Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những điều cần biết về bệnh vàng da ở người lớn
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39597, member: 11284"]</p><p>Dù được nghiên cứu là một hiện tượng dễ gặp nhất ở trẻ em, vàng da vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người lớn tuổi. Chính vì vậy, hiểu rõ về nó là điều vô cùng cần thiết.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau nhức toàn thân, mắt vàng, da vàng, chóng mặt</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: nam .</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi sinh năm 1990. Tôi bị nhức mỏi toàn thân, mắt vàng, da vàng, chóng mặt, mệt mỏi từng ngực đau bụng và chướng bụng, khó chịu, khó thở và bức xúc. Đi khám nhiều mà không tìm ra lí do. Tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp.</p><p></p><p>Xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Với các triệu chứng như em mô tả, tôi chưa thể khẳng định lí do gây ra các triệu chứng đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ đến có thể em bị suy giảm chức năng gan. Bình thường, chất độc được gan chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc các độc tố trong máu giảm gây tích tụ các chất độc, triệu chứng bên ngoài như: vàng da, vàng mắt, ngứa, dị ứng… Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm bài tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, ăn không ngon, chướng bụng, đầy bụng, dễ bị táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra, suy giảm chức năng gan và tổn thương tế bào gan thường dẫn đến men gan trong máu tăng cao.</p><p></p><p>Sau đây là một số cách chăm sóc và bảo vệ gan:</p><p></p><p>Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không ăn nhiều thức ăn chiên nướng, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chú ý giữ cân bằng dinh dưỡng, uống nhiều nước. Hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn. Tránh những thực phẩm có hại với gan như: thực phẩm không còn tươi, bao gồm: các loại thực phẩm lên men, có chất bảo quản, phẩm màu, các phụ gia, các loại thức ăn hun khói…các gia vị có chất kích thích, một số loại hoa quả như mãng cầu, vải, long nhãn…cũng không nên ăn nhiều. Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể… Tăng cường thể dục thể thao, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm, đúng giờ.</p><p></p><p>Em nên đi khám Nội khoa để tìm lí do và điều trị theo lí do sẽ đạt kết quả tốt.</p><p></p><p>Chúc em mau khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nữ 23 tuổi bị vàng da, vàng mắt điều trị ra sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu sinh năm 1991, cháu chỉ ở nhà làm ruộng đồng, cháu đã có gia đình và sinh em bé được 9 tháng rồi. Lâu lâu cháu thấy toàn thân nhức mỏi như bị ai đánh, rất mệt mỏi chán ăn nên cháu rất gầy cả khi cháu sinh xong cũng không lên cân được, cháu còn thấy da, mắt và nước tiểu bị vàng. Đi đại tiện cũng không tốt đi rất khó khăn, phân thường cứng và số lần đi đại tiện của cháu rất ít nữa. Cháu thấy rất lo không làm thế nào bác sĩ có thể cho biết cháu bị bệnh gì? Và cho cháu lời khuyên cách điều trị phòng ngừa các biểu hiện bệnh của cháu được không?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Vàng mắt vàng da là triệu chứng lâm sàng của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu. Vàng da là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau ở người trưởng thành như:</p><p></p><p>Tổn thương tế bào gan: do các lí do gây tổn thương tế bào gan như các virus gây viêm gan A, B, C, D,E…, viêm gan cấp do rượu, do ngộ độc thuốc</p><p></p><p>Do tắc mật như các bệnh lý như sỏi mật, viêm đường mật, u đường mật, u đầu tụy…</p><p></p><p>Do tan huyết: Khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều huyết cầu tố, tiền thân của sắc tố mật gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt: các căn nguyên gây tan huyết như nhiễm xoắn khuẩn leptospira, bệnh sốt rét, bệnh lý về máu…</p><p></p><p>Do đó khi bạn có triệu chứng nghi ngờ vàng da bạn nên đi khám ngay các cơ sở y tế để có thể khám và chẩn đoán xử trí kịp thời.