Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những nguyên nhân gây xẹp phổi
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39642, member: 11284"]</p><p>Tràn dịch và tràn khí màng phổi là một trong những nguyên nhân gây tình trạng xẹp phổi. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác sẽ được liệt kê trong chuỗi câu hỏi dưới đây.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị xẹp phổi có nguy hiểm không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi có người nhà năm nay gần 40 tuổi, bị ho khan kéo dài từ khoảng tháng 1/2015 đến nay (mỗi ngày ho khoảng 3-4 tiếng), ho không có đờm, người không sút cân. Cảm giác như có vật gì đó vướng ở đường thở nhiều lúc muốn ho thật mạnh để cho vật lạ văng ra nhưng không được. Mới đây gia đình tôi cho đi khám tại bệnh viện Phổi của tỉnh, qua chụp X-quang, bác sĩ kết luận bị xẹp phổi và kê đơn thuốc uống, ngoài ra còn yêu cầu về nhà truyền nước trong 3 ngày liên tục, sau đó cứ cách 1 ngày truyền 1 lần trong vòng 30 ngày. Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của người nhà tôi có nặng không và cách chữa trị đó có dứt điểm không? Liệu có phải đây là lí do của bệnh lao phổi không? Tôi vẫn băn khoăn về kết quả khám, xin bác sĩ giải đáp giúp tôi là có nên đi tuyến trung ương để khám không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Có một số lí do gây xẹp phổi như:</p><p></p><p>Tổn thương màng Surfactant: Sự thiếu hụt chất Surfactant về số lượng hoặc chất lượng gây nguy cơ dẫn đến xẹp phổi thường gặp trong bệnh: tổn thương phổi cấp sau hít phải dịch vị, hít phải khói, đụng dập phổi, do dị vật, hít phải thức ăn, nút đờm trong bệnh phổi phế quản mãn tính, hen phế quản, bệnh Saccoit, lao phế quản, viêm tiểu phế quản, phù nề phế quản, co thắt phế quản.</p><p></p><p>Chèn ép ngoài phế quản: Các bất thường về tim mạch, khối u ở nhu mô phổi…</p><p></p><p>Tăng xơ phổi: Lao xơ phổi, xơ phổi tiến triển, bệnh phổi kẽ…</p><p></p><p>Giảm thông khí phế nang: Những chấn thương vùng ngực, bụng, đau không hít thở được sâu. Các bệnh thần kinh cơ: Hội chứng Guillain Barré, hội chứng Porphyrie niệu cấp, bệnh nhược cơ nặng, rắn hổ cắn, ngộ độc phospho hữu cơ…</p><p></p><p>Thông khí nhân tạo dài ngày</p><p></p><p>Trường hợp của người nhà bạn tôi không biết trong tiền sử có bệnh lý gì trước đó, có phẫu thuật hay có chấn thương vùng ngực…hay không nên khó kết luận lí do gây xẹp phổi. Có thể các bác sĩ chẩn đoán người nhà bạn bị tắc phế quản do cục đờm nên mới chỉ định truyền nước liên tục để làm lỏng đờm. Muốn chữa trị triệt để phải biết lí do bệnh, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám, hỏi rõ về lí do và hướng chữa trị, cũng như có cần thiết phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên hay không.</p><p></p><p>Chúc người nhà bạn sớm lành bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Phẫu thuật cong vẹo cột sống sau bao lâu có thể tập đu xà đơn?