tránh thai nữa.</p><p></p><p>Chúc bạn vui, khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt và ít ảnh hưởng?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em là nữ, 23 tuổi, có gia đình được 5 tháng. Trước đây vợ chồng em dùng phương pháp xuất tinh ngoài nhưng em sợ chồng em bị tác động. Em muốn hỏi bác sĩ là hiện nay thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt và ít tác động, vừa tránh thai vừa trị mụn? Em nghe nói có thuốc tránh thai và trị mụn được. Em cũng muốn dùng vì kinh nguyệt của em không đều, thường hay bị trễ, da thì rất nhờn. Em cũng đã đi xét nghiệm, không bị bệnh gì hết. Bác sĩ giải đáp giúp em.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Thuốc tránh thai hàng ngày hiện nay có rất nhiều loại phổ biến là loại thuốc tránh thai kết hợp tức là thành phần của thuốc chứa 2 nội tiết tố. Cơ chế tránh thai của thuốc là ức chế sự rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung, làm đặc chất nhầy cổ tử cung. Bạn cần đi khám chuyên khoa Sản để xem có chống chỉ định không. Nếu không có chống chỉ định, khi đó mới sử dụng được. Bạn hãy đi khám chuyên khoa Sản xem cụ thể thế nào nhé. Khi có kết quả rồi hãy sử dụng.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tư vấn dùng thuốc tránh thai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Hiền</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em hay thường xuyên bị rong kinh. Tháng này em đã có kinh và khi hết chu kì, em và bạn trai có quan hệ cách đây 11, 13 ngày. Em đã dùng thuốc ngừa thai cấp tốc, sau đó vài ngày thì em lại có kinh tiếp, kéo dài 8 ngày. Kinh vừa hết em lại quan hệ tiếp nhưng không dùng biện pháp an toàn. Bạn trai em lỡ xuất tinh bị dính 1 ít vào bên trong âm đạo của em, vậy khả năng mang thai là bao nhiêu phần trăm ạ? Em nên mua loại thuốc tránh thai nào để uống bây giờ ạ? Và cho em hỏi thêm là dùng thuốc tránh thai hàng ngày loại nào là tốt nhất để quan hệ không cần bao cao su mà vẫn an toàn?</p><p></p><p>Em xin cảm ơn nhiều ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Thuốc tránh thai khẩn cấp bản chất là nội tiết hàm lượng cao khi uống có thể làm thay đổi và cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Em đã uống và đã bị ra máu như vậy coi như việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp đã thành công. Em hãy tính ngày ra máu đó là ngày đầu tiên của kỳ kinh mới nhé và tiếp tục theo dõi tháng tiếp theo. Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên uống trung bình 3 tháng 1 lần thôi, em nên cân nhắc và lựa chọn biện pháp phù hợp hơn nhé.</p><p></p><p>Em hãy làm xét nghiệm định lượng beta Hcg trong máu xem nhé, nếu có là có thai, không có là không có thai. Nếu có thì em hãy đi khám siêu âm kiểm tra tử cung, phần phụ xem sao nhé. Em nên sử dụng bao cao su thì tốt hơn vì bao cao su vừa có tác dụng tránh thai vừa có tác dụng phòng bệnh lây qua đường tình dục, sử dụng đơn giản thuận tiện. Thuốc tránh thai uống hàng ngày cần khám mới xác định được có uống hay không.</p><p></p><p>Chúc em khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tư vấn uống thuốc tránh thai khẩn cấp</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em tên Minh, năm nay 19 tuổi, và là nam giới. Em và bạn gái đã có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ nào, sau đó bạn gái em đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp loại 2 viên cách nhau 12 giờ vào ngày 10 tháng 5 và tới ngày 22 tháng 5 hai đứa em lại quan hệ, sau đó bạn gái em lại dùng thuốc ngừa thai loại 1 viên. Bác sĩ cho em hỏi như vậy bạn gái em có dùng thuốc quá mức qui định không? Liệu sau này bạn gái em có bị tác động gì không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong tình huống quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp phòng tránh thai nào, nhưng lại chưa có ý định mang thai. Tuy nhiên, đây được coi là biện pháp mang tính giải quyết “trường hợp” là chính, bởi vì hiệu quả tránh thai không cao và việc sử dụng thuốc có thể gây hại cho cơ thể.