Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tiêu chảy và những câu hỏi thường gặp
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39578, member: 11284"]</p><p>Tiêu chảy chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có thể lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh tiêu chảy là gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyen Nam</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 27 tuổi, giới tính nam. Em muốn hỏi bác sĩ bệnh tiêu chảy là gì ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Tiêu chảy, ỉa chảy chỉ là một biểu hiện không phải là bệnh. Nó được định nghĩa là đi phân lỏng thường xuyên. Tiêu chảy có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Một người trung bình có thể bị tiêu chảy cấp 3-5 lần/năm, trong đó tiêu chảy mãn tính là rất hiếm.Trẻ em dưới 5 tuổi thường bị 1-3 lần bị tiêu chảy mỗi năm. Tiêu chảy cấp tính kéo dài chỉ 1-2 ngày và thường không nghiêm trọng, nhưng nó có thể được liên quan với một số vấn đề về sức khỏe khác. Tiêu chảy mãn tính là khi biểu hiện đi phân lỏng kéo dài hơn 2 tuần, hoặc lặp đi lặp lại tiêu chảy kéo dài khoảng 2 tuần mỗi lần bị tiêu chảy.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ăn gì khi bị tiêu chảy?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Oriole</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi xin hỏi bác sĩ, bệnh nhân bị tiêu chảy thì được phép ăn gì?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Tiêu chảy là một căn bệnh khá phổ biến, thường có lí do từ thức ăn hoặc do cơ thể đang bị căng thẳng. Uống thuốc là lựa chọn đầu tiên cho những người muốn giảm các cơn đau bụng do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên, thuốc trị tiêu chảy có thể gây kích thích đối với thành dạ dày hoặc có thể khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu dùng không đúng thuốc. Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là lí do gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn.</p><p></p><p>Chính vì vậy, chọn lựa những thực phẩm có ích trong việc điều trị tiêu chảy cũng là một trong những biện pháp giúp bạn chữa khỏi bệnh dễ dàng. Danh sách những thực phẩm được đánh giá là tốt cho bệnh tiêu chảy thường bao gồm những thứ được liệt kê dưới đây:</p><p></p><p>1. Chuối: Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để điều trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.</p><p></p><p>2. Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt nhất khi bạn cần sử dụng thực phẩm có nhiều tinh bột để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.</p><p></p><p>3. Táo đã được nấu chín: Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng 2-3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những biểu hiện của bệnh tiêu chảy.</p><p></p><p>4. Thịt gà: Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất rất nhiều protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Món gà hấp chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh nhờ được bổ sung kịp thời lượng protein phong phú từ thịt gà. Rán hoặc những cách chế biến thịt gà có sử dụng dầu ăn lại không được khuyến khích vì những món ăn có nhiều chất béo sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.</p><p></p><p>5. Bột mì đã được chế biến: Mặc dù bột mì chế biến sẵn được đánh giá là thực phẩm không tốt cho sức khỏe so với các loại lương thực thô. Tuy nhiên, đối với bệnh tiêu chảy, vấn đề này lại bị đảo ngược. Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Lý do nằm đằng sau sự thay đổi này là vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhờ đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những biểu hiện của bệnh.</p><p></p><p>6. Sữa chua: Là một sản phảm được chế biến từ sữa nên sữa chua được đánh giá là có khả năng điều trị tiêu chảy hiệu quả. Thông thường, những sản phẩm từ sữa cần phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn uống khi bao tử đang có vấn đề. Nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể xử lý được những biểu hiện khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và làm sinh sôi những khuẩn sữa có trong sữa chua. Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa cuia được cấy những vi khuẩn sống. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”.</p><p></p><p>7. Trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Nhâm nhi tách trà thảo mộc sẽ giúp làm dịu tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp các cơ được thư giãn, tinh thần cũng hồi phục nhanh chóng. Đối với bao tử, trà thảo mộc cũng có tác dụng làm dịu tương tự. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột.</p><p></p><p>8. Việt quất: Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ôxy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu không thích mùi vị của việt quất, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các biểu hiện tiêu chảy giảm hẳn.