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu 13 tuổi, bị cong vẹo cột sống ngực 50° và cột sống thắt lưng 49°, đã được phẫu thuật cách đây 2 tháng, bao giờ thì cháu có thể tập đu xà đơn, do cột sống thắt lưng chưa đựơc nắn chỉnh thì có tập được không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Sau phẫu thuật cong vẹo cột sống bằng phương pháp đặt nẹp thì bệnh nhân cần nằm bất động khoảng 3 tháng, trong thời gian đó xoay chuyển toàn khối cơ thể để tránh loét. Đồng thời tập ho, thở, khuyến khích bệnh nhân thở bằng lồng ngực để tránh xẹp phổi. Tập vận động có lực kháng cho hai tay. Tập thụ động trợ giúp tiến tới tập chủ động và đề kháng cho hai chân. Tập gồng cơ bụng, cơ lưng. Sau thời gian bất động cho người bệnh ngồi, đứng và đi. Khi đi lại bệnh nhân vẫn cần mang nẹp cột sống. Như vậy việc ổn định cột sống là quan trọng nhất vì vậy cháu không được mang vác vật nặng, không được chơi thể thao, không được tập xà đơn ở giai đoạn này. Định kỳ cháu cần đi khám để bác sĩ giải đáp.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị vẹo 5 đốt sống thắt lưng, khoảng 45 độ chữa trị ra sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Ngô Thúy Hằng</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ, bị vẹo 5 đốt sống thắt lưng, khoảng 45 độ. Cháu không biết nếu mổ tại Bệnh viện Việt Đức thì sau bao lâu cháu có thể ngồi, đi lại nhẹ nhàng và học tập trên lớp? Mất bao lâu cháu có thể đi lại, vận động và làm việc như người bình thường? Sau mổ, không biết cháu có bị ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản nữa không ạ?</p><p></p><p>Chân thành cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Cột sống của cháu bị cong vẹo 45 độ và có chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là nắn chỉnh cột sống, ngăn chặn các biến dạng ảnh hưởng tới chức năng của khung chậu, hệ hô hấp, tim mạch. Vì vậy cháu cần đến sớm Bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật cần tập ho, tập thở, chú trọng thở vùng ngực và tập các chi. Sau phẫu thuật cần nằm bất động khoảng 3 tháng, trong thời gian đó xoay chuyển cơ thể để tránh loét.</p><p></p><p>Tập ho, thở, khuyến khích thở bằng lồng ngực để tránh xẹp phổi. Tập vận động có lực kháng cho hai tay. Tập thụ động có trợ giúp tiến tới tập chủ động và đề kháng cho hai chân. Tập gồng cơ bụng, cơ lưng. Sau thời gian bất động cho người bệnh ngồi, đứng và đi. Sau một năm thì người bệnh có thể vận động, đi lại như người bình thường, tuy nhiên cần hạn chế nâng, xách các vật nặng sẽ làm đau cột sống. Tình trạng sẽ ổn định hoàn toàn sau vài năm. Sau khi mổ thì khung chậu trở lại bình thường cho nên sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản về sau.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh tràn khí phổi?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ có thể nói lí do và tác hại, cách chữa trị bệnh tràn khí phổi không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Tràn khí màng phổi là tình trạng khí lọt vào giữa 2 lá màng phổi làm xẹp phổi. Câu hỏi của bạn mang tính chất bao quát cả một vấn đề, không rõ là bạn muốn giải đáp ở mức độ nào? (mang tính chất phổ cập giới thiệu, tài liệu tham khảo, hay là giáo trình, sách y học…). Trong khuôn khổ của một chương trình giải đáp sức khỏe thì việc giải đáp chỉ mang tính phổ cập, nếu bạn muốn ở mức độ cao hơn thì phải tìm hiểu ở các tài liệu khác.</p><p></p><p>Nguyên nhân tràn khí màng phổi là do vết thương xuyên thành ngực, thủng hoặc vỡ phế nang, vỡ bóng khí, vỡ áp xe phổi, thông giữa hang lao và màng phổi,… Khoảng 20% tràn khí màng phổi là biến chứng của các bệnh nhiễm trùng phổi. Khoảng 40% tràn khí màng phổi do lao và 40% không rõ lí do.