</p><p></p><p>Chúc bạn luôn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>vàng mắt, vàng da, ngươi nôn nao, mỏi mệt, chán ăn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em 36 tuổi, hiện nay em bị vàng mắt, vàng da, ngươi nôn nao, mỏi mệt, không muốn ăn đặc biệt là đồ rán và thịt, đi tiểu nước giải vàng đỏ. Hiện tượng này kéo dài 4 tuần nay rồi. Hiện nay em đang chữa trị tại bệnh viện. Xét nghiệm máu và nước tiểu âm tính. Chỉ số AST 190 và chỉ số ALT 60. Theo bác sĩ thì em có phải bị bệnh về gan không? Và hiện tượng trên do lí do gì? Hiện em đang được truyền mỗi ngày 1-2 chai. Uống 2 viên/ ngày loại thuốc LIVERTON 140. Theo bác sĩ thì em đang được chữa trị như vậy có đúng không? Và khoảng bao lâu là khỏi bệnh? Em đang chữa trị được 2 tuần nhưng biểu hiện không thay đổi. Rất mong nhận được giải đáp của bác sĩĨ sớm nhất.</p><p></p><p>Chân thành cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tình trạng hoàng đảm (vàng mắt, vàng da) là do tăng bilirubin trong máu, việc tăng này có thể do lí do trước gan, lí do tại gan, và lí do sau gan. Việc chữa trị cũng như tiên lượng phụ thuộc vào lí do gây ra tình trạng này, để xác định lí do, cần có các xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chẩn đoán hình ảnh…. Bạn đang nằm trong bệnh viện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chữa trị cho bạn về tình trạng bệnh của bạn.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị ngứa người kèm theo đốm thâm da, đốm trắng và vàng da là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi năm nay 30 tuổi bị ngứa và trên người xuất hiện đốm thâm da, đốm trắng và kèm theo đó là vùng bị vàng da. Vùng dưới nách có những vết thâm da rộng.Tôi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai và bác sĩ làm xét nghiệm tìm nấm và kết quả là có tế bào nấm, bác sĩ kết luận tôi bị nấm da và kê đơn thuốc uống và bôi cụ thể là thuốc: sporal, Beecom C, Lamisil, Dermazol, Eganin, uống trong vòng 20 ngày. Nhưng tôi dùng thuốc và bôi được 10 ngày mà không có đỡ. Xin bác sĩ giải đáp giúp.</p><p></p><p>Tôi xin cảm ơn bác sĩ</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Theo thông tin bạn mô tả bạn bị đốm thâm da, đốm trắng, vùng vàng da, vết thâm dưới nách,… và việc bạn đã đi khám tại bệnh viện và được xét nghiệm tìm nấm, chẩn đoán và chữa trị theo hướng nấm là hoàn toàn đúng hướng. Tuy nhiên, điều quan tâm của bạn là đã chữa trị 10 ngày rồi nhưng không có đỡ, qua thông tin bạn cung cấp thì đơn thuốc đã gồm các thuốc chống nấm (Sporal, Lamisil, Dermazol), vitamin và thuốc bổ gan (Beecom C, Eganin),…</p><p></p><p>Như vậy, bạn có thể yên tâm chữa trị theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê đơn chữa trị. Việc chữa trị nấm cần kiên trì lâu dài, đặc biệt khi nấm lan tràn nhiều vùng của cơ thể, và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu, đồng thời đi khám lại theo hẹn hoặc trong tình huống bệnh không thuyên giảm, thậm chí tổn thương lan rộng, ngứa nhiều, khi đó tùy theo diễn biến tổn thương, bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hoặc thay thế thuốc chữa trị cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, gối, chiếu,…thông qua luộc sôi, là kỹ quần áo, tiệt trùng bằng bột kháng nấm, để tránh nấm lây lan sang vùng da khác và lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tắm rửa bằng các loại xà phòng và sữa tắm thông thường, không kỳ cọ, gãi, trà sát vào vùng tổn thương và giữ gìn làn da luôn sạch sẽ, thoáng mát và khô, cố gắng tránh làm việc trong điều kiện nóng, mồ hôi nhiều và ẩm ướt. Nên cố gắng sắp