Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Bệnh dại có lây từ người sang người?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39603, member: 11284"]</p><p>Dại được gây ra bởi một loại virus, vì vậy khả năng lây từ người sang người là không thể xem nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu về khả năng lây căn bệnh này qua những lý giải sau đây.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh dại có thể lây truyền từ người sang người qua đường ăn uống không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác sĩ cho con hỏi bệnh dại có thể lây truyền từ người sang người qua đường ăn uống không ạ? Và khi nào thì trong nước bọt người mắc bệnh dại mới có virus ạ? Con ra đường cứ sợ người ta cố tình lây bệnh cho mình như là phun nước bọt vào mắt mình và không dám uống chung ly nước ở các quán ăn. Mong bác sĩ giải thích giúp con để con an tâm hơn ạ</p><p></p><p>Con cám ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Bệnh dại có thể lây truyền từ người mắc bệnh dại sang người lành. Các nguy cơ do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại…v.v.</p><p></p><p>Lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là không phổ biến, và trên thế giới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả tình huống mắc bệnh dại từ người sang người thông qua vết cắn. Nguy cơ lây nhiễm vi rút dại qua những hành vi nguy cơ khác như sử dụng chung vật dụng ăn uống… chỉ là một giả thuyết và điều này chưa được chứng minh.</p><p></p><p>Do đó khuyên cháu không nên quá lo lắng. Thời gian xuất hiện vi rút dại trong nước bọt đối với các loài động vật khác như chó, mèo… trước khi có biểu hiện đã được xác nhận. Tuy nhiên ở người vi rút dại có thể xuất hiện trong nước bọt bao lâu trước khi người bệnh có biểu hiện còn chưa được biết rõ.</p><p></p><p>Chúc cháu khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị chó cắn thì hôn nhau có lây bệnh dại được không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác sĩ cho em hỏi. Nếu bị chó dại cắn nhưng tiêm phòng rồi có thể hôn nhau được không? Hay là bị lây bệnh? Thời gian tiêm phòng được 4 hôm rồi ạ!</p><p></p><p>Cháu cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Câu trả lời còn tùy thuộc vào vị trí vết cắn ở đâu? Tiêm phòng ngay sau khi cắn hay tiêm phòng muộn. Giả sử bị chó dại cắn ở vị trí gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ…) thì vi-rút dại sẽ nhanh chóng theo thần kinh ngoại vi về thần kinh trung ương với tốc độ ước tính khoảng 1,2 – 2,4 cm/ngày. Do đó những vết cắn ở gần thần kinh trung ương cần phải tiêm phòng ngay.</p><p></p><p>Nếu tiêm phòng muộn khi vi-rút dại đã di chuyển về thần kinh trung ương thì hiệu quả bảo vệ sẽ giảm thấp và người bệnh vẫn có thể mắc bệnh dại và tử vong dù đã được tiêm phòng. Người chưa mắc bệnh dại thì không làm lây truyền bệnh (trong nước bọt chưa có vi-rút dại).</p><p></p><p>Tuy nhiên người đã mắc bệnh dại thì nguy cơ tử vong khi dại lên cơn là 100%. Trong tình huống dại đã lên cơn thì cần cách ly với mọi người xung quanh, người bệnh có thể vật vã kích thích, khạc nhổ nhiều do tăng tiết nước bọt. Nước bọt của người bị dại lên cơn có chứa vi-rút dại do đó sẽ là nguồn lây nhiễm. Người bị dại lên cơn thì không có khả năng cứu chữa, tỷ lệ tử vong 100%.</p><p></p><p>Do vậy khi đã được tiêm phòng dại, người bình thường và không có biểu hiện, tức là trong nước bọt không có chứa vi-rút dại nên không làm lây truyền bệnh khi hôn.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh dại lây qua đường nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 19 tuổi. Hôm qua em có đi viếng đám tang của bạn em, bạn ấy bị chó dại cắn cách đây 4 tháng và vừa mới mất chiều qua. Vì bạn em là người dân tộc nên theo tục lệ phải ở lại ăn cơm cùng gia đình họ. Em ngồi vào mâm và chỉ dám uống 1 ít rượu, ngoài ra không dám ăn gì. Em có đưa tay lên môi để lau rượu thì thấy đau ở tay, vì tay em có vết xước. Hầu như vết xước đấy chỉ tiếp xúc với rượu. Em rất lo không biết có sao không, liệu em có nên đi tiêm phòng dại không ạ? Mong bác sĩ giải đáp ạ.