</p><p></p><p>Tác hại của tràn khí màng phổi: Bình thường áp lực trong khoang màng phổi là âm (-3 đến – 5 cm H20), khi không khí lọt vào màng phổi thì sẽ làm nhu mô phổi co lại, lồng ngực dãn ra nên dung tích sống, dung tích toàn phần và dung tích cặn giảm. Mức độ rối loạn chức năng hô hấp do tràn khí màng phổi phụ thuộc vào mức độ tràn khí (xẹp phổi) và chức năng của phổi trước khi bị tràn khí. Có thể có tràn máu màng phổi sau tràn khí do thương tổn dây chằng giữa 2 màng phổi. Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần và đưa đến suy hô hấp trầm trọng, đẩy lệch trung thất. Nếu lỗ rò của màng phổi được bít lại thì tràn khí sẽ tiêu dần. Tràn khí màng phổi có thể có biến chứng: tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí, nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi, suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp.</p><p></p><p>Cách điều trị như sau</p><p></p><p>– Điều trị hỗ trợ: Nghỉ ngơi tại giường, nằm tư thế fowler. Tránh lo âu, xúc động, sử dụng thuốc an thần như Seduxen hay Diazépam, Valium … Không làm việc gắng sức sau cơn cấp. Giảm đau, giảm ho, thở ôxy, dùng thuốc kháng sinh…</p><p></p><p>– Xử lý tràn khí: Mục đích là làm cho mô phổi dẫn ra, tránh suy hô hấp cấp vì xẹp phổi. Phương pháp chủ yếu là hút khí màng phổi bằng bơm tiêm, vị trí thường chọn là gian sườn II trên đường trung đòn. Tùy theo loại tràn khí mà có chỉ định khác nhau.</p><p></p><p>Tràn khí màng phổi đóng: Thông thường thì khí tự hấp thụ trở lại sau một thời gian, nếu 3-4 ngày sau mà lượng không giảm khí thì có thể dùng bơm tiêm lớn và kim để hút, không nên hút mạnh, và chỉ hút từ từ, lượng ít để tránh gây shock do thay đổi vị trí các tạng hoặc giảm áp đột ngột.</p><p></p><p>Đối với tràn khí màng phổi mở, phải dẫn lưu màng phổi bằng catheter với áp lực âm, đưa vào liên sườn II đường trung đòn hay liên sườn 4-5 ở đường nách trước, đưa ống thông về phía định phổi, hoặc dùng máy hút (-20 đến 40 cm H20). Sau 3-5 ngày thì kẹp ống thông lại: 24-48 giờ để xem tràn khí có trở lại hay không.</p><p></p><p>Với tràn khí màng phổi có van, đây là một cấp cứu nội khoa nên phải tiến hành nhanh. Nếu không thấy điều kiện thì dùng kim lớn chọc vào màng phổi ở vị trí đã nêu nối với dây chuyền Serum đưa vào một hình chứa Nacl 9‰, nhưng câu dây chuyền xuống 10-15 cm. Nếu có điều kiện dùng kim chọc hút qua máy liên tục, áp lực hút -15 cm H2O.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nam 46 tuổi bị tràn dịch màng phổi, ho nhiều, khó thở là bị gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ ạ!</p><p></p><p>Ba cháu năm nay 46 tuổi, ba cháu bị chẩn đoán tràn dịch màng phổi lượng nhiều. Sau khi đi hút về ba cháu vẫn ho nhiều, khó thở và không ngủ được. Vậy ba cháu bị sao hả bác sĩ? Bệnh ba cháu kiêng ăn gì không ạ? Mong bác trả lời giúp cháu ạ.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Bố cháu bị tràn dịch màng phổi, tuy nhiên cháu không nói rõ lí do bệnh. Bố cháu có bị mắc bệnh mãn tính gì kèm theo hay không? Để chẩn đoán tràn dịch màng phổi thì không khó lắm nhưng chẩn đoán lí do mới quan trọng và quyết định hướng chữa trị. Nguyên nhân của tràn dịch màng phổi có thể do:</p><p></p><p>Nhiễm trùng: thường thứ phát sau các tổn thương của phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi vỡ vào khoang màng phổi, ung thư phổi hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất). Hiện nay tràn dịch màng phổi do lao thường xuyên gặp và chữa trị phải trong một thời gian dài (ít nhất là 6 tháng liên tục).