</p><p></p><p>Trong quá trình chữa bệnh tiêu chảy, cần chú ý tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc kem. Những sản phẩm từ sữa có chứa đường lacotse có thể gây tích tụ khí gas, khiến bao tử bị đầy hơi và gây buồn nôn cho những người bị tiêu chảy. Những thực phẩm sản sinh ra nhiều khí gas như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan, hành… có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các biểu hiện trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều đường và những loại đồ uống có chất caffeine cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.</p><p></p><p>9. Gừng: Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn E.coli gây ra. Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli.</p><p></p><p>Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao. Một số món cháo chữa tiêu chảy ở trẻ em:</p><p></p><p>Cháo rau sam: Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.</p><p></p><p>Cháo cà rốt, ô mai: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.</p><p></p><p>Cháo hạt sen: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày.</p><p></p><p>Cháo gừng: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày. Cháo gạo, sơn dược: Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày. Cháo khiếm thực, phục linh: Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày.</p><p></p><p>Cháo khương, tra, củ cải: Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần, liền 5 ngày.</p><p></p><p>Thuốc đắp ngoài:</p><p></p><p>Bài 1: Hành củ 15g, gừng sống 15g. Đem giã nát nhuyễn, gói trong miếng vải, đắp rốn bệnh nhi rồi băng cố định.</p><p></p><p>Bài 2: Tỏi 12g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Giã nát tỏi trộn với lòng trắng trứng, gói vào vải đắp lên huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trẻ.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Xin chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.</p><p></p><p>Em cám ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau:</p><p></p><p>* Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.</p><p></p><p>1. Li bì khó đánh thức.</p><p></p><p>2. Mắt trũng.</p><p></p><p>3. Không uống được hoặc uống kém.</p><p></p><p>4. Nếp véo da mất rất chậm.</p><p></p><p>* Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.</p><p></p><p>1. Vật vã, kích thích.</p><p></p><p>2. Mắt trũng.</p><p></p><p>3. Uống háo hức, khát,</p><p></p><p>4. Nếp véo da mất chậm.</p><p></p><p>* Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế). </p><p></p><p>* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:</p><p></p><p>Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.</p><p></p><p>Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.</p><p></p><p>Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.</p><p></p><p>Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.</p><p></p><p>* Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree.</p><p></p><p>*Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.</p><p></p><p>Chúc bé sớm lành bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé sốt cao, tiêu chảy là do virus Rota hay tiêu chảy thường?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Yen Nhi</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Bé nhà cháu bị sốt phải nằm viện 1 tuần. Trong lúc nằm viện chữa trị sốt, bé bị đi ngoài ngày 5-6 lần, bác sĩ cho uống men Ybio, thuốc TM và B1 thì bé khỏi và được ra viện. Nhưng về nhà được 1 ngày bé lại sốt 38,5 độ 2 ngày và bị đi ngoài ngày hơn 10 lần. Phân của bé lỏng, có bọt và nhầy. Bây giờ bác sĩ đang tiêm kháng sinh cho bé và ngày bé đi ngoài 3 lần, lần đầu phân sền sệt, 2 lần sau phân lỏng. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy thì bé nhà cháu có bị nhiễm virus Rota không hay là bị tiêu chảy thường ạ?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Tiêu chảy cấp do virus Rota thường xảy ra vào mùa đông. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 24 tháng. Sau 1-4 ngày bị lây nhiễm virus, bé có các triệu chứng của bệnh nhưng thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài, có bé thì bị đi ngoài rồi mới nôn. Biểu hiện đi ngoài thường nhiều lần nhưng phân rất nhiều nước.</p><p></p><p>Theo mô tả của cháu thì không rõ triệu chứng bệnh ban đầu của con cháu như đi ngoài như thế nào, phân có nhiều nước hay không, có nôn nhiều không? Vì vậy không thể khẳng định là con cháu có bị virus Rota hay không. Tuy nhiên dù là tiêu chảy do nguyên nhân gì đi nữa thì nguyên tắc chữa trị vẫn là uống Oresol để tránh mất nước và uống bổ sung viên kẽm. Như vậy cháu nên tuân thủ chữa trị của bác sĩ để bé mau khỏi bệnh.</p><p></p><p>Chúc cháu nuôi con mạnh khoẻ!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyen Nam</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em muốn hỏi: Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách nào?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Dù bạn đang ở tại nơi mình sinh sống hay đang đi công tác, du lịch đâu đó, nếu muốn phòng bệnh tiêu chảy, bạn không bao giờ được quên những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây:</p><p></p><p>Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn.</p><p></p><p>Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày).</p><p></p><p>Tại những nơi bạn đến, nếu bạn cảm thấy không yên tâm về nước uống, hãy dùng trà thay cho nước lọc, hoặc mua những chai nước tinh khiết được đóng chai an toàn.