</p><p></p><p>Em cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Bệnh dại lây nhiễm qua vết cắn là chủ yếu hoặc có tiếp xúc với nước dãi của động vật hay người mắc bệnh dại. Tiếp xúc với phân, máu, nước tiểu của người hay động vật mắc bệnh dại không thấy nguy cơ làm lây truyền bệnh. Việc tham dự đám tang của một người chết vì bệnh dại không có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh dại có lây từ người sang người không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Lan</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em dâu em trong lúc có bầu thì bị chó cắn, lại chủ quan nên không đi tiêm phòng. Khi đi sinh thì mọi người không biết nên lúc sinh xong, em ấy bị phát dại, mọi người có tiếp xúc với em ấy không biết là tiếp xúc và giữ em ấy như thế thì có bị lây bệnh không ạ. Và con của em ấy có bị lây nhiễm dại từ mẹ không ạ. Khi sinh song em ấy mới lên cơn dại ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Trước hết xin chia sẻ và lấy làm tiếc khi nghe em cho biết em dâu em mắc bệnh dại. Bệnh dại ở người có nguy cơ lây nhiễm nếu như có tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, nếu việc nắm và giữ em ấy nhưng da tay lành lặn, không trấy xước và không tiếp xúc với nước bọt của em ấy thì không thấy nguy cơ bị lây nhiễm. Ở nhiều loài động vật, virus dại được chứng minh là có qua được nhau thai trên thực nghiệm, tuy nhiên trên người bệnh dại được biết đến là không lây truyền từ mẹ sang con do vi rút dại không qua nhau thai, do đó trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm vi rút dại vẫn mạnh khỏe, không bị mắc bệnh. Tuy nhiên những dữ liệu nghiên cứu trên người còn ít, do đó việc chữa trị dự phòng cho trẻ em sau sinh từ người mẹ bị bệnh dại là cần thiết.</p><p></p><p>Thân chào em!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39603, member: 11284"] Dại được gây ra bởi một loại virus, vì vậy khả năng lây từ người sang người là không thể xem nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu về khả năng lây căn bệnh này qua những lý giải sau đây. [SIZE=5][B]Bệnh dại có thể lây truyền từ người sang người qua đường ăn uống không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Bác sĩ cho con hỏi bệnh dại có thể lây truyền từ người sang người qua đường ăn uống không ạ? Và khi nào thì trong nước bọt người mắc bệnh dại mới có virus ạ? Con ra đường cứ sợ người ta cố tình lây bệnh cho mình như là phun nước bọt vào mắt mình và không dám uống chung ly nước ở các quán ăn. Mong bác sĩ giải thích giúp con để con an tâm hơn ạ Con cám ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu. Bệnh dại có thể lây truyền từ người mắc bệnh dại sang người lành. Các nguy cơ do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại…v.v. Lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là không phổ biến, và trên thế giới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả tình huống mắc bệnh dại từ người sang người thông qua vết cắn. Nguy cơ lây nhiễm vi rút dại qua những hành vi nguy cơ khác như sử dụng chung vật dụng ăn uống… chỉ là một giả thuyết và điều này chưa được chứng minh. Do đó khuyên cháu không nên quá lo lắng. Thời gian xuất hiện vi rút dại trong nước bọt đối với các loài động vật khác như chó, mèo… trước khi có biểu hiện đã được xác nhận. Tuy nhiên ở người vi rút dại có thể xuất hiện trong nước bọt bao lâu trước khi người bệnh có biểu hiện còn chưa được biết rõ. Chúc cháu khỏe. [SIZE=5][B]Bị chó cắn thì hôn nhau có lây bệnh dại được không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi. Nếu bị chó dại cắn nhưng tiêm phòng rồi có thể hôn