</p><p></p><p>Virus: có thể gặp nguyên phát hay thứ phát</p><p></p><p>Ký sinh trùng: thường gặp do amip</p><p></p><p>Chấn thương ngực, tai biến chọc dò màng phổi…</p><p></p><p>Điều trị tràn dịch màng phổi với nguyên tắc là phải sớm, mạnh, đủ liệu trình và theo dõi diễn biến của chữa trị. Phải dựa vào kết quả xét nghiệm của dịch màng phổi, kháng sinh đồ để chữa trị là tốt nhất. Tuy nhiên nếu chưa có kết quả của kháng sinh đồ thì có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, yếu tố dịch tễ và kinh nghiệm của thầy thuốc để chữa trị. Điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi. Ngoài ra, phải chữa trị biểu hiện: nếu khó thở nhiều phải chọc tháo bớt dịch, thở oxy qua xông mũi; nếu sốt và đau thì phải dùng hạ sốt giảm đau; ngoài ra dùng thêm thuốc chống dày dính màng phổi. Điều trị hỗ trợ: trong giai đoạn bệnh tiến triển cần nghỉ ngơi tại giường.</p><p></p><p>Chế độ ăn: cho bố ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ hoặc nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C. Nếu bố cháu bị sốt cao và hút dịch nhiều thì nên bù nước và điện giải. Nếu chữa trị không triệt để, bệnh có thể biến chứng dày dính, ổ cặn thì phải chữa trị phẫu thuật về sau này. Vì cháu không nói rõ, bố sau khi hút dịch về có chữa trị thuốc kèm theo không mà các biểu hiện ho, khó thở của bố cháu vẫn không đỡ. Bình thường nếu chữa trị đúng thì các biểu hiện của bệnh sẽ thuyên giảm dần, bệnh nhân dễ thở và lên cân. Như vậy việc đáp ứng với chữa trị của bố cháu là không tốt. Tốt nhất, cháu nên đưa bố đi khám chuyên khoa Hô hấp đi nhé.</p><p></p><p>Chúc bố cháu mau khỏi bệnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39642, member: 11284"] Tràn dịch và tràn khí màng phổi là một trong những nguyên nhân gây tình trạng xẹp phổi. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác sẽ được liệt kê trong chuỗi câu hỏi dưới đây. [SIZE=5][B]Bị xẹp phổi có nguy hiểm không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Tôi có người nhà năm nay gần 40 tuổi, bị ho khan kéo dài từ khoảng tháng 1/2015 đến nay (mỗi ngày ho khoảng 3-4 tiếng), ho không có đờm, người không sút cân. Cảm giác như có vật gì đó vướng ở đường thở nhiều lúc muốn ho thật mạnh để cho vật lạ văng ra nhưng không được. Mới đây gia đình tôi cho đi khám tại bệnh viện Phổi của tỉnh, qua chụp X-quang, bác sĩ kết luận bị xẹp phổi và kê đơn thuốc uống, ngoài ra còn yêu cầu về nhà truyền nước trong 3 ngày liên tục, sau đó cứ cách 1 ngày truyền 1 lần trong vòng 30 ngày. Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của người nhà tôi có nặng không và cách chữa trị đó có dứt điểm không? Liệu có phải đây là lí do của bệnh lao phổi không? Tôi vẫn băn khoăn về kết quả khám, xin bác sĩ giải đáp giúp tôi là có nên đi tuyến trung ương để khám không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Có một số lí do gây xẹp phổi như: Tổn thương màng Surfactant: Sự thiếu hụt chất Surfactant về số lượng hoặc chất lượng gây nguy cơ dẫn đến xẹp phổi thường gặp trong bệnh: tổn thương phổi cấp sau hít phải dịch vị, hít phải khói, đụng dập phổi, do dị vật, hít phải thức ăn, nút đờm trong bệnh phổi phế quản mãn tính, hen phế quản, bệnh Saccoit, lao phế quản, viêm tiểu phế quản, phù nề phế quản, co thắt phế quản. Chèn ép ngoài phế quản: Các bất thường về tim mạch, khối u ở nhu mô phổi… Tăng xơ phổi: Lao xơ phổi, xơ phổi tiến triển, bệnh phổi kẽ… Giảm thông khí phế nang: Những chấn thương vùng ngực, bụng, đau không hít thở được sâu. Các bệnh thần kinh cơ: Hội chứng Guillain Barré, hội chứng Porphyrie niệu cấp, bệnh nhược cơ nặng, rắn hổ cắn, ngộ độc phospho hữu cơ… Thông khí nhân tạo dài ngày Trường hợp của người nhà bạn tôi không biết trong tiền sử có bệnh lý gì trước đó, có phẫu thuật hay có chấn thương vùng ngực…hay không nên khó kết luận lí do gây xẹp phổi. Có thể các bác sĩ chẩn đoán người nhà bạn bị tắc phế quản do cục đờm nên mới chỉ định truyền nước liên tục để làm lỏng đờm. Muốn chữa trị triệt để phải biết lí do bệnh, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám, hỏi rõ về lí do và hướng chữa trị, cũng như có cần thiết phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên hay không. Chúc người nhà bạn sớm lành bệnh! [SIZE=5][B]Phẫu thuật cong vẹo cột sống sau bao lâu có thể tập đu xà đơn?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu 13 tuổi, bị cong vẹo cột sống ngực 50° và cột sống thắt lưng 49°, đã được phẫu thuật cách đây 2 tháng, bao giờ thì cháu có thể tập đu xà đơn, do cột sống thắt lưng chưa đựơc nắn chỉnh thì có tập được không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào cháu! Sau phẫu thuật cong vẹo cột sống bằng phương pháp đặt nẹp thì bệnh nhân cần nằm bất động khoảng 3 tháng, trong thời gian đó xoay chuyển toàn khối cơ thể để tránh loét. Đồng thời tập ho, thở, khuyến khích bệnh nhân thở bằng lồng ngực để tránh xẹp phổi. Tập vận động có lực kháng cho hai tay. Tập thụ động trợ giúp tiến tới tập chủ động và đề kháng cho hai chân. Tập gồng cơ bụng, cơ lưng. Sau thời gian bất động cho người bệnh ngồi, đứng và đi. Khi đi lại bệnh nhân vẫn cần mang nẹp cột sống. Như vậy việc ổn định cột sống là quan trọng nhất vì vậy cháu không được mang vác vật nặng, không được chơi thể thao, không được tập xà đơn ở giai đoạn này. Định kỳ cháu cần đi khám để bác sĩ giải đáp. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị vẹo 5 đốt sống thắt lưng, khoảng 45 độ chữa trị ra sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Ngô Thúy Hằng Chào bác sĩ. Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ, bị vẹo 5 đốt sống thắt lưng, khoảng 45 độ. Cháu không biết nếu mổ tại Bệnh viện Việt Đức thì sau bao lâu cháu có thể ngồi, đi lại nhẹ nhàng và học tập trên lớp? Mất bao lâu cháu có thể đi lại, vận động và làm việc như người bình thường? Sau mổ, không biết cháu có bị ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản nữa không ạ? Chân thành cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào cháu. Cột sống của cháu bị cong vẹo 45 độ và có chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là nắn chỉnh cột sống, ngăn chặn các biến dạng ảnh hưởng tới chức năng của khung chậu, hệ hô hấp, tim mạch. Vì vậy cháu cần đến sớm Bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật cần tập ho, tập thở, chú trọng thở vùng ngực và tập các chi. Sau phẫu thuật cần nằm bất động khoảng 3 tháng, trong thời gian đó xoay chuyển cơ thể để tránh loét. Tập ho, thở, khuyến khích thở bằng lồng ngực để tránh xẹp phổi. Tập vận động có lực kháng cho hai tay. Tập thụ động có trợ giúp tiến tới tập chủ động và đề kháng cho hai chân. Tập gồng cơ bụng, cơ lưng. Sau thời gian bất động cho người bệnh ngồi, đứng và đi. Sau một năm thì người bệnh có thể vận động, đi lại như người bình thường, tuy nhiên cần hạn chế nâng, xách các vật nặng sẽ làm đau cột sống. Tình trạng sẽ ổn định hoàn toàn sau vài năm. Sau khi mổ thì khung chậu trở lại bình thường cho nên sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản về sau. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh tràn khí phổi?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bác sĩ có thể nói lí do và tác hại, cách chữa trị bệnh tràn khí phổi không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Tràn khí màng phổi là tình trạng khí lọt vào giữa 2 lá màng phổi làm xẹp phổi. Câu hỏi của bạn mang tính chất bao quát cả một vấn đề, không rõ là bạn muốn giải đáp ở mức độ nào? (mang tính chất phổ cập giới thiệu, tài liệu tham khảo, hay là giáo trình, sách y học…). Trong khuôn khổ của một chương trình giải đáp sức khỏe thì việc giải đáp chỉ mang tính phổ cập, nếu bạn muốn ở mức độ cao hơn thì phải tìm hiểu ở các tài liệu khác. Nguyên nhân tràn khí màng phổi là do vết thương xuyên thành ngực, thủng hoặc vỡ phế nang, vỡ bóng khí, vỡ áp xe phổi, thông giữa hang lao và màng phổi,… Khoảng 20% tràn khí màng phổi là biến chứng của các bệnh nhiễm trùng phổi. Khoảng 40% tràn khí màng phổi do lao và 40% không rõ lí do. Tác hại của tràn khí màng phổi: Bình thường áp lực trong khoang màng phổi là âm (-3 đến – 5 cm H20), khi không khí lọt vào màng phổi thì sẽ làm nhu mô phổi co lại, lồng ngực dãn ra nên dung tích sống, dung tích toàn phần và dung tích cặn giảm. Mức độ rối loạn chức năng hô hấp do tràn khí màng phổi phụ thuộc vào mức độ tràn khí (xẹp phổi) và chức năng của phổi trước khi bị tràn khí. Có thể có tràn máu màng phổi sau tràn khí do thương tổn dây chằng giữa 2 màng phổi. Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần và đưa đến suy hô hấp trầm trọng, đẩy lệch trung thất. Nếu lỗ rò của màng phổi được bít lại thì tràn khí sẽ tiêu dần. Tràn khí màng phổi có thể có biến chứng: tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí, nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi, suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp. Cách điều trị như sau – Điều trị hỗ trợ: Nghỉ ngơi tại giường, nằm tư thế fowler. Tránh lo âu, xúc động, sử dụng thuốc an thần như Seduxen hay Diazépam, Valium … Không làm việc gắng sức sau cơn cấp. Giảm đau, giảm ho, thở ôxy, dùng thuốc kháng sinh… – Xử lý tràn khí: Mục đích là làm cho mô phổi dẫn ra, tránh suy hô hấp cấp vì xẹp phổi. Phương pháp chủ yếu là hút khí màng phổi bằng bơm tiêm, vị trí thường chọn là gian sườn II trên đường trung đòn. Tùy theo loại tràn khí mà có chỉ định khác nhau. Tràn khí màng phổi đóng: Thông thường thì khí tự hấp thụ trở lại sau một thời gian, nếu 3-4 ngày sau mà lượng không giảm khí thì có thể dùng bơm tiêm lớn và kim để hút, không nên hút mạnh, và chỉ hút từ từ, lượng ít để tránh gây shock do thay đổi vị trí các tạng hoặc giảm áp đột ngột. Đối với tràn khí màng phổi mở, phải dẫn lưu màng phổi bằng catheter với áp lực âm, đưa vào liên sườn II đường trung đòn hay liên sườn 4-5 ở đường nách trước, đưa ống thông về phía định phổi, hoặc dùng máy hút (-20 đến 40 cm H20). Sau 3-5 ngày thì kẹp ống thông lại: 24-48 giờ để xem tràn khí có trở lại hay không. Với tràn khí màng phổi có van, đây là một cấp cứu nội khoa nên phải tiến hành nhanh. Nếu không thấy điều kiện thì dùng kim lớn chọc vào màng phổi ở vị trí đã nêu nối với dây chuyền Serum đưa vào một hình chứa Nacl 9‰, nhưng câu dây chuyền xuống 10-15 cm. Nếu có điều kiện dùng kim chọc hút qua máy liên tục, áp lực hút -15 cm H2O. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Nam 46 tuổi bị tràn dịch màng phổi, ho nhiều, khó thở là bị gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ ạ! Ba cháu năm nay 46 tuổi, ba cháu bị chẩn đoán tràn dịch màng phổi lượng nhiều. Sau khi đi hút về ba cháu vẫn ho nhiều, khó thở và không ngủ được. Vậy ba cháu bị sao hả bác sĩ? Bệnh ba cháu kiêng ăn gì không ạ? Mong bác trả lời giúp cháu ạ. Cháu xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ[/B][/SIZE] Chào cháu! Bố cháu bị tràn dịch màng phổi, tuy nhiên cháu không nói rõ lí do bệnh. Bố cháu có bị mắc bệnh mãn tính gì kèm theo hay không? Để chẩn đoán tràn dịch màng phổi thì không khó lắm nhưng chẩn đoán lí do mới quan trọng và quyết định hướng chữa trị. Nguyên nhân của tràn dịch màng phổi có thể do: Nhiễm trùng: thường thứ phát sau các tổn thương của phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi vỡ vào khoang màng phổi, ung thư phổi hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất). Hiện nay tràn dịch màng phổi do lao thường xuyên gặp và chữa trị phải trong một thời gian dài (ít nhất là 6 tháng liên tục). Virus: có thể gặp nguyên phát hay thứ phát Ký sinh trùng: thường gặp do amip Chấn thương ngực, tai biến chọc dò màng phổi… Điều trị tràn dịch màng phổi với nguyên tắc là phải sớm, mạnh, đủ liệu trình và theo dõi diễn biến của chữa trị. Phải dựa vào kết quả xét nghiệm của dịch màng phổi, kháng sinh đồ để chữa trị là tốt nhất. Tuy nhiên nếu chưa có kết quả của kháng sinh đồ thì có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, yếu tố dịch tễ và kinh nghiệm của thầy thuốc để chữa trị. Điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi. Ngoài ra, phải chữa trị biểu hiện: nếu khó thở nhiều phải chọc tháo bớt dịch, thở oxy qua xông mũi; nếu sốt và đau thì phải dùng hạ sốt giảm đau; ngoài ra dùng thêm thuốc chống dày dính màng phổi. Điều trị hỗ trợ: trong giai đoạn bệnh tiến triển cần nghỉ ngơi tại giường. Chế độ ăn: cho bố ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ hoặc nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C. Nếu bố cháu bị sốt cao và hút dịch nhiều thì nên bù nước và điện giải. Nếu chữa trị không triệt để, bệnh có thể biến chứng dày dính, ổ cặn thì phải chữa trị phẫu thuật về sau này. Vì cháu không nói rõ, bố sau khi hút dịch về có chữa trị thuốc kèm theo không mà các biểu hiện ho, khó thở của bố cháu vẫn không đỡ. Bình thường nếu chữa trị đúng thì các biểu hiện của bệnh sẽ thuyên giảm dần, bệnh nhân dễ thở và lên cân. Như vậy việc đáp ứng với chữa trị của bố cháu là không tốt. Tốt nhất, cháu nên đưa bố đi khám chuyên khoa Hô hấp đi nhé. Chúc bố cháu mau khỏi bệnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những nguyên nhân gây xẹp phổi
Top
Dưới