xếp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Không tăng cân, sức khỏe yếu dần, hay mệt mỏi, chán ăn, vàng da có phải do uống thuốc điều trị lao</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Phương Quỳnh</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 29 tuổi, là nữ giới. Em được chuẩn đoán là lao phổi, xét nghiệm đàm, máu đều âm tính. Em dùng thuốc đến nay là 8,5 tháng rồi. Đến tháng thứ 6 trên phim không còn dấu hiệu bệnh, bác sĩ nói là bệnh giảm được 70%. Đến tháng 7,5, em bị nổi mề đay, rất ngứa, đến nay vẫn còn. Mỗi đợt tái khám em đều làm xét nghiệm máu, nước tiểu đều bình thường. Trong quá trình chữa trị em không tăng cân, sức khỏe yếu dần, thường hay mệt mỏi, chán ăn, vàng da và sạm đi nhiều. Em cũng tiều tị và già đi rất nhiều vì vậy em rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là những biểu hiện bình thường của người chữa trị lao không? Có cách nào để giảm bớt những triệu chứng đó không? Vì công việc em đã chuyển đến nơi khác nên em có thể chữa trị tiếp ở nơi mới được không? Em uống từ 10-12 tháng như vậy có nhiều quá không?</p><p></p><p>Đây là toa thuốc em đã chữa trị:</p><p></p><p>3 tháng đầu em uống Akurit- 4 (3 viên vào buổi sáng), cộng với kháng sinh (vì em cũng bị viêm).</p><p></p><p>Tháng thứ 4 trở đi thì chỉ uống Akurit- 4.</p><p></p><p>Đến tháng thứ 7,5 trở đi, em uống Akurit Z (3 viên), EMB 400mg (2 viên).</p><p></p><p>Trong mỗi toa thuốc đều có thêm thuốc bổ trợ là Zuiver và Circuzanol.</p><p></p><p>Chân thành cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Em được chuẩn đoán lao phổi, được chữa trị bằng thuốc chống lao Akurt, bao gồm các loại thuốc kháng lao phối hợp. Đối với lao mới mắc, chữa trị lần đầu tiên, không phải lao kháng thuốc, thời gian chữa trị từ 6- 8 tháng. Em đã dùng thuốc 8,5 tháng, em nên đến Trung tâm Phòng chống Lao tại địa phương để khám lại và đánh giá kết quả chữa trị. Hiện tại qua mô tả của em, có thể em có các dấu hiệu của tình trạng tổn thương gan do uống thuốc kéo dài, em nên khám kiểm tra và xét nghiệm men gan để có hướng chữa trị phù hợp.</p><p></p><p>Chúc em sớm hồi phục!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39597, member: 11284"] Dù được nghiên cứu là một hiện tượng dễ gặp nhất ở trẻ em, vàng da vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người lớn tuổi. Chính vì vậy, hiểu rõ về nó là điều vô cùng cần thiết. [SIZE=5][B]Đau nhức toàn thân, mắt vàng, da vàng, chóng mặt[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: nam . Thưa bác sĩ! Tôi sinh năm 1990. Tôi bị nhức mỏi toàn thân, mắt vàng, da vàng, chóng mặt, mệt mỏi từng ngực đau bụng và chướng bụng, khó chịu, khó thở và bức xúc. Đi khám nhiều mà không tìm ra lí do. Tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp. Xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh[/B][/SIZE] Chào em! Với các triệu chứng như em mô tả, tôi chưa thể khẳng định lí do gây ra các triệu chứng đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ đến có thể em bị suy giảm chức năng gan. Bình thường, chất độc được gan chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc các độc tố trong máu giảm gây tích tụ các chất độc, triệu chứng bên ngoài như: vàng da, vàng mắt, ngứa, dị ứng… Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm bài tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, ăn không ngon, chướng bụng, đầy bụng, dễ bị táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra, suy giảm chức năng gan và tổn thương tế bào gan thường dẫn đến men gan trong máu tăng cao. Sau đây là một số cách chăm sóc và bảo vệ gan: Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không ăn nhiều thức ăn chiên nướng, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chú ý giữ cân bằng dinh dưỡng, uống nhiều nước. Hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn. Tránh những thực phẩm có hại với gan như: thực phẩm không còn tươi, bao gồm: các loại thực phẩm lên men, có chất bảo quản, phẩm màu, các phụ gia, các loại thức ăn hun khói…các gia vị có chất kích thích, một số loại hoa quả như mãng cầu, vải, long nhãn…cũng không nên ăn nhiều. Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể… Tăng cường thể dục thể thao, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm, đúng giờ. Em nên đi khám Nội khoa để tìm lí do và điều trị theo lí do sẽ đạt kết quả tốt. Chúc em mau khỏe! [SIZE=5][B]Nữ 23 tuổi bị vàng da, vàng mắt điều trị ra sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu sinh năm 1991, cháu chỉ ở nhà làm ruộng đồng, cháu đã có gia đình và sinh em bé được 9 tháng rồi. Lâu lâu cháu thấy toàn thân nhức mỏi như bị ai đánh, rất mệt mỏi chán ăn nên cháu rất gầy cả khi cháu sinh xong cũng không lên cân được, cháu còn thấy da, mắt và nước tiểu bị vàng. Đi đại tiện cũng không tốt đi rất khó khăn, phân thường cứng và số lần đi đại tiện của cháu rất ít nữa. Cháu thấy rất lo không làm thế nào bác sĩ có thể cho biết cháu bị bệnh gì? Và cho cháu lời khuyên cách điều trị phòng ngừa các biểu hiện bệnh của cháu được không? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương[/B][/SIZE] Chào bạn! Vàng mắt vàng da là triệu chứng lâm sàng của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu. Vàng da là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau ở người trưởng thành như: Tổn thương tế bào gan: do các lí do gây tổn thương tế bào gan như các virus gây viêm gan A, B, C, D,E…, viêm gan cấp do rượu, do ngộ độc thuốc Do tắc mật như các bệnh lý như sỏi mật, viêm đường mật, u đường mật, u đầu tụy… Do tan huyết: Khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều huyết cầu tố, tiền thân của sắc tố mật gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt: các căn nguyên gây tan huyết như nhiễm xoắn khuẩn leptospira, bệnh sốt rét, bệnh lý về máu… Do đó khi bạn có triệu chứng nghi ngờ vàng da bạn nên đi khám ngay các cơ sở y tế để có thể khám và chẩn đoán xử trí kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe! [SIZE=5][B]vàng mắt, vàng da, ngươi nôn nao, mỏi mệt, chán ăn[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Em 36 tuổi, hiện nay em bị vàng mắt, vàng da, ngươi nôn nao, mỏi mệt, không muốn ăn đặc biệt là đồ rán và thịt, đi tiểu nước giải vàng đỏ. Hiện tượng này kéo dài 4 tuần nay rồi. Hiện nay em đang chữa trị tại bệnh viện. Xét nghiệm máu và nước tiểu âm tính. Chỉ số AST 190 và chỉ số ALT 60. Theo bác sĩ thì em có phải bị bệnh về gan không? Và hiện tượng trên do lí do gì? Hiện em đang được truyền mỗi ngày 1-2 chai. Uống 2 viên/ ngày loại thuốc LIVERTON 140. Theo bác sĩ thì em đang được chữa trị như vậy có đúng không? Và khoảng bao lâu là khỏi bệnh? Em đang chữa trị được 2 tuần nhưng biểu hiện không thay đổi. Rất mong nhận được giải đáp của bác sĩĨ sớm nhất. Chân thành cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên[/B][/SIZE] Chào bạn! Tình trạng hoàng đảm (vàng mắt, vàng da) là do tăng bilirubin trong máu, việc tăng này có thể do lí do trước gan, lí do tại gan, và lí do sau gan. Việc chữa trị cũng như tiên lượng phụ thuộc vào lí do gây ra tình trạng này, để xác định lí do, cần có các xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chẩn đoán hình ảnh…. Bạn đang nằm trong bệnh viện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chữa trị cho bạn về tình trạng bệnh của bạn. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị ngứa người kèm theo đốm thâm da, đốm trắng và vàng da là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Tôi năm nay 30 tuổi bị ngứa và trên người xuất hiện đốm thâm da, đốm trắng và kèm theo đó là vùng bị vàng da. Vùng dưới nách có những vết thâm da rộng.Tôi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai và bác sĩ làm xét nghiệm tìm nấm và kết quả là có tế bào nấm, bác sĩ kết luận tôi bị nấm da và kê đơn thuốc uống và bôi cụ thể là thuốc: sporal, Beecom C, Lamisil, Dermazol, Eganin, uống trong vòng 20 ngày. Nhưng tôi dùng thuốc và bôi được 10 ngày mà không có đỡ. Xin bác sĩ giải đáp giúp. Tôi xin cảm ơn bác sĩ [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào bạn! Theo thông tin bạn mô tả bạn bị đốm thâm da, đốm trắng, vùng vàng da, vết thâm dưới nách,… và việc bạn đã đi khám tại bệnh viện và được xét nghiệm tìm nấm, chẩn đoán và chữa trị theo hướng nấm là hoàn toàn đúng hướng. Tuy nhiên, điều quan tâm của bạn là đã chữa trị 10 ngày rồi nhưng không có đỡ, qua thông tin bạn cung cấp thì đơn thuốc đã gồm các thuốc chống nấm (Sporal, Lamisil, Dermazol), vitamin và thuốc bổ gan (Beecom C, Eganin),… Như vậy, bạn có thể yên tâm chữa trị theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê đơn chữa trị. Việc chữa trị nấm cần kiên trì lâu dài, đặc biệt khi nấm lan tràn nhiều vùng của cơ thể, và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu, đồng thời đi khám lại theo hẹn hoặc trong tình huống bệnh không thuyên giảm, thậm chí tổn thương lan rộng, ngứa nhiều, khi đó tùy theo diễn biến tổn thương, bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hoặc thay thế thuốc chữa trị cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, gối, chiếu,…thông qua luộc sôi, là kỹ quần áo, tiệt trùng bằng bột kháng nấm, để tránh nấm lây lan sang vùng da khác và lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tắm rửa bằng các loại xà phòng và sữa tắm thông thường, không kỳ cọ, gãi, trà sát vào vùng tổn thương và giữ gìn làn da luôn sạch sẽ, thoáng mát và khô, cố gắng tránh làm việc trong điều kiện nóng, mồ hôi nhiều và ẩm ướt. Nên cố gắng sắp xếp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Không tăng cân, sức khỏe yếu dần, hay mệt mỏi, chán ăn, vàng da có phải do uống thuốc điều trị lao[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Phương Quỳnh Chào bác sĩ. Em năm nay 29 tuổi, là nữ giới. Em được chuẩn đoán là lao phổi, xét nghiệm đàm, máu đều âm tính. Em dùng thuốc đến nay là 8,5 tháng rồi. Đến tháng thứ 6 trên phim không còn dấu hiệu bệnh, bác sĩ nói là bệnh giảm được 70%. Đến tháng 7,5, em bị nổi mề đay, rất ngứa, đến nay vẫn còn. Mỗi đợt tái khám em đều làm xét nghiệm máu, nước tiểu đều bình thường. Trong quá trình chữa trị em không tăng cân, sức khỏe yếu dần, thường hay mệt mỏi, chán ăn, vàng da và sạm đi nhiều. Em cũng tiều tị và già đi rất nhiều vì vậy em rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là những biểu hiện bình thường của người chữa trị lao không? Có cách nào để giảm bớt những triệu chứng đó không? Vì công việc em đã chuyển đến nơi khác nên em có thể chữa trị tiếp ở nơi mới được không? Em uống từ 10-12 tháng như vậy có nhiều quá không? Đây là toa thuốc em đã chữa trị: 3 tháng đầu em uống Akurit- 4 (3 viên vào buổi sáng), cộng với kháng sinh (vì em cũng bị viêm). Tháng thứ 4 trở đi thì chỉ uống Akurit- 4. Đến tháng thứ 7,5 trở đi, em uống Akurit Z (3 viên), EMB 400mg (2 viên). Trong mỗi toa thuốc đều có thêm thuốc bổ trợ là Zuiver và Circuzanol. Chân thành cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em. Em được chuẩn đoán lao phổi, được chữa trị bằng thuốc chống lao Akurt, bao gồm các loại thuốc kháng lao phối hợp. Đối với lao mới mắc, chữa trị lần đầu tiên, không phải lao kháng thuốc, thời gian chữa trị từ 6- 8 tháng. Em đã dùng thuốc 8,5 tháng, em nên đến Trung tâm Phòng chống Lao tại địa phương để khám lại và đánh giá kết quả chữa trị. Hiện tại qua mô tả của em, có thể em có các dấu hiệu của tình trạng tổn thương gan do uống thuốc kéo dài, em nên khám kiểm tra và xét nghiệm men gan để có hướng chữa trị phù hợp. Chúc em sớm hồi phục! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những điều cần biết về bệnh vàng da ở người lớn
Top
Dưới