</p><p></p><p>Không uống nước với đá nếu bạn không biết rõ nguồn gốc của của loại đá này.</p><p></p><p>Tránh ăn những món ăn như rau sống, cá hoặc thịt sống, hoa quả không gọt vỏ.</p><p></p><p>Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu,…</p><p></p><p>Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu.</p><p></p><p>Không uống nhiều rượu và ăn các gia vị cay.</p><p></p><p>Chúc bạn mau khỏe.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39578, member: 11284"] Tiêu chảy chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có thể lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ. [SIZE=5][B]Bệnh tiêu chảy là gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyen Nam Chào bác sĩ! Em năm nay 27 tuổi, giới tính nam. Em muốn hỏi bác sĩ bệnh tiêu chảy là gì ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào em! Tiêu chảy, ỉa chảy chỉ là một biểu hiện không phải là bệnh. Nó được định nghĩa là đi phân lỏng thường xuyên. Tiêu chảy có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Một người trung bình có thể bị tiêu chảy cấp 3-5 lần/năm, trong đó tiêu chảy mãn tính là rất hiếm.Trẻ em dưới 5 tuổi thường bị 1-3 lần bị tiêu chảy mỗi năm. Tiêu chảy cấp tính kéo dài chỉ 1-2 ngày và thường không nghiêm trọng, nhưng nó có thể được liên quan với một số vấn đề về sức khỏe khác. Tiêu chảy mãn tính là khi biểu hiện đi phân lỏng kéo dài hơn 2 tuần, hoặc lặp đi lặp lại tiêu chảy kéo dài khoảng 2 tuần mỗi lần bị tiêu chảy. Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Ăn gì khi bị tiêu chảy?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Oriole Chào bác sĩ. Tôi xin hỏi bác sĩ, bệnh nhân bị tiêu chảy thì được phép ăn gì? Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn. Tiêu chảy là một căn bệnh khá phổ biến, thường có lí do từ thức ăn hoặc do cơ thể đang bị căng thẳng. Uống thuốc là lựa chọn đầu tiên cho những người muốn giảm các cơn đau bụng do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên, thuốc trị tiêu chảy có thể gây kích thích đối với thành dạ dày hoặc có thể khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu dùng không đúng thuốc. Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là lí do gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn. Chính vì vậy, chọn lựa những thực phẩm có ích trong việc điều trị tiêu chảy cũng là một trong những biện pháp giúp bạn chữa khỏi bệnh dễ dàng. Danh sách những thực phẩm được đánh giá là tốt cho bệnh tiêu chảy thường bao gồm những thứ được liệt kê dưới đây: 1. Chuối: Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để điều trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể. 2. Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt nhất khi bạn cần sử dụng thực phẩm có nhiều tinh bột để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết. 3. Táo đã được nấu chín: Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng 2-3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những biểu hiện của bệnh tiêu chảy. 4. Thịt gà: Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất rất nhiều protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Món gà hấp chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh nhờ được bổ sung kịp thời lượng protein phong phú từ thịt gà. Rán hoặc những cách chế biến thịt gà có sử dụng dầu ăn lại không được khuyến khích vì những món ăn có nhiều chất béo sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. 5. Bột mì đã được chế biến: Mặc dù bột mì chế biến sẵn được đánh giá là thực phẩm không tốt cho sức khỏe so với các loại lương thực thô. Tuy nhiên, đối với bệnh tiêu chảy, vấn đề này lại bị đảo ngược. Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Lý do nằm đằng sau sự thay đổi này là vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhờ đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những biểu hiện của bệnh. 6. Sữa chua: Là một sản phảm được chế biến từ sữa nên sữa chua được đánh giá là có khả năng điều trị tiêu chảy hiệu quả. Thông thường, những sản phẩm từ sữa cần phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn uống khi bao tử đang có vấn đề. Nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể xử lý được những biểu hiện khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và làm sinh sôi những khuẩn sữa có trong sữa chua. Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa cuia được cấy những vi khuẩn sống. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”. 7. Trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Nhâm nhi tách trà thảo mộc sẽ giúp làm dịu tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp các cơ được thư giãn, tinh thần cũng hồi phục nhanh chóng. Đối với bao tử, trà thảo mộc cũng có tác dụng làm dịu tương tự. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột. 8. Việt quất: Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ôxy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu không thích mùi vị của việt quất, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các biểu hiện tiêu chảy giảm hẳn. Trong quá trình chữa bệnh tiêu chảy, cần chú ý tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc kem. Những sản phẩm từ sữa có chứa đường lacotse có thể gây tích tụ khí gas, khiến bao tử bị đầy hơi và gây buồn nôn cho những người bị tiêu chảy. Những thực phẩm sản sinh ra nhiều khí gas như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan, hành… có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các biểu hiện trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều đường và những loại đồ uống có chất caffeine cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn. 9. Gừng: Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn E.coli gây ra. Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao. Một số món cháo chữa tiêu chảy ở trẻ em: Cháo rau sam: Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo cà rốt, ô mai: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. Cháo hạt sen: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo gừng: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày. Cháo gạo, sơn dược: Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày. Cháo khiếm thực, phục linh: Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày. Cháo khương, tra, củ cải: Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần, liền 5 ngày. Thuốc đắp ngoài: Bài 1: Hành củ 15g, gừng sống 15g. Đem giã nát nhuyễn, gói trong miếng vải, đắp rốn bệnh nhi rồi băng cố định. Bài 2: Tỏi 12g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Giã nát tỏi trộn với lòng trắng trứng, gói vào vải đắp lên huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trẻ. Chúc bạn sức khỏe. [SIZE=5][B]Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Xin chào bác sĩ! Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ. Em cám ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau: * Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên. 1. Li bì khó đánh thức. 2. Mắt trũng. 3. Không uống được hoặc uống kém. 4. Nếp véo da mất rất chậm. * Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên. 1. Vật vã, kích thích. 2. Mắt trũng. 3. Uống háo hức, khát, 4. Nếp véo da mất chậm. * Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế). * Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý: Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút. Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn. * Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree. *Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân. Chúc bé sớm lành bệnh! [SIZE=5][B]Bé sốt cao, tiêu chảy là do virus Rota hay tiêu chảy thường?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Yen Nhi Thưa bác sĩ. Bé nhà cháu bị sốt phải nằm viện 1 tuần. Trong lúc nằm viện chữa trị sốt, bé bị đi ngoài ngày 5-6 lần, bác sĩ cho uống men Ybio, thuốc TM và B1 thì bé khỏi và được ra viện. Nhưng về nhà được 1 ngày bé lại sốt 38,5 độ 2 ngày và bị đi ngoài ngày hơn 10 lần. Phân của bé lỏng, có bọt và nhầy. Bây giờ bác sĩ đang tiêm kháng sinh cho bé và ngày bé đi ngoài 3 lần, lần đầu phân sền sệt, 2 lần sau phân lỏng. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy thì bé nhà cháu có bị nhiễm virus Rota không hay là bị tiêu chảy thường ạ? Cháu cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào cháu. Tiêu chảy cấp do virus Rota thường xảy ra vào mùa đông. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 24 tháng. Sau 1-4 ngày bị lây nhiễm virus, bé có các triệu chứng của bệnh nhưng thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài, có bé thì bị đi ngoài rồi mới nôn. Biểu hiện đi ngoài thường nhiều lần nhưng phân rất nhiều nước. Theo mô tả của cháu thì không rõ triệu chứng bệnh ban đầu của con cháu như đi ngoài như thế nào, phân có nhiều nước hay không, có nôn nhiều không? Vì vậy không thể khẳng định là con cháu có bị virus Rota hay không. Tuy nhiên dù là tiêu chảy do nguyên nhân gì đi nữa thì nguyên tắc chữa trị vẫn là uống Oresol để tránh mất nước và uống bổ sung viên kẽm. Như vậy cháu nên tuân thủ chữa trị của bác sĩ để bé mau khỏi bệnh. Chúc cháu nuôi con mạnh khoẻ! [SIZE=5][B]Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyen Nam Chào bác sĩ. Em muốn hỏi: Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách nào? Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn. Dù bạn đang ở tại nơi mình sinh sống hay đang đi công tác, du lịch đâu đó, nếu muốn phòng bệnh tiêu chảy, bạn không bao giờ được quên những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn. Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày). Tại những nơi bạn đến, nếu bạn cảm thấy không yên tâm về nước uống, hãy dùng trà thay cho nước lọc, hoặc mua những chai nước tinh khiết được đóng chai an toàn. Không uống nước với đá nếu bạn không biết rõ nguồn gốc của của loại đá này. Tránh ăn những món ăn như rau sống, cá hoặc thịt sống, hoa quả không gọt vỏ. Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu,… Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu. Không uống nhiều rượu và ăn các gia vị cay. Chúc bạn mau khỏe. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tiêu chảy và những câu hỏi thường gặp
Top
Dưới