</p><p></p><p>Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ trong vòng 72 giờ sau giao hợp. Thuốc có tác dụng ức chế sự rụng trứng và ngăn cản phôi làm tổ tại tử cung do làm biến đổi niêm mạc tử cung, do đó trong tình huống phôi đã làm tổ ở tử cung rồi thì thuốc sẽ hầu như không mang lại hiệu quả. Tuỳ theo loại thuốc tránh thai khẩn cấp mà có thể có tác dụng trong 36 giờ hoặc 72 giờ sau khi quan hệ, nhưng nhìn chung, càng uống gần thời điểm sau khi quan hệ thì hiệu quả tránh thai càng cao. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tránh thai khẩn cấp, mỗi loại có cách sử dụng khác nhau đôi chút, nhưng phổ biến hơn là loại thuốc đóng vỉ 2 viên. Trường hợp có sẵn và sử dụng kịp thời thì chỉ cần uống một liều duy nhất với 1 viên sau giao hợp trong vòng 1 giờ. Trong tình huống nếu chưa có sẵn để uống, thì phải uống càng sớm càng tốt viên đầu tiên trong vòng 72 giờ, và viên thứ hai cách viên đầu 12 giờ.</p><p></p><p>Trường hợp như của em và bạn gái, nhìn chung việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như vậy là khá hợp lý. Tuy nhiên, do thuốc tránh thai khẩn cấp có một số tác dụng phụ như như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chướng bụng,… đồng thời cũng có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh như bệnh gan, thận, rối loạn chuyển hoá, ung thư,… nên nó chỉ được khuyên sử dụng không quá 2 liều trong một tháng. Bạn gái em sử dụng mức liều như vậy là vừa đúng theo giới hạn khuyến nghị.</p><p></p><p>Do vậy, bạn gái em không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khoẻ. Để tránh gặp phải trường hợp lo lắng như lần này, em và bạn gái nên chủ động hơn trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su, tính vòng kinh, dùng thuốc tránh thai loại hàng ngày,….</p><p></p><p>Chúc em vui vẻ.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Có loại thuốc điều hòa nội tiết nào ngoài thuốc tránh thai không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Trước đây em có sử dụng thuốc ngừa thai trong thời gian dài (hơn 2 năm). Hiện nay, em đã ngưng thuốc được 2 năm. Tuy nhiên, từ ngay ngưng sử dụng thuốc em bị nổi khá nhiều mụn mủ trắng và mụn đỏ. Đầu tiên ở thắt lưng rồi sau đó lan đến vai, lưng và giờ là trước ngực. Em đã khám Da liễu ở nhiều bệnh viện nhưng điều được bác sĩ chẩn đoán là viêm da nhiễm trùng và trứng cá. Tuy nhiên, việc chữa trị không khả quan. Mụn vẫn cứ mọc và ngày càng nhiều, càng lan rộng để lại nhiều sẹo thâm làm em mất tự tin rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi em cần chữa trị như thế nào để kiểm soát được việc nổi mụn như trên. Có loại thuốc điều hoà nội tiết tố nào khác ngoài thuốc ngừa thai không ạ? Em không muốn sử dụng thuốc ngừa thai nữa.</p><p></p><p>Em xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Theo em cung cấp thông tin, em bị mụn trứng cá. Thuốc chữa trị mụn trứng cá có nhiều nhóm, người ta phân ra 4 nhóm thuốc chủ yếu chữa trị mụn trứng cá là:</p><p></p><p>– Nhóm thuốc làm bạt sừng, bong vảy (Keratolytics). Ví dụ mỡ Salicylic acid 5 – 10%: có tác dụng làm mỏng lớp sừng trên bề mặt da, làm bong các nút sừng ở cổ tuyến bã, giúp chất bã thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giảm tắc nghẽn chất bã trong túi tuyến bã. Nhóm thuốc này thích hợp để làm bong các nút sừng ở các loại mụn đầu trắng, mụn bọc nhỏ. Tùy vị trí và mức độ mụn để dùng loại có nồng độ phù hợp.