nhau được không? Hay là bị lây bệnh? Thời gian tiêm phòng được 4 hôm rồi ạ! Cháu cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Câu trả lời còn tùy thuộc vào vị trí vết cắn ở đâu? Tiêm phòng ngay sau khi cắn hay tiêm phòng muộn. Giả sử bị chó dại cắn ở vị trí gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ…) thì vi-rút dại sẽ nhanh chóng theo thần kinh ngoại vi về thần kinh trung ương với tốc độ ước tính khoảng 1,2 – 2,4 cm/ngày. Do đó những vết cắn ở gần thần kinh trung ương cần phải tiêm phòng ngay. Nếu tiêm phòng muộn khi vi-rút dại đã di chuyển về thần kinh trung ương thì hiệu quả bảo vệ sẽ giảm thấp và người bệnh vẫn có thể mắc bệnh dại và tử vong dù đã được tiêm phòng. Người chưa mắc bệnh dại thì không làm lây truyền bệnh (trong nước bọt chưa có vi-rút dại). Tuy nhiên người đã mắc bệnh dại thì nguy cơ tử vong khi dại lên cơn là 100%. Trong tình huống dại đã lên cơn thì cần cách ly với mọi người xung quanh, người bệnh có thể vật vã kích thích, khạc nhổ nhiều do tăng tiết nước bọt. Nước bọt của người bị dại lên cơn có chứa vi-rút dại do đó sẽ là nguồn lây nhiễm. Người bị dại lên cơn thì không có khả năng cứu chữa, tỷ lệ tử vong 100%. Do vậy khi đã được tiêm phòng dại, người bình thường và không có biểu hiện, tức là trong nước bọt không có chứa vi-rút dại nên không làm lây truyền bệnh khi hôn. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh dại lây qua đường nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em năm nay 19 tuổi. Hôm qua em có đi viếng đám tang của bạn em, bạn ấy bị chó dại cắn cách đây 4 tháng và vừa mới mất chiều qua. Vì bạn em là người dân tộc nên theo tục lệ phải ở lại ăn cơm cùng gia đình họ. Em ngồi vào mâm và chỉ dám uống 1 ít rượu, ngoài ra không dám ăn gì. Em có đưa tay lên môi để lau rượu thì thấy đau ở tay, vì tay em có vết xước. Hầu như vết xước đấy chỉ tiếp xúc với rượu. Em rất lo không biết có sao không, liệu em có nên đi tiêm phòng dại không ạ? Mong bác sĩ giải đáp ạ. Em cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Bệnh dại lây nhiễm qua vết cắn là chủ yếu hoặc có tiếp xúc với nước dãi của động vật hay người mắc bệnh dại. Tiếp xúc với phân, máu, nước tiểu của người hay động vật mắc bệnh dại không thấy nguy cơ làm lây truyền bệnh. Việc tham dự đám tang của một người chết vì bệnh dại không có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại. Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh dại có lây từ người sang người không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Lan Chào bác sĩ! Em dâu em trong lúc có bầu thì bị chó cắn, lại chủ quan nên không đi tiêm phòng. Khi đi sinh thì mọi người không biết nên lúc sinh xong, em ấy bị phát dại, mọi người có tiếp xúc với em ấy không biết là tiếp xúc và giữ em ấy như thế thì có bị lây bệnh không ạ. Và con của em ấy có bị lây nhiễm dại từ mẹ không ạ. Khi sinh song em ấy mới lên cơn dại ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Trước hết xin chia sẻ và lấy làm tiếc khi nghe em cho biết em dâu em mắc bệnh dại. Bệnh dại ở người có nguy cơ lây nhiễm nếu như có tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, nếu việc nắm và giữ em ấy nhưng da tay lành lặn, không trấy xước và không tiếp xúc với nước bọt của em ấy thì không thấy nguy cơ bị lây nhiễm. Ở nhiều loài động vật, virus dại được chứng minh là có qua được nhau thai trên thực nghiệm, tuy nhiên trên người bệnh dại được biết đến là không lây truyền từ mẹ sang con do vi rút dại không qua nhau thai, do đó trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm vi rút dại vẫn mạnh khỏe, không bị mắc bệnh. Tuy nhiên những dữ liệu nghiên cứu trên người còn ít, do đó việc chữa trị dự phòng cho trẻ em sau sinh từ người mẹ bị bệnh dại là cần thiết. Thân chào em! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Bệnh dại có lây từ người sang người?
Top
Dưới