</p><p></p><p>– Nhóm thuốc kháng sinh (Antibiotic) và kháng khuẩn (Antibactarial): Thường dùng các kháng sinh như Clindamycin, Erythromycin, Doxycyclin; kháng khuẩn chống viêm như Benzoyl peroxide. Các loại thuốc này vừa có tác dụng diệt vi khuẩn gây viêm tại mụn, lại vừa có tác dụng chống viêm nên thích hợp để chữa trị các loại mụn viêm, mụn mủ. Dùng cả được toàn thân và tại chỗ. Có các loại kháng sinh dùng tại chỗ như: dạng kem hoặc gel Erythromycin 2 – 4%, Clindamycin 1%, Benzoyl peroxide 2,5 – 5%. Thận trọng khi dùng các thuốc tại chỗ loại này có thể gây nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy nên tránh nắng trong thời gian chữa trị. Benzoyl peroxide còn có thể gây kích ứng trên da. Khi bôi, ngày đầu nên bôi thử một vùng nhỏ ở mặt trong cẳng tay, nếu không có ngứa, nổi mẩn đỏ thì mới bôi lên vùng mặt.</p><p></p><p>– Nhóm vitamin A a-xít (Retinoid): Có tác dụng chống sừng hóa cổ tuyến bã, do đó ngăn ngừa hình thành các nút sừng tại cổ tuyến bã, giúp chất bã nhờn thoát ra dễ dàng hơn. Retinoid còn làm giảm tiết bã, chống viêm nên được dùng cho mọi loại mụn trứng cá, đặc biệt các dạng trứng cá bọc, mụn mủ, mạch lươn, trứng cá nặng, dai dẳng. Tuy nhiên, chống chỉ định dùng Retinoid cho phụ nữ có thai, những người có Tryglycerid, Cholesterol máu cao. Hiện nay có các loại thuốc bôi tại chỗ là Tretinoin 0,025 – 0,1%, Isotretinoin 0,05% và Adapalene 0,1%. Cần lưu ý thuốc có thể gây khô da, khô rộp môi, bong vảy lòng bàn tay, bàn chân. Để hạn chế bớt tác dụng phụ này chúng ta có thể cho dùng thêm các loại kem giữ ẩm, mềm da. Vitamin A a-xít còn làm cho da dễ bị nhạy cảm với ánh sáng do đó nên tránh nắng, hạn chế ra nắng hoặc dùng các biện pháp che, chắn nắng như đội mũ rộng vành, bịt mặt, mặc quần áo che kín da trong thời gian uống thuốc và nên bôi thuốc vào buổi tối.</p><p></p><p>– Nhóm thuốc nội tiết (Hormone): Ví dụ như các loại thuốc tránh thai, thường chỉ định cho các tình huống nữ bị trứng cá. Liệu trình chữa trị thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Không nên dùng loại thuốc tránh thai có thành phần Progesterol đơn thuần vì loại này thường làm tăng nặng bệnh trứng cá. Nên dùng loại kết hợp Progesterol tổng hợp thế hệ 2 là: Levonorgestrel (khoảng 100 micrograms) với Ethinyloestradiol (20 micrograms) chỉ định cho các tình huống trứng cá vừa. Cyproterone acetate thường dùng trong các tình huống trứng cá nặng và có thể dùng ở dạng thuốc tránh thai kết hợp như Diane – 35. Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Dian-35 (thuộc nhóm thuốc tránh thai) chỉ là một nhóm, trong chữa trị trứng cá có sử dụng nhưng không phổ biến và nhiều khi không cần nó vẫn chữa trị khỏi mụn trứng cá. Em nên đi bác sĩ Da liễu khám thực tế để điều chỉnh và thay thế thuốc hợp lý để có chữa trị hiệu quả cao.</p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39522, member: 11284"] Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã thuốc tránh thai khác nhau, tuy vậy không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng tốt đối với sức khỏe người dùng. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc tránh thai cần có lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia. [SIZE=5][B]Loại thuốc tránh thai nào an toàn?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em đã có gia đình và 2 bé trai. Giờ em muốn đặt vòng nhưng không hợp. Em định dùng thuốc tránh thai viên nhỏ có mũi tên. Xin hỏi loại thuốc này có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào bạn! Thuốc tránh thai các loại đều được coi là biện pháp có tác dụng tránh thai ngoài ý muốn với hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tránh thai lại có những tác động, tác dụng phụ và hướng dẫn sử dụng khác nhau. Có nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày khác nhau để bạn có thể lựa chọn, vì thế không phải cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đều giống nhau. Bạn có thể dùng thuốc tránh thai vào bất cứ thời điểm nào trong tháng, phụ thuộc vào loại thuốc tránh thai bạn đang sử dụng. Khác với thuốc tránh thai khẩn cấp thì thuốc uống tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa 2 hormon sinh dục nữ là Estrogen và Progesterone. Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hormon sinh dục nữ nên giúp chị em duy trì lượng hormon trong cơ thể làm cho trứng không rụng. Ngoài ra thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng thụ tinh cũng không làm tổ. Thêm nữa thuốc còn làm đặc chất dịch nút cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng, tránh tình huống thụ thai thành công. Dù bạn có dùng loại thuốc tránh thai hàng ngày nào thì cũng cần tuân thủ 4 quy tắc sau để đạt hiệu quả: Uống từ ngày thứ 1 của vòng kinh (ngày bắt đầu ra kinh). Ngày uống 1 viên. Uống vào 1 giờ nhất định. Uống liền 1 mạch, hết vỉ này sang vỉ khác đến khi không có nhu cầu tránh thai nữa. Chúc bạn vui, khỏe! [SIZE=5][B]Thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt và ít ảnh hưởng?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ. Em là nữ, 23 tuổi, có gia đình được 5 tháng. Trước đây vợ chồng em dùng phương pháp xuất tinh ngoài nhưng em sợ chồng em bị tác động. Em muốn hỏi bác sĩ là hiện nay thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt và ít tác động, vừa tránh thai vừa trị mụn? Em nghe nói có thuốc tránh thai và trị mụn được. Em cũng muốn dùng vì kinh nguyệt của em không đều, thường hay bị trễ, da thì rất nhờn. Em cũng đã đi xét nghiệm, không bị bệnh gì hết. Bác sĩ giải đáp giúp em. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Thuốc tránh thai hàng ngày hiện nay có rất nhiều loại phổ biến là loại thuốc tránh thai kết hợp tức là thành phần của thuốc chứa 2 nội tiết tố. Cơ chế tránh thai của thuốc là ức chế sự rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung, làm đặc chất nhầy cổ tử cung. Bạn cần đi khám chuyên khoa Sản để xem có chống chỉ định không. Nếu không có chống chỉ định, khi đó mới sử dụng được. Bạn hãy đi khám chuyên khoa Sản xem cụ thể thế nào nhé. Khi có kết quả rồi hãy sử dụng. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Tư vấn dùng thuốc tránh thai[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Hiền Chào bác sĩ! Em hay thường xuyên bị rong kinh. Tháng này em đã có kinh và khi hết chu kì, em và bạn trai có quan hệ cách đây 11, 13 ngày. Em đã dùng thuốc ngừa thai cấp tốc, sau đó vài ngày thì em lại có kinh tiếp, kéo dài 8 ngày. Kinh vừa hết em lại quan hệ tiếp nhưng không dùng biện pháp an toàn. Bạn trai em lỡ xuất tinh bị dính 1 ít vào bên trong âm đạo của em, vậy khả năng mang thai là bao nhiêu phần trăm ạ? Em nên mua loại thuốc tránh thai nào để uống bây giờ ạ? Và cho em hỏi thêm là dùng thuốc tránh thai hàng ngày loại nào là tốt nhất để quan hệ không cần bao cao su mà vẫn an toàn? Em xin cảm ơn nhiều ạ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào em! Thuốc tránh thai khẩn cấp bản chất là nội tiết hàm lượng cao khi uống có thể làm thay đổi và cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Em đã uống và đã bị ra máu như vậy coi như việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp đã thành công. Em hãy tính ngày ra máu đó là ngày đầu tiên của kỳ kinh mới nhé và tiếp tục theo dõi tháng tiếp theo. Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên uống trung bình 3 tháng 1 lần thôi, em nên cân nhắc và lựa chọn biện pháp phù hợp hơn nhé. Em hãy làm xét nghiệm định lượng beta Hcg trong máu xem nhé, nếu có là có thai, không có là không có thai. Nếu có thì em hãy đi khám siêu âm kiểm tra tử cung, phần phụ xem sao nhé. Em nên sử dụng bao cao su thì tốt hơn vì bao cao su vừa có tác dụng tránh thai vừa có tác dụng phòng bệnh lây qua đường tình dục, sử dụng đơn giản thuận tiện. Thuốc tránh thai uống hàng ngày cần khám mới xác định được có uống hay không. Chúc em khỏe. [SIZE=5][B]Tư vấn uống thuốc tránh thai khẩn cấp[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em tên Minh, năm nay 19 tuổi, và là nam giới. Em và bạn gái đã có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ nào, sau đó bạn gái em đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp loại 2 viên cách nhau 12 giờ vào ngày 10 tháng 5 và tới ngày 22 tháng 5 hai đứa em lại quan hệ, sau đó bạn gái em lại dùng thuốc ngừa thai loại 1 viên. Bác sĩ cho em hỏi như vậy bạn gái em có dùng thuốc quá mức qui định không? Liệu sau này bạn gái em có bị tác động gì không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào em! Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong tình huống quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp phòng tránh thai nào, nhưng lại chưa có ý định mang thai. Tuy nhiên, đây được coi là biện pháp mang tính giải quyết “trường hợp” là chính, bởi vì hiệu quả tránh thai không cao và việc sử dụng thuốc có thể gây hại cho cơ thể. Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ trong vòng 72 giờ sau giao hợp. Thuốc có tác dụng ức chế sự rụng trứng và ngăn cản phôi làm tổ tại tử cung do làm biến đổi niêm mạc tử cung, do đó trong tình huống phôi đã làm tổ ở tử cung rồi thì thuốc sẽ hầu như không mang lại hiệu quả. Tuỳ theo loại thuốc tránh thai khẩn cấp mà có thể có tác dụng trong 36 giờ hoặc 72 giờ sau khi quan hệ, nhưng nhìn chung, càng uống gần thời điểm sau khi quan hệ thì hiệu quả tránh thai càng cao. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tránh thai khẩn cấp, mỗi loại có cách sử dụng khác nhau đôi chút, nhưng phổ biến hơn là loại thuốc đóng vỉ 2 viên. Trường hợp có sẵn và sử dụng kịp thời thì chỉ cần uống một liều duy nhất với 1 viên sau giao hợp trong vòng 1 giờ. Trong tình huống nếu chưa có sẵn để uống, thì phải uống càng sớm càng tốt viên đầu tiên trong vòng 72 giờ, và viên thứ hai cách viên đầu 12 giờ. Trường hợp như của em và bạn gái, nhìn chung việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như vậy là khá hợp lý. Tuy nhiên, do thuốc tránh thai khẩn cấp có một số tác dụng phụ như như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chướng bụng,… đồng thời cũng có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh như bệnh gan, thận, rối loạn chuyển hoá, ung thư,… nên nó chỉ được khuyên sử dụng không quá 2 liều trong một tháng. Bạn gái em sử dụng mức liều như vậy là vừa đúng theo giới hạn khuyến nghị. Do vậy, bạn gái em không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khoẻ. Để tránh gặp phải trường hợp lo lắng như lần này, em và bạn gái nên chủ động hơn trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su, tính vòng kinh, dùng thuốc tránh thai loại hàng ngày,…. Chúc em vui vẻ. [SIZE=5][B]Có loại thuốc điều hòa nội tiết nào ngoài thuốc tránh thai không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Trước đây em có sử dụng thuốc ngừa thai trong thời gian dài (hơn 2 năm). Hiện nay, em đã ngưng thuốc được 2 năm. Tuy nhiên, từ ngay ngưng sử dụng thuốc em bị nổi khá nhiều mụn mủ trắng và mụn đỏ. Đầu tiên ở thắt lưng rồi sau đó lan đến vai, lưng và giờ là trước ngực. Em đã khám Da liễu ở nhiều bệnh viện nhưng điều được bác sĩ chẩn đoán là viêm da nhiễm trùng và trứng cá. Tuy nhiên, việc chữa trị không khả quan. Mụn vẫn cứ mọc và ngày càng nhiều, càng lan rộng để lại nhiều sẹo thâm làm em mất tự tin rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi em cần chữa trị như thế nào để kiểm soát được việc nổi mụn như trên. Có loại thuốc điều hoà nội tiết tố nào khác ngoài thuốc ngừa thai không ạ? Em không muốn sử dụng thuốc ngừa thai nữa. Em xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào em! Theo em cung cấp thông tin, em bị mụn trứng cá. Thuốc chữa trị mụn trứng cá có nhiều nhóm, người ta phân ra 4 nhóm thuốc chủ yếu chữa trị mụn trứng cá là: – Nhóm thuốc làm bạt sừng, bong vảy (Keratolytics). Ví dụ mỡ Salicylic acid 5 – 10%: có tác dụng làm mỏng lớp sừng trên bề mặt da, làm bong các nút sừng ở cổ tuyến bã, giúp chất bã thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giảm tắc nghẽn chất bã trong túi tuyến bã. Nhóm thuốc này thích hợp để làm bong các nút sừng ở các loại mụn đầu trắng, mụn bọc nhỏ. Tùy vị trí và mức độ mụn để dùng loại có nồng độ phù hợp. – Nhóm thuốc kháng sinh (Antibiotic) và kháng khuẩn (Antibactarial): Thường dùng các kháng sinh như Clindamycin, Erythromycin, Doxycyclin; kháng khuẩn chống viêm như Benzoyl peroxide. Các loại thuốc này vừa có tác dụng diệt vi khuẩn gây viêm tại mụn, lại vừa có tác dụng chống viêm nên thích hợp để chữa trị các loại mụn viêm, mụn mủ. Dùng cả được toàn thân và tại chỗ. Có các loại kháng sinh dùng tại chỗ như: dạng kem hoặc gel Erythromycin 2 – 4%, Clindamycin 1%, Benzoyl peroxide 2,5 – 5%. Thận trọng khi dùng các thuốc tại chỗ loại này có thể gây nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy nên tránh nắng trong thời gian chữa trị. Benzoyl peroxide còn có thể gây kích ứng trên da. Khi bôi, ngày đầu nên bôi thử một vùng nhỏ ở mặt trong cẳng tay, nếu không có ngứa, nổi mẩn đỏ thì mới bôi lên vùng mặt. – Nhóm vitamin A a-xít (Retinoid): Có tác dụng chống sừng hóa cổ tuyến bã, do đó ngăn ngừa hình thành các nút sừng tại cổ tuyến bã, giúp chất bã nhờn thoát ra dễ dàng hơn. Retinoid còn làm giảm tiết bã, chống viêm nên được dùng cho mọi loại mụn trứng cá, đặc biệt các dạng trứng cá bọc, mụn mủ, mạch lươn, trứng cá nặng, dai dẳng. Tuy nhiên, chống chỉ định dùng Retinoid cho phụ nữ có thai, những người có Tryglycerid, Cholesterol máu cao. Hiện nay có các loại thuốc bôi tại chỗ là Tretinoin 0,025 – 0,1%, Isotretinoin 0,05% và Adapalene 0,1%. Cần lưu ý thuốc có thể gây khô da, khô rộp môi, bong vảy lòng bàn tay, bàn chân. Để hạn chế bớt tác dụng phụ này chúng ta có thể cho dùng thêm các loại kem giữ ẩm, mềm da. Vitamin A a-xít còn làm cho da dễ bị nhạy cảm với ánh sáng do đó nên tránh nắng, hạn chế ra nắng hoặc dùng các biện pháp che, chắn nắng như đội mũ rộng vành, bịt mặt, mặc quần áo che kín da trong thời gian uống thuốc và nên bôi thuốc vào buổi tối. – Nhóm thuốc nội tiết (Hormone): Ví dụ như các loại thuốc tránh thai, thường chỉ định cho các tình huống nữ bị trứng cá. Liệu trình chữa trị thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Không nên dùng loại thuốc tránh thai có thành phần Progesterol đơn thuần vì loại này thường làm tăng nặng bệnh trứng cá. Nên dùng loại kết hợp Progesterol tổng hợp thế hệ 2 là: Levonorgestrel (khoảng 100 micrograms) với Ethinyloestradiol (20 micrograms) chỉ định cho các tình huống trứng cá vừa. Cyproterone acetate thường dùng trong các tình huống trứng cá nặng và có thể dùng ở dạng thuốc tránh thai kết hợp như Diane – 35. Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Dian-35 (thuộc nhóm thuốc tránh thai) chỉ là một nhóm, trong chữa trị trứng cá có sử dụng nhưng không phổ biến và nhiều khi không cần nó vẫn chữa trị khỏi mụn trứng cá. Em nên đi bác sĩ Da liễu khám thực tế để điều chỉnh và thay thế thuốc hợp lý để có chữa trị hiệu quả cao. Chào em! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Có những loại thuốc tránh thai